Bí quyết viết CV

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên trong CV

1. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên

Khi đi xin việc thì bạn không thể thiếu một bộ hồ sơ xin việc, trong đó CV là bản tóm gọn thông tin của bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, cũng như kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV giúp bạn thành công trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp cũng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong quá trình sàng lọc CV, tìm ra được ứng viên phù hợp với vị trí công việc.

Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên
Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên

Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tham vọng, định hướng của bạn đối với tương lai, sự nghiệp của mình, mà còn giúp bạn đạt được mơ ước, ngày càng tiến xa hơn trong công việc. Nó chính là động lực thúc đẩy bạn không ngừng tiến tới thành công.

Bạn cần xác định được mình cần gì, muốn gì ở trong tương lai. Khi có mục tiêu đề ra, bạn sẽ cố gắng và không ngừng học hỏi, tích lũy được kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng với công việc và có mức thu nhập tương ứng. Chỉ khi bạn hoàn thành mục tiêu của mình, bạn mới cảm thấy tự tin, dễ dàng “truyền lửa” đến bạn bè và đồng nghiệp.

Về cơ bản, mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc tư vấn viên là một trong những bước đầu gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Họ muốn biết định hướng tương lai của bạn ra sao, có kế hoạch làm việc lâu dài tại công ty họ hay sẽ nhanh chóng rời đi? Họ cũng sẽ đánh giá tham vọng, tầm nhìn và khả năng cống hiến của bạn.

Vậy làm sao để viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên hay nhất? Cùng theo dõi nhé!

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên

2.1. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên ngắn hạn

Bạn nên viết các mục tiêu ngắn hạn làm tiền đề cho mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn sẽ là khoảng thời gian vào làm việc của bạn từ 6 tháng đến 1 năm.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên

Bạn nên viết mục tiêu ngắn hạn phù hợp với khả năng của bạn, tránh nói quá những việc mà bạn không thể làm được. Nếu bạn chưa biết cách viết ra sao thì bạn có thể dựa vào phần yêu cầu công việc của công ty mà bạn ứng tuyển.

Bạn có thể tham khảo một số ví dụ như sau:

- Tôi muốn sử dụng toàn bộ kiến thức và kỹ năng của mình để cống hiến hết mình cho công ty, giúp tôi ngày càng hoàn thành tốt công việc được giao.

- Tôi sẽ tích lũy kinh nghiệm của mình để phát triển trong một môi trường mới trong thời gian ngắn nhất có thể và hòa đồng với đồng nghiệp.

2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên dài hạn

Mục tiêu dài hạn ngành tư vấn viên nên liên quan đến sự phát triển lâu dài của bạn. Nó là định hướng, cơ hội để bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên dài hạn
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên dài hạn

Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào mục tiêu dài hạn của bạn để hiểu rõ hơn về định hướng của bạn, có muốn làm việc lâu dài với công ty họ, hay lại liên tục “nhảy việc”.

Vì vậy, trong phần này, bạn nên trình bày mục tiêu dài hạn ứng với mục tiêu chung của công ty. Ví dụ như sau:

- Tôi muốn mình sẽ nâng cao trình độ, kỹ năng góp phần vào việc phát triển công ty, sau đó sẽ nhận các công việc có trách nhiệm lớn hơn. Tôi tin với sự cố gắng của mình, công ty sẽ ngày một phát triển cũng như tôi sẽ trở thành một tư vấn viên giỏi.

- Mục tiêu dài hạn của tôi là từng bước có thể tiếp cận tới các vị trí như quản lý, trưởng phòng. Tôi sẽ nỗ lực thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, cố gắng phát triển bản thân, mở ra một tương lai tươi sáng.

2.3. Cách viết mục tiêu dài hạn từ 3 đến 5 năm

Mục tiêu dài hạn từ 3 đến 5 năm trong ngành tư vấn viên cần thể hiện rõ được định hướng và tầm nhìn của bạn. Đặc biệt, nếu bạn có những khoảng thời gian ngắn làm các công việc khác nhau, bạn nên nhấn mạnh sự quan tâm lâu dài đối với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Cách viết mục tiêu dài hạn từ 3 đến 5 năm
Cách viết mục tiêu dài hạn từ 3 đến 5 năm

Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

- Trong vòng 3 – 5 năm tới, tôi muốn mình có nhiều đóng góp cho việc phát triển sự nghiệp của công ty, chịu trách nhiệm nhiều hơn và có thể tiến lên vị trí quản lý. Tôi tin rằng với sự tận tâm của mình, tôi sẽ hoàn thành được mục tiêu mà tôi đề ra.

- Mục tiêu của tôi trong vòng 5 năm tới là lên làm trưởng phòng, tăng thu nhập cũng như giữ được mối quan hệ tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp.

2.4. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường nên viết phần mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn và trung thực, có thể dựa vào bản mô tả công việc của công ty để viết mục tiêu dễ dàng hơn.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên cho sinh viên mới ra trường
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên cho sinh viên mới ra trường

Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

- Nhờ những kiến thức mà tôi đã được học trên ghế nhà trường, tôi tin mình có thể trở thành một tư vấn viên xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của công ty. Tôi sẽ giúp công ty tạo nên sự khác biệt trong tương lai.

- Tôi muốn sử dụng kỹ năng và kiến thức của mình đóng góp một phần cho sự phát triển của công ty. Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

2.5. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên với người đã có kinh nghiệm

Khi có kinh nghiệm, bạn cũng dễ dàng hơn trong quá trình viết mục tiêu nghề nghiệp. Bạn có thể coi những kinh nghiệm của mình là “bàn đạp” cho sự phát triển công việc bạn ứng tuyển.

Bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

- Bằng những kinh nghiệm tư vấn viên đã tích lũy được trong 7 năm qua, tôi sẽ cố gắng hòa nhập với môi trường mới, nỗ lực không ngừng cho sự phát triển của công ty và thăng tiến lên vị trí trưởng phòng trong vòng 3 năm tới.

Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên với người đã có kinh nghiệm
Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên với người đã có kinh nghiệm

- Trong 10 năm qua, bản thân tôi đã tích lũy được kinh nghiệm làm việc ở các công ty nhỏ, mục tiêu của tôi là giúp các công ty, tập đoàn lớn phát triển thành công và làm việc chuyên nghiệp hơn. Tôi tin bản thân tôi sẽ làm tốt và đóng góp trong việc phát triển của công ty.

3. Một vài ví dụ về mục tiêu ngành tư vấn viên

3.1. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên bất động sản

Với ba năm làm việc tại công ty bất động sản ABC, tôi đã có nhiều tháng vượt doanh thu bán hàng và trở thành người có doanh số bán hàng cao nhất. Vì vậy, tôi tự tin mình có thể giúp công ty trở thành công ty phát triển nhất trong thị trường bất động sản ở Việt Nam.

Mong muốn trong 2 năm tới, tôi sẽ trở thành trưởng phòng kinh doanh, với môi trường làm việc chuyên nghiệp của công ty, tôi sẽ phát huy được hết khả năng làm việc của bản thân.

3.2. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên tại trung tâm tiếng Anh

Tôi sẽ thúc đẩy khóa học tiếng Anh tại trung tâm ngày một phát triển, sau đó thúc đẩy niềm đam mê học tập của học viên đối với Tiếng Anh.

Một vài ví dụ về mục tiêu ngành tư vấn viên
Một vài ví dụ về mục tiêu ngành tư vấn viên

Tôi sẽ cố gắng trở thành một người tư vấn viên xuất sắc, tiếp cận được nhiều học viên mới và mang lại lợi nhuận cao cho công ty.

3.3. Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên ngân hàng

Tôi đã đạt danh hiệu tư vấn viên xuất sắc của ngân hàng XYZ, do đó tôi khẳng định mình có thể hoàn thành công việc ngân hàng đưa ra một cách tốt nhất. Ngoài khả năng giao tiếp tốt, tôi còn biết nắm bắt tâm lý khách hàng.

Tôi sẽ hỗ trợ ngân hàng trở thành ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực này và trong vòng 3 năm tới, tôi sẽ tiến tới được vị trí trưởng phòng tư vấn viên.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên trong CV. Chúc bạn tìm được công việc như ý muốn nhé!

Đăng ngày 14/10/2022, 252 lượt xem