Quản trị sản xuất

MTS là gì? Tìm hiểu về chiến lược sản xuất để lưu kho

1. Thông tin tổng quan về MTS bạn cần biết

1.1. Trả lời câu hỏi MTS là gì?

Thực tế MTS là một từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh, đó là “Make to stock”. Dịch ra tiếng Việt thì cụm từ này có ý nghĩa là “Sản xuất để lưu kho”. Trong quản trị sản xuất, đây là một từ được sử dụng phổ biến để chỉ một chiến lược sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhất định dựa trên các dự đoán, dự báo về số lượng tiêu thụ. 

Giải thích MTS là gì
Giải thích MTS là gì

Thay vì cứ sản xuất với một số lượng đặt ra cụ thể và tiến hành các chương trình, cách thức để tiêu thụ hết số sản phẩm, hàng hóa đó thì MTS giúp cho doanh nghiệp giải quyết bài toán số lượng sản xuất dễ dàng hơn. Tức là doanh nghiệp sẽ cần thống kê và dự đoán một con số về khả năng tiêu thụ của hàng hóa, sản phẩm đó và tiến hành sản xuất lưu kho đúng với số lượng đã dự báo trước. Điều này giúp doanh nghiệp có thể cung cấp kịp thời hàng hóa cho khách hàng trong những giai đoạn cao điểm. Đồng thời có thể tiết kiệm được chi phí cho quá trình sản xuất cũng như số lượng hàng tồn kho không đáng kể.

1.2. Ưu và nhược điểm của MTS

Để hiểu rõ hơn về bản chất của MTS là gì trong quản trị sản xuất thì chúng ta sẽ tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm của chiến lược này ra sao. Từ đó sẽ có sự đánh giá, nhìn nhận tổng quan hơn rất nhiều về MTS.

1.2.1. Ưu điểm của chiến lược MTS

Như đã nói ở trên, với việc sử dụng chiến lược MTS trong quá trình sản xuất sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ có thể có được một số lượng cụ thể về số sản phẩm cần sản xuất. 

Ưu điểm khi sử dụng MTS
Ưu điểm khi sử dụng MTS

Số lượng được đưa ra đó sẽ giúp doanh nghiệp có đủ lượng hàng hóa, sản phẩm cần cung cấp cho thị trường, đối tác cũng như khách hàng, kể cả trong giai đoạn “cháy hàng” với mức tiêu thụ cao. Cùng với đó, giảm thiểu được số lượng hàng hóa tồn kho quá nhiều vì sản xuất dư thừa và không tiêu thụ được, cũng như tiết kiệm được chi phí sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho.

Sử dụng chiến lược MTS hiệu quả trong các dịp đặc biệt sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được sự ổn định cho quá trình sản xuất cũng như sự liên tục trong quá trình phân phối sản phẩm. 

Cụ thể về ưu điểm của MTS có thể được kẻ đến như sau:

- Xác định được rõ ràng về số lượng hàng hóa lưu trữ trong kho. Từ đó có thể cân đối trong số lượng để tiến hành xuất và nhập kho.

- Đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục và cung ứng kịp thời. Giảm thiểu được khả năng hư hại hay lỗi của sản phẩm.

Giảm thiểu số lượng hàng tồn kho và chi phí liên quan
Giảm thiểu số lượng hàng tồn kho và chi phí liên quan

- Xác định dễ dàng từng lô hàng hóa cụ thể và giảm thiểu được nguy cơ bị thất thoát hàng hóa, sản phẩm trong quá trình lưu kho.

1.2.2. Hạn chế của chiến lược MTS

Có thể thấy rằng MTS thực sự có rất nhiều lợi ích và ưu điểm. Tuy nhiên, hạn chế của MTS không phải là không có.

Thực tế, thì để có được những lợi ích như trên khi sử dụng MTS thì doanh nghiệp sẽ cần đưa ra một con số chính xác về số lượng hàng hóa có thể tiêu thụ trong giai đoạn nhất định. Và việc đưa ra dự đoán đó sẽ hầu hết dựa trên vào các dữ liệu đánh giá từ trong quá khứ. 

Chính vì thế mà khả năng xảy ra sai sót được xem là rất cao. Trong khi đó, chỉ một dự đoán sai thôi cũng kéo theo rất nhiều vấn đề khác như số lượng hàng tồn kho tăng lên, chi phí sản xuất và lưu trữ bị tăng lên, hàng hóa dễ trở nên lỗi thời, không thể tiêu thụ được,... Tất cả những điều này sẽ gây ra một sự tổn thất và thiệt hại khá nặng nề cho doanh nghiệp.

Hạn chế khi áp dụng MTS
Hạn chế khi áp dụng MTS

Hơn hết với việc áp dụng chiến lược MTS, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong việc tiếp cận là lấy số liệu đánh giá tương ứng với từng thời điểm. Việc thường xuyên thay đổi cách thức tiếp cận sẽ khá tốn kém về chi phí, cùng với đó thì mức sản xuất cũng sẽ không có tính ổn định.

Từ những điều trên, ta có thể nhận thấy rằng sự hiệu quả khi áp dụng MTS sẽ phụ thuộc vào sự chính xác trong việc dự đoán số lượng. Do đó mà đây thực sự là một chiến lược không hề dễ dàng với các doanh nghiệp trong quá trình vận dụng. Nhất là với những doanh nghiệp sản xuất mặt hàng mang tính thời vụ cao.

2. Sự hiệu quả với phần mềm quản lý sản xuất khi áp dụng MTS

Việc quản lý kho hàng được đánh giá là không quá nhiều công việc phúc tạp. Tuy nhiên, nếu như không quản lý và kiểm soát tốt thì rất dễ gây ra việc thất thoát lớn và tạo ra thiệt hại nặng nề dành cho doanh nghiệp.

Với sự chuyển dịch sang công nghệ ngày càng rõ rệt như hiện nay thì việc sử dụng phần mềm quản lý sản phẩm sẽ giúp cho quá trình sản xuất và lưu trữ hàng hóa trong kho được thực hiện một cách dễ dàng, bài bản hơn rất nhiều.

Sử dụng phần mềm Quản lý sản phẩm trong quá trình quản trị sản xuất
Sử dụng phần mềm Quản lý sản phẩm trong quá trình quản trị sản xuất

Nhất là khi áp dụng chiến lược MTS thì phần mềm sẽ càng cho thấy rõ được những tính năng ưu việt mà công nghệ có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Ví dụ:

Khi một doanh nghiệp có dự đoán là nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm của quý 4 sẽ tăng lên 30% so với quý 3 thì việc triển khai sản xuất của quý 3 cũng sẽ được tăng lên 30%. Điều này dựa trên việc áp dụng MTS trong quá trình sản xuất để đảm bảo hàng hóa có thể phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu thụ ở quý 4. 

Và khi sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, các doanh nghiệp sẽ có thể:

- Cập nhật nhanh chóng và chính xác về số lượng hàng hóa, sản phẩm còn tồn kho.

- Các hoạt động xuất/nhập kho hay kiểm kê sẽ được thực hiện bằng cách tự động hóa. Giảm thiểu được khả năng xảy ra sai sót, thất thoát hay gian lận.

- Tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc tìm kiếm và lấy hàng hóa.

- Đặc biệt là tính năng nâng cao với việc đưa ra các cảnh báo với những mặt hàng sắp hết ở trong kho.

Mang đến một giải pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp
Mang đến một giải pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Sở hữu nhiều ưu điểm, cộng với xu thế chuyển dịch sang các phần mềm chuyển đổi số, việc sử dụng phần mềm quản lý sản phẩm đang dần phổ biến hơn. Và nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm cho mình một phần mềm mang lại hiệu quả cao thì phần mềm Quản lý sản xuất 365 sẽ là một gợi ý cực hoàn hảo cho bạn. Với giao diện thân thiện, các doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và quản lý tốt về quá trình sản xuất sản phẩm của mình chỉ thông qua một ứng dụng duy nhất.

Trên đây chính là thông tin tổng hợp về MTS. Hy vọng rằng, với các chia sẻ được đề cập trong bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về MTS là gì cũng như cách để giúp cho quá trình quản lý sản xuất, quản lý sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả, bài bản và chính xác hơn rất nhiều. Phần mềm Quản lý sản xuất 365 sẽ là một sự hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số trong sản xuất đang là xu thế như hiện nay.

Đăng ngày 19/12/2022, 165 lượt xem