Bí quyết viết CV

Bí quyết viết mục tiêu nghề nghiệp chứng khoán gây ấn tượng nhất

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì và có quan trọng không?

Nếu bạn đã ít nhất 1 lần làm CV thì hẳn bạn sẽ không xa lạ với cụm từ “Mục tiêu nghề nghiệp”. “Mục tiêu nghề nghiệp” là một đề mục rất quan trọng trong một chiếc CV xin việc nhưng rất nhiều bạn ứng viên lại xem nhẹ và bỏ qua mục này.

Ngay bây giờ hãy tìm hiểu để ý thức được tầm quan trọng của Mục tiêu nghề nghiệp và không bỏ lỡ cơ hội đậu phỏng vấn của mình nhé.

Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân
Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân

“Mục tiêu nghề nghiệp” thường được sắp xếp ở phần đầu CV ngay sau phần ghi thông tin ứng viên và tự giới thiệu về bản thân bởi tính chất ngắn gọn và vai trò rất quan trọng trong CV xin việc.

Đối với ứng viên, Mục tiêu nghề nghiệp chính là công cụ giúp thể hiện và PR bản thân. Thông qua Mục tiêu nghề nghiệp ứng viên sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bản thân cũng như mong muốn được làm công việc mà họ ứng tuyển.

Đồng thời khi dành thời gian viết về Mục tiêu nghề nghiệp trong CV, người ứng viên cũng có thời gian để nhìn nhận lại chính bản thân mình, về những gì bản thân đã đạt được và những gì bản thân cần phấn đấu vươn tới trong tương lai.

Đối với nhà tuyển dụng, Mục tiêu nghề nghiệp chính là căn cứ để họ đánh giá thái độ của ứng viên trong công việc cũng như trong ý định ứng tuyển. Thông qua Mục tiêu nghề nghiệp họ có thể cân nhắc xem ứng viên đó có thực sự có động lực hoàn thành tốt công việc hay không, hay là ứng viên có thực sự phù hợp với định hướng phát triển của công ty và định hướng phát triển công ty mong muốn ở vị trí công việc đó hay không.

Mục tiêu nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng
Mục tiêu nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng

Rất nhiều trường hợp khi nhà tuyển dụng băn khoăn giữa những ứng viên tiềm năng thì họ đều dựa trên Mục tiêu nghề nghiệp để quyết định lựa chọn ra ứng viên mà họ cảm thấy phù hợp nhất.

Một số công việc như chứng khoán bên cạnh chuyên môn và kỹ năng thì thứ mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên chính là khát khao và động lực làm việc. Mà những điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong Mục tiêu nghề nghiệp.

Từ tất cả những lý do trên, có thể khẳng định Mục tiêu nghề nghiệp là một phần quan trọng và không thể thiếu trong CV xin việc.

2. Bí quyết viết mục tiêu nghề nghiệp chứng khoán gây ấn tượng nhất

Sau khi bạn đã hiểu được tầm quan trọng của Mục tiêu nghề nghiệp trong một chiếc CV xin việc chứng khoán thì điều tiếp theo bạn cần làm là bắt tay vào viết ngày cho mình một Mục tiêu nghề nghiệp thật ấn tượng.

Những vấn đề là viết như thế nào thì mới đủ ấn tượng?

Gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng với mục tiêu nghề nghiệp chứng khoán
Gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng với mục tiêu nghề nghiệp chứng khoán

Thông thường Mục tiêu nghề nghiệp sẽ được chia thành 2 phần là Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn. Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ điều này là không cần thiết và chỉ cần ghi chung chung là được. Vậy thì bạn chưa hiểu rõ về những người làm trong ngành chứng khoán rồi. Yêu cầu bắt buộc phải có để thành công trong ngành này đó là cẩn thận, tỉ mỉ, biết mình cần gì và dám nghĩ dám làm. Mà điều này sẽ được thể hiện ra hết trong phần Mục tiêu nghề nghiệp.

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn chính là những mục tiêu mà bạn đặt ra cho mình trong tương lai gần, có thể là 3 tháng 6 tháng, 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm đầu tiên sau khi vào công ty. Tại sao cần nêu cụ thể thời gian cho mục tiêu nghề nghiệp? Câu trả lời rất đơn giản, chính là làm như vậy sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và mục tiêu nghề nghiệp sẽ có vẻ thực tế hơn.

Vậy nên viết gì về phần Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn trong ngành chứng khoán?

Trước tiên, nếu bạn là người có kinh nghiệm và đã có một thời gian không ngắn làm việc trong ngành thì mục tiêu của bạn không phải là “học hỏi” mà là “củng cố” và “trau dồi”.

Hãy khéo léo lồng ghép ưu thế của bản thân vào mục tiêu nghề nghiệp
Hãy khéo léo lồng ghép ưu thế của bản thân vào mục tiêu nghề nghiệp

Chẳng hạn bạn có thể viết như sau:

“Mục tiêu ngắn hạn:

- Trong 2 tháng đầu tiên vào công ty, tôi mong muốn bản thân có thể hiểu rõ và thích ứng được với cách thức hoạt động của công ty, bên cạnh đó là làm quen và tạo được quan hệ tốt với những đồng nghiệp trong công ty.

- Trong vòng 1 năm đầu tiên tôi hy vọng bằng việc áp dụng những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc mình có được, tôi có thể cống hiến và đem về những thành tích tốt cho công ty, và trở thành một nhân viên xuất sắc.”

Như vậy là bạn đã viết xong Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn trong ngành chứng khoán. Tiếp theo chúng ta sẽ đi đến phần Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn.

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn là cái đích cao hơn và xa hơn mà bạn hoạch định cho chính bản thân mình phải đạt được. Đây cũng là một phần áp lực giúp bạn có thêm động lực để cố gắng hoàn thành công việc.

Có một lưu ý các ứng viên phải nhớ đó là Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn được xây dựng trên cơ sở Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn. Thường thì những người có kinh nghiệm viết CV sẽ đưa những mốc thời gian vào trong Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của mình. Bạn nên đặt ra những mục tiêu dài hạn cho bản thân trong vòng 3 - 5 năm trở lên. Bên cạnh đó bạn cũng nên khéo léo đưa những thông tin về chuyên môn, bằng cấp hay kinh nghiệm của mình vào phần này.

Mục tiêu dài hạn được xây dựng trên cơ sở mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn được xây dựng trên cơ sở mục tiêu ngắn hạn

Chẳng hạn bạn sẽ viết Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn như thế này:

“Mục tiêu dài hạn:

Với những kiến thức chuyên ngành chứng khoán, tài chính và kinh nghiệm đã từng làm việc 5 năm tại nhiều vị trí từ cấp nhân viên đến cấp quản lý, tôi đặt mục tiêu cho bản thân trong 5 năm tới có thể hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ công ty giao phó và được cất nhắc lên vị trí Quản trị viên danh mục đầu tư và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty.”

3. Những sai lầm cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp chứng khoán

Nếu đến đây bạn đã ý thức được tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp thì tiếp theo bạn cần nắm rõ những sai lầm cần tránh khi viết về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.

- Viết chung chung và không có điểm nhấn

Việc bạn viết một mục tiêu nghề nghiệp chung chung và không có một điểm nào thực sự nổi bật sẽ chỉ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thái độ của bạn là không nghiêm túc và không thực sự mong muốn vị trí công việc bạn ứng tuyển. Đặc biệt là đối với môi trường đặc trưng trong ngành chứng khoán thì những người thiếu cẩn thận và thiếu đi sự tâm huyết khi làm việc chắc chắn sẽ không phải là những người có thể tiến xa trong ngành này. Bởi vậy CV xin việc của bạn sẽ bị nhà tuyển dụng cho “out” ngay mà không cần suy nghĩ lại.

Hãy thể hiện dấu ấn riêng của bạn trọng mục tiêu nghề nghiệp
Hãy thể hiện dấu ấn riêng của bạn trọng mục tiêu nghề nghiệp

Điều bạn cần làm khi viết mục tiêu nghề nghiệp là chứng minh và thể hiện ra giá trị của bản thân. Ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì cũng nên khéo léo làm nổi bật những thế mạnh mà bản thân mình có để thuyết phục nhà tuyển dụng.

- Chỉ quan tâm đến những gì bạn muốn

Đây là một điều rất ít người lưu ý khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp. Hãy nhớ rằng mục đích của bạn là thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với công ty và công việc bạn ứng tuyển. Vì vậy hãy phân tích thật kỹ yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng và thông tin về công ty để có thể xây dựng mục tiêu nghề nghiệp thật phù hợp.

- Viết lan man, sử dụng các từ ngữ sáo rỗng

Hãy nhớ rằng đây là mục tiêu nghề nghiệp chứ không phải là câu chuyện bạn kể lể dài dòng. Bạn chỉ nên viết trong khoảng 3 - 5 câu đầy đủ ngắn gọn và súc tích. Và cũng không nên sử dụng những từ ngữ hoặc cách nói sáo rỗng. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn tốn thời gian để đọc quá nhiều thứ mà chẳng có ý nghĩa gì. Nếu muốn bạn hoàn toàn có thể viết chi tiết hơn ở những phần khác của chiếc CV.

Trình bày mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, súc tích
Trình bày mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, súc tích

- Lỗi chính tả và lỗi diễn đạt

Đây là những lỗi cơ bản nhất và thực sự không nên xuất hiện trong CV xin việc. Việc không kiểm tra lại sau khi viết và để những lỗi chính tả còn tồn tại sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá không tích cực về sự nghiêm túc và cẩn thận của bạn. Hơn nữa nếu ngay phần mở đầu chiếc CV đã bắt gặp lỗi chính tả thì nhà tuyển dụng sẽ không còn hứng thú muốn xem tiếp chiếc CV của bạn đâu.

Như vậy bạn đã hiểu được tầm quan trọng và cách viết Mục tiêu nghề nghiệp chứng khoán. Hãy suy nghĩ thật cẩn thận và kiểm tra lại sau khi viết để chắc chắn rằng bạn không mắc một sai lầm nào trong chiếc CV xin việc của mình nhé.

Đăng ngày 14/10/2022, 243 lượt xem