Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính

Các tiêu chí để phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1. Chi phí sản xuất là gì? Giá thành sản phẩm là gì?

1.1. Chi phí sản xuất là gì?

Để phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, trước tiên bạn cần hiểu rõ về hai thuật ngữ này. Chi phí sản xuất là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả để phục vụ cho quá trình sản xuất, bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí mua máy móc, thiết bị và vật tư nếu cần, chi phí quản lý và kiểm thử, chi phí khấu hao… Chi phí sản xuất được tính toán và tối ưu hóa sao cho khoản lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là lớn nhất.

Hiểu đúng về chi phí sản xuất
Hiểu đúng về chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định giá thành sản phẩm và hàng hóa. Chi phí sản xuất là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Không chỉ có liên quan đến việc định giá sản phẩm mà chi phí sản xuất cũng có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí sản xuất nhằm tăng thêm lợi nhuận thu được.

1.2. Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm thông thường sẽ được tính bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất chia cho tổng sản lượng thực sản xuất được trong thực tế. Giá thành sản phẩm phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, sức lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất.

Giá thành sản phẩm phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất
Giá thành sản phẩm phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất

Giá thành sản phẩm được chia thành nhiều loại, bao gồm: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.

Nhiều người thường nhầm lẫn giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm là một. Tuy nhiên, trên thực tế, giá thành sản phẩm không phải là giá bán của sản phẩm khi tung ra thị trường. Giá thành sản phẩm là cơ sở tham khảo để quyết định giá bán sản phẩm. Xét về khía cạnh tài chính, giá thành sản phẩm được các chuyên gia sử dụng như một công cụ đánh giá xem hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả đến mức nào.

2. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều được coi là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất. Về bản chất, người ta cho rằng giá thành sản phẩm là một loại biểu hiện khác của chi phí sản xuất. Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vẫn tồn tại những sự phân biệt nhất định.

Chi phí sản xuất được tính theo từng kỳ
Chi phí sản xuất được tính theo từng kỳ

Nếu như giá thành sản phẩm được tính toán dựa trên thời hạn hoàn thành sản phẩm thì chi phí sản xuất lại gắn liền với từng thời kỳ sản xuất. Kỳ ở đây có thể tính bằng tháng, quý hoặc năm. Như vậy có thể khẳng định rằng chi phí sản xuất không có bất kỳ mối quan hệ nào tới việc sản phẩm đã được hoàn thành hay chưa.

Bên cạnh đó, trong mỗi thời kỳ sản xuất luôn xuất hiện những khoản chi phí phát sinh, tuy nhiên khi đó sản phẩm cuối cùng vẫn chưa được hoàn thiện, vì vậy kế toán ghi nhận chi phí nhưng chưa ghi nhận giá thành sản phẩm.

Ngược lại, có những chi phí được ghi nhận để tính toán giá thành sản phẩm, tuy nhiên vì nhiều lý do mà kế toán không ghi nhận vào trong chi phí sản xuất khi tổng kết kỳ kế toán. Đó là bởi vì chi phí sản xuất sẽ được tính toán gói gọn trong một kỳ kế toán, trong khi giá thành sản phẩm lại được tính cho một đơn vị sản phẩm khi được hoàn thành. Giá thành sản phẩm đôi khi còn liên quan đến cả chi phí sản xuất được chuyển sang từ kỳ trước nữa.

Chi phí sản xuất được sử dụng để tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất được sử dụng để tính giá thành sản phẩm

Xét trên phương diện mối quan hệ, người ta sử dụng chi phí sản xuất để tính toán giá thành sản phẩm. Cụ thể, tổng giá thành sản phẩm được tính bằng cách lấy tổng số chi phí dở dang ở đầu kỳ và mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, không tính đến chi phí dở dang cuối kỳ.

Công thức trên được áp dụng trong trường hợp hết kỳ kế toán mà sản phẩm vẫn chưa được hoàn thành. Mặt khác, trong những doanh nghiệp không có chi phí dang dở đầu kỳ và cuối kỳ, chẳng hạn như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, doanh nghiệp sản xuất điện, thì giá thành chính là chi phí sản xuất.

3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có nhiệm vụ gì?

Như đã đề cập ở trên, giá thành sản phẩm là cơ sở dữ liệu quan trọng để xác định mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chính vì vậy mà công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp sản xuất.

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Khi làm công tác kế toán chi phí sản xuất, kế toán viên cần xác định chính xác đối tượng để kế toán chi phí sản xuất. Đồng thời đối tượng để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm cũng cần được xác định chính xác.

Bên cạnh đó, kế toán viên cần áp dụng chính xác phương pháp hạch toán hàng tồn kho để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nếu bạn chưa biết thì kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính là người sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan để định giá thành khi sản phẩm được hoàn thiện.

Có tất cả 10 loại tài khoản có thể được dùng để hạch toán chi phí sản xuất, thuộc vào nhóm tài khoản 61, 62, 63 và 64. Hiện nay, doanh nghiệp đều hướng tới chuyển đổi số và sử dụng phần mềm để hạch toán tự động một cách chính xác và hiệu quả hơn. Phần mềm quản lý tài chính kế toán 365 cung cấp bộ giải pháp quản lý tài chính kế toán hoàn thiện và tự động hóa, giúp các quy trình hạch toán diễn ra nhanh chóng, chính xác.

Có 10 loại tài khoản được dùng để hạch toán chi phí sản xuất
Có 10 loại tài khoản được dùng để hạch toán chi phí sản xuất

Như vậy, qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thể phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể coi như là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất, trong đó kết quả của quá trình sản xuất được phản ánh thông qua chi phí sản xuất. Trong khi đó giá thành sản phẩm sẽ được tính toán dựa trên các khoản chi phí dự tính và chi phí phát sinh.

Đăng ngày 18/02/2023, 173 lượt xem