Tâm sự Nghề nghiệp

Nghỉ việc vì một câu sếp mắng – thông minh hay ngu dại?

Nếu như là một người nhân viên dày dạn thì không chỉ là một câu mắng mà thậm chí là hàng  ngàn câu mắng nữa họ đã phải nghe từ sếp của mình. Nhưng họ vẫn có thể đối mặt được là bởi vì đó là một điều hết sức bình thường. Sếp có quyền tức giận khi chúng ta chưa thực hiện đúng như mong muốn của họ. Thế nhưng vấn đề không còn quá quan trọng sau câu mắng, nếu bạn cứ tự rước bực bội lên mình thì chắc chắn bạn sẽ dễ đi tới những quyết định sai lầm. Nhất là ở thời điểm những bạn nhân viên mới ra trường, lần đầu bị sếp mắng có lẽ khá ấm ức và bạn đã cho rằng đó là điều gì đó vô cùng to tát, nghiêm trọng. Vậy nên nhiều người đã ngay lập tức đưa ra quyết định “nghỉ việc” cho bõ tức.

Có vô vàn lý lẽ được đưa ra, rằng người sếp đã làm cho họ cảm thấy vô cùng ức chế, khiến họ cảm thấy bản thân đang bị bóc lột quá đáng. Đó còn là chưa kể tới việc sếp chính là người mang  đến những thiệt thòi về mảng thu nhập. Có biết bao lý do được đưa ra và cuối cùng vẫn quay về một phương pháp cuối cùng, đó là thôi việc. Tuy nhiên, tất cả những gì nên làm lúc này đó là việc bạn cần phải suy nghĩ lại đối với quyết định sẽ xin thôi việc với sếp sau khi bạn đọc xong 6 lý do này.

Nếu vẫn quyết định xin thôi việc thì bạn đã có kế hoạch gì cho việc xin việc làm mới chưa? Để thuận tiện và nhanh chóng hơn bạn chỉ cần thao tác đơn giản trên các mẫu cv xin việc online mà Timviec365.vn đã phát triển và xây dựng lên. Với những mẫu cv này bạn chỉ cần hoàn thiện chúng với những thông tin đã được gợi ý sẵn. Với kinh nghiệm mà mình có được bạn sẽ không gặp khó khăn gì khi thao tác trên những mẫu cv này và bắt đầu tìm những vị trí "ngon" hơn.

Một quyết định vội vàng không cho bạn giá trị mong muốn

Khi bạn là người làm sai và đương nhiên sếp sẽ trách mắng bạn. Thế nhưng bạn lại chẳng hiểu được quy luật quá đỗi bình thường của việc đó mà giận dỗi trở về bàn, ngay lập tức viết đơn để xin nghỉ việc. Tôi biết trong thâm tâm của bạn không hề có ý muốn nghỉ việc, ý định này chỉ bồng bột được nảy ra trong cơn giận dỗi, tức tối mà thôi. Khi gửi email về bức thư xin thôi việc đến sếp, bạn đã nghĩ rằng “gửi vậy cho bõ tức”, chắc sếp sẽ cho mình cơ hội giải thích. Nhưng không, tất cả những thứ bạn nhận về đó chỉ vẻn vẹn một phản hồi hết sức ngắn gọn “Ừ!” từ email phản hồi của sếp.

Lúc này bạn sẽ nhếch mép mà vẫn giữ thái độ ngoan cố nghĩ rằng: Để xem ông ấy có thể tìm được ai thay cho vị trí của mình. Ông ấy quả thực là một người không biết giữ chân nhân tài. Vâng lý lẽ của bạn có vẻ rất cứng rắn, chỉ có điều bạn không hề biết bạn chưa từng nhận ra lỗi sai của mình ở đâu, thậm chí đã sai còn thêm sai. Bạn có thể nghĩ rằng với khả năng vốn có thì bạn có thể làm ở bất cứ nơi nào tốt hơn nơi này. Và vì thế bạn chẳng ngần ngại mở facebook ra để chia sẻ vài dòng sướt mướt như thể truyện ngôn tình chứa đựng đầy triết lý vậy để định nghĩa lại khái niệm về sếp, về lãnh đạo. Vâng, đây là hình ảnh mà dường như tuổi trẻ của chúng ta ai cũng đã từng trải qua hoặc tương tự như thế. Ít nhất bạn đã có một lần gán cho sếp những suy nghĩ xấu nhất, trút hết toàn bộ những cơn bực tức của mình để nói về một người sếp đã khiến cho bạn vô cùng bất mãn. Nhưng chỉ sau vài năm, bạn sẽ thấy được những suy nghĩ đó thực sự có thể tồn tại ở một thời tuổi trẻ nông nổi, bồng bột mà thôi. Có một vài kinh nghiệm sâu sắc đối với việc đưa ra quyết định xin thôi việc hoàn toàn khác xa so với suy nghĩ ở cái thời mới bước chân vào xã hội.

Kinh nghiệm đưa ra quyết định xin nghỉ việc vì lý do bị sếp mắng

- Hơn tất cả những loạt triết lý trong mảng ngành nhân sự, những người lãnh đạo luôn đưa sự nghiệp của mình đi theo một tôn chỉ. Đó là chỉ giữ chân những người muốn ở lại. Vâng, đó là lý do vì sao khi bạn mở lời bày tỏ mong muốn nghỉ việc của mình thì bạn cứ vậy thoải mái ra đi mà chẳng có ai giữ bạn lại đâu nhé. Dù cho bạn có là một người nhân viên tài năng và giàu kinh nghiệm.

xin Nghỉ việc

- Bất kể ai cũng có thể bị loại bỏ và thay thế, thậm chí đó là sếp. Bởi vậy mà bạn chớ ảo tưởng bản thân mình là một người quan trọng nhất ở trong công ty và không ai nỡ để bạn rời đi.

- Khi bạn bị sếp mắng nhiếc chỉ trích thì ngay lập tức về nộp đơn xin nghỉ việc. Hành động này chẳng khác nào một đứa trẻ vòi vĩnh  và hay giận hờn mỗi khi bị mắng. Nó chỉ chứng tỏ bạn là người còn hạn hẹp trong suy nghĩ, càng không chuyên nghiệp và không có đủ bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn cũng như những sai sót của bản thân. Chẳng có lời đánh giá nào phù hợp hơn việc nhận định rằng bạn là một người quá đề cao bản thân và cái tôi cá nhân của mình.

- Trong một vài trường hợp thì bạn có thẻ nghĩ rằng bản thân mình không sai. Ai cũng vậy, để tìm ra lỗi sai của chính mình là phải đi cả một quá trinh. Trước khi tìm thấy nó, chẳng mấy ai đễ dàng nhận thấy mình sai. Bạn thường đổ lỗi, một lỗi cơ bản nhất đó là do quy định của công ty không hề nói tới điều đó. Hoặc là sếp bạn chẳng bao giờ nói gì với bạn về điều này. Cuối cùng lỗi vẫn không phải là của bạn. Nhưng mà bạn hãy hiểu rằng, có những điều mà chúng ta quy ước ở trong chuyện công việc mà chẳng bao giờ nói ra qua văn bản. Đó là yếu tố để thanh lọc mọi người. Những người có EQ tốt thì nhất định không vin vào những quy ước không được đưa lên trang giấy để làm cớ bao biện cho chính mình. Ví dụ như công ty không hề viết quy định về việc không được mặc quần áo ngủ lên công ty trên giấy trắng mực đen. Nhưng điều đó nằm trong hệ số quy ước mà ai cũng phải tuân thủ. Thực hiện điều đó để thể hiện phong thái làm việc chuyên nghiệp là điều hết sức bình thường.

- Bên cạnh việc có năng lực làm việc tốt thì hầu hết công ty, doanh nghiệp nào cũng luôn mong muốn tìm kiếm được người có nét tính cách tốt. Tính cách tốt ở đây không phải là việc bạn nhường nhịn đủ thứ, không phải là chuyện bạn có thể ngoan ngoãn hay là thể hiện sự dễ thương tại nơi làm việc mà hơn mọi thứ đó là cách bạn ứng xử. Ứng xử tốt thể hiện qua cách nói chuyện dễ nghe, dễ hiểu, qua cách giao lưu thông minh khéo léo,... Bạn chớ làm ầm ĩ lên mỗi khi có một bạn đồng nghiệp nào đó được sếp ưu ái hơn và cho rằng người đó thật sự khéo nịnh sếp. Người ta đã nói rồi, cứ khéo ăn khóe nói thì ắt có cả thiên hạ, tuy là một lời ví von xong điều ấy đã cho thấy giá trị tốt đẹp mà sự khéo léo trong cách cư xử mang tới cho chúng ta là hoàn toàn có thật.

Sự thật là các ông chủ đều muốn nhân tài làm – việc – cho – mình

nghệ thuật Nghỉ việc

Trong thực tế, bất cứ một ông chủ nào cũng thế, họ luôn muốn thu hút được những người tài giỏi đầu quần làm – việc – cho – mình, hay nói một cách lịch sự tôn trọng đó là có thể Cộng – tác – cùng – với – mình chứ họ không mong muốn tuyển dụng về những người nhân viên hiểu sai và nhẫm lẫn vai trò suốt ngày khi luôn có thái độ làm – ông – chủ - của – mình. Thế nên nếu như bạn vẫn nghĩ rằng đối với trình độ của các bạn, bạn có thể tự hào vì mình tài năng hơn sếp của mình cho nên bạn nói gì ông chủ cũng sẽ nghe theo thì đó quả là một điều hết sức sai lầm đấy nhé. Bạn có biết khi suy nghĩ như vậy thì bạn sẽ được khuyên là tốt hơn hết hãy “ ra riêng” tự mình thành lập công ty để được đứng lên làm một ông chủ thực sự. Bởi vì không có một ai mong muốn có được một người nhân viên chỉ mong muốn cãi lời của họ. Ngay cả khi bạn ở trong vai trò của người sếp thì bạn cũng đâu có mong muốn nhân viên của mình cứ cãi lời mình hoài đâu đúng không? Vậy thì bạn nghĩ sao khi bạn đang thực hiện điều đó với chính sếp của mình. Lúc này chính bạn mới là người đưa ra quyết định nghỉ việc. Và bạn đã rời đi, đó chính là những sự hoan hỉ, vui mừng và thở phào nhẹ nhõm của những người không ưa bạn. Như thế thì chúng ta có thể hiểu được rằng những nhân viên thường hay nhảy việc thường là những người rất khó thích nghi đối với hoàn cảnh, với những môi trường công việc. Mà thực ra là họ không có kỹ năng để thích nghi thì đúng hơn. Đây sẽ chính là một sự thiệt thòi lớn dành cho những người như vậy. Với nét tính cách này thì dù có làm việc ở đâu cũng vậy, cuối cùng rồi chẳng một vị sếp nào có thể “chiều lòng” được họ và rồi chính bản thân họ sẽ phải tiếp tục rong ruổi trên những hành trình tìm kiếm việc làm chẳng hề dễ dàng gì. Bạn nên nhớ rằng, bất cứ công ty nào cũng cần rất nhiều thời gian để có thể định hình nên được tên tuổi của mình, tương tự như thế, những người nhân viên cũng cần phải dành nhiều thời gian ra để có thể chứng tỏ được năng lực của bản thân mình cũng như phong độ làm việc để tạo nên sự tin tưởng cho sếp và tìm thấy mục tiêu trong công việc. Chúng ta chỉ không thích nghi với công việc khi mà chính bản thân chúng ta chưa từng nghiêm túc với nó.

Sếp mắng một câu làm bạn chán nản và muốn nghỉ việc ngay lập tức

Nếu bạn cứ nhảy việc ngay khi bạn buồn chán nhất lại là khi chán vì sếp thì chắc chắn bạn nên thừa nhận một điều, mãi mãi bạn chỉ là một người nhảy việc. Sự nghiệp của bạn chẳng thể đi tới đâu với hành động này bởi bạn chẳng gom góp nổi một vị trí công việc cho mình và theo đuổi một điều kiện sống ổn định nhất có thể.

Một cách suy nhất bạn nên làm đó là hãy thay đổi ngay thái độ làm việc của bản thân mình chứ đừng cố gắng thay đổi sếp. Vì có cố đến đâu bạn cũng không thể thay đổi sếp theo ý mà bạn mong muốn được. Có lẽ cứ mãi đưa ra quyết định nghỉ việc chỉ vì những điều hết sức “cỏn con” như câu mắng của sếp thì ắt bạn chưa thấu hiểu được quy luật: có vô vàn những điều bất công tồn tại ở trong cuộc sống của chúng ta. Nhất là nó luôn luôn xuất hiện trong công việc. Nếu bạn là người may mắn thì bạn sẽ có được một người sếp vừa có tài lại vừa có tâm. Còn kém may hơn nữa thì sếp của bạn chỉ được được một trong hai thứ ấy mà thôi. Xui nhất là vị sếp đó không có cả hai. Vậy thì bạn biết phải làm gì?

cách Nghỉ việc

Trong trường hợp này thì bạn tuyệt nhiên chỉ có một vài lựa chọn: Bạn nghỉ việc bởi vì không thể chịu được áp lực, Bạn im lặng để bản thân được yên ổn, Bạn làm việc hết trách nhiệm với công việc rồi ra về. Tiếp theo là bạn mặc kệ mọi thứ, cứ cố gắng để làm việc hết sức mình để cho sếp của bạn thừa nhận. Cuối cùng là bạn có thể lựa chọn phải ứng gay gắt với sếp dù đã lường trước trường hợp có thể bị đuổi. Bạn có để ý là đặc điểm chung của những cách trên chính là bạn cần phải thay đổi thái độ của mình. Như vậy nếu như bạn đã làm việc một cách chuyên nghiệp thì khi đã quyết định nghỉ việc thì cũng hãy nghỉ việc một cách chuyên nghiệp nhé. Chớ làm quá bằng việc nói xấu công ty hay là sếp.

Đăng ngày 06/10/2022, 243 lượt xem