Bí quyết viết CV

Mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo - Viết thế nào để ăn điểm?

1. Mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo - Có cần thiết không?

Cũng giống như định hướng mục tiêu của các ngành nghề khác, mục tiêu nghề nghiệp chế tạo cơ khí là việc bạn xác định các vị trí, kỹ năng muốn hướng đến trong tương lai nằm trong khả năng mà bạn mong muốn đạt được.

Viết mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo là cơ hội ghi điểm vàng trong mắt của nhà tuyển dụng. Thông qua đó, họ sẽ đánh giá được năng lực, sự cầu thị và mong muốn của bạn trong tương lai. Họ sẽ xác định được bạn có phù hợp với vị trí hướng cơ khí chế tạo hay không và ra quyết định phân bổ công việc cho bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp cơ khí
Mục tiêu nghề nghiệp cơ khí

Bên cạnh đó, khi viết mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo, bạn sẽ phải vạch ra những dự định bạn định làm gì, muốn làm gì và khao khát điều gì. Để từ đó, bạn sẽ có những chuẩn bị kỹ càng về chuyên môn cũng như kỹ năng thực hiện tham vọng của mình.

Thứ hai, khi đặt bút để viết ra những mục tiêu của mình cũng giúp bạn nắm bắt, quản lý và phân bổ thời gian làm việc của bản thân thật hiệu quả, tránh lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết. Đồng thời thông qua đó, bạn sẽ có trách nhiệm cao hơn đối với bản thân, công việc và cuộc sống.

Đối với nghề nghiệp cơ khí chế tạo, cơ hội việc làm và thăng chức rất cao khi bạn có năng lực và nếu muốn trúng tuyển vào vị trí tốt, có cơ hội thăng tiến cao thì ngay từ lúc đầu, bạn đã phải xác định được đúng mục tiêu của mình.

2. Hướng dẫn cách viết các mẫu mục tiêu nghề nghiệp chế tạo ăn điểm

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp không chỉ tóm gọn lại là những thứ chung chung, bao quát như tôi muốn ở vị trí này ở vị trí kia sau 3 - 5 năm mà bạn cần phải lập ra kế hoạch và mục tiêu chi tiết cụ thể. 

Viết mục tiêu chuẩn như ý
Viết mục tiêu chuẩn như ý

Đồng thời mục tiêu nghề nghiệp đưa ra phải thiết thực, có tính khả thi cũng như có tính kết nối với mục tiêu, sứ mệnh, hình ảnh của doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển. Tất nhiên, đối với ngành cơ khí chế tạo thì cũng không nằm trong ngoại lệ.

2.1. Viết mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo trong ngắn hạn

Khoảng thời gian đề cập đến mục tiêu trong ngắn hạn thông thường sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng, bạn sẽ viết các dự định trong tương lai gần ở vị trí hướng tới. Và bởi vì thời gian chỉ từ 3 đến 6 tháng nên bạn phải xác định được mục tiêu đó nằm trong khả năng chắc chắn làm được của bản thân.

Bên cạnh đó, những mục tiêu ngắn hạn mà bạn đưa ra phải liên quan, làm tiền đề cho mục tiêu dài hạn sau này.

Một số gợi ý về mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo trong ngắn hạn mà bạn có thể tham khảo sau đây:

“Trong thời gian từ 3 - 6 tháng, tôi mong muốn có thể hòa nhập, làm quen với mọi người trong khu chế tạo và thành thạo các công việc vận hành máy móc có liên quan. Đồng thời hoàn thành tốt phần nhiệm vụ được giao”.

“Với những kỹ năng cơ bản của mình tôi mong muốn được trau dồi và được cải thiện nâng cao hơn nữa trong các công việc chế tạo máy móc thực tế. Tôi cũng sẽ cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bền chặt với đồng nghiệp”.

Viết mục tiêu trong ngắn hạn
Viết mục tiêu trong ngắn hạn

Bạn có thể tham khảo hai mẫu câu này hoặc dựa trên năng lực hiện tại của bản thân để viết theo sao cho phù hợp.

2.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo trong dài hạn

Mục tiêu dài hạn sẽ thường là từ 1 năm trở lên, xác định được mục tiêu dài hạn sẽ có lợi cho bạn sau này khi muốn có vị trí tốt cùng lương thưởng cao hơn. Tuy nhiên thì xác định mục tiêu dài hạn cũng sẽ có phần khó hơn mục tiêu ngắn hạn. Cách tốt nhất là bạn nên kết hợp giữa mục tiêu ngắn hạn, khát vọng trong tương lai kết hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Một lưu ý nhỏ là trong phần viết mục tiêu dài hạn bạn không nên đưa các mục tiêu và vị trí hướng đến chung chung như kiểu 

“Tôi muốn hướng đến vị trí cao hơn trong công ty”

“Tôi muốn đạt được thành tích cao trong công việc”.

Một số ví dụ bạn có thể tham khảo cho bản thân khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo trong dài hạn là: 

“Sau hai năm làm việc, tôi mong muốn mình đã có thể thông thạo vận hành và điều khiển tất cả các thiết bị máy móc phục vụ chế tạo. Bên cạnh đó tôi muốn rèn luyện kỹ năng chỉ huy, làm việc nhóm để hướng đến vị trí quản lý khu chế tạo”.

“Điều thứ nhất tôi muốn đạt được là hoàn thành xuất sắc vị trí nhân viên cơ khí chế tạo. Trong dài hạn, tôi muốn hoàn thành mục tiêu tiếp theo là trở thành nhóm trưởng của tổ chế tạo”.

Các mục tiêu đưa ra phải rõ ràng, khả thi. Bạn không thể đưa ra mục tiêu sau một năm mà có thể nhảy lên làm ở vị trí quản đốc. Điều này rất hiếm khi xảy ra.

2.3. Viết mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo cho người chưa có kinh nghiệm

Với những người chưa có kinh nghiệm, mục tiêu đưa ra cũng rất khác. Hầu hết đây là nhóm sinh viên mới ra trường hoặc những người mới học nghề trên lý thuyết chưa đi làm và thiếu sót kinh nghiệm thực tế trong công việc.

Vì vậy, nếu bạn thuộc vào nhóm này thì trong phần mục tiêu của mình nên đưa ra điểm mạnh của bản thân, thái độ cầu tiến, ham học hỏi, không ngại vất vả đối với công việc cơ khí chế tạo.

Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn hoàn thành tốt phần mục tiêu này đấy:

“Với những kiến thức lý thuyết trong quá trình học tập, tôi mong muốn có nhiều cơ hội để được tiếp xúc với công việc thực tế. Tại vị trí nhân viên cơ khí chế tạo của công ty, tôi hy vọng bản thân sẽ trau dồi được các kỹ năng chế tạo máy và cống hiến khả năng của mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

“Tốt nghiệp với tấm bằng giỏi chuyên ngành cơ khí chế tạo. Tôi hy vọng những kiến thức mình học được sẽ là tiền đề để tôi dễ dàng bắt kịp với công việc của nhà máy. Ngoài ra, tôi mong muốn được phát triển các kỹ năng chuyên môn của mình hơn nữa”.

Sinh viên mới tốt nghiệp viết mục tiêu
Sinh viên mới tốt nghiệp viết mục tiêu

Và đừng quá lo lắng vì mình không có kinh nghiệm, các nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào thái độ của bạn trong phần mục tiêu chứ không quá khắt khe với những sinh viên mới ra trường.

2.4. Viết mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo cho người đã có kinh nghiệm

Hiển nhiên là so với những người mới tốt nghiệp kể trên thì với nhân viên cơ khí chế tạo đã có kinh nghiệm là ở vị trí này thì mục tiêu hướng đến rất khác nhau.

Họ có thể đang ứng tuyển đến vị trí nhân viên, cũng có thể đang ứng tuyển đến vị trí tổ trưởng, quản đốc phân xưởng, quản lý chi nhánh chế tạo,... Và với kinh nghiệm đã có thì họ đã có nền tảng để viết mục tiêu cho mình dễ dàng hơn.

Lợi thế của người đã có kinh nghiệm
Lợi thế của người đã có kinh nghiệm

Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm làm việc cơ khí chế tạo thì đọc kỹ gợi ý sau đây:

“Với kinh nghiệm 3 năm làm ở vị trí tổ trưởng tổ chế tạo, tôi được đào tạo bài bản các kỹ năng cần thiết của một nhân viên cơ khí cũng như có khả năng lãnh đạo thành viên trong tổ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy trong tương lai, tôi muốn được tiếp thêm kinh nghiệm, thử sức mình ở vị trí cao hơn là quản đốc phân xưởng”.

3. Những lưu ý then chốt khi viết mục tiêu nghề nghiệp chế tạo cơ khí

Khi viết mục tiêu chế tạo nghề nghiệp thì bạn cũng phải lưu ý các vấn đề cơ bản sau:

- Bố cục các mục tiêu đưa ra trong ngắn hạn, dài hạn rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc.

- Dùng gạch đầu dòng để liệt kê các ý nhằm mục đích nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin chính.

- Không viết lan man dài dòng hay kể lể, tâng bốc bản thân mà nên viết những gì chân thật, phù hợp.

Những lưu ý này là cần thiết và rất quan trọng cho bạn nếu như bạn muốn có một phần trình bày khoa học và ăn điểm.

Lưu ý khi đặt bút viết mục tiêu
Lưu ý khi đặt bút viết mục tiêu

Có thể thấy viết mục tiêu nghề nghiệp cơ khí chế tạo là không hề quá khó. timviec24h.vn hy vọng qua bài viết này bạn có thể hoàn chỉnh bản CV của mình với phần mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng.

Đăng ngày 14/10/2022, 203 lượt xem