Kỹ năng phỏng vấn

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời thuyết phục

Chẳng có bất cứ một ai mong muốn cứ phải đi phỏng vấn nhiều lần. Trong lúc đó, mọi người đều đã yên vị ở một công ty nào đó và kiếm được thu nhập hàng tháng rồi đấy. Chính vì thế thay vì nhiều lần tham gia phỏng vấn, chi bằng bạn cố gắng tham khảo, học hỏi thêm từ những kinh nghiệm tuyệt vời từ những người đi trước để có thể chiến thắng sớm nhất có thể. Hy vọng chúng ta chỉ phải tham gia phỏng vấn ít lần trong đời. Vì điều này chứng tỏ được rằng các bạn đã ổn định.

Một vài câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời câu hỏi phỏng vấn dưới đây có thể sẽ giúp cho bạn. t lần trong đời Vì điều này chứng tỏ được rằng các bạn đã ổn định. Một vài câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời câu hỏi phỏng vấn dưới đây có thể sẽ giúp cho bạn. Nói tới những buổi phỏng vấn, có muôn màu muôn vẻ để cho chúng ta bàn luận tới. Có những buổi phỏng vấn hết sức ngắn gọn, nhanh chóng. Đồng thời, cũng có rất nhiều cuộc phỏng vấn diễn ra căng thẳng , khó khăn.

Nhất là khi các bạn ứng tuyển vào những vị trí việc làm mà đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều. Khi ấy, tỉ lệ bạn bị đưa vào thế chất vấn bằng những dạng câu hỏi thách thức, đầy hóc búa là rất cao. Bởi vậy, bài viết này sẽ giúp bạn liệt kê ra top câu hỏi thường sẽ gặp trong khi phỏng vấn xin việc làm, bao gồm cả cách trả lời, đối đáp lại khóe kéo, thông minh nhất. Bất cứ ai đang trong giai đoạn xin việc làm thì cũng nên tham khảo qua bài viết này để tích lũy những thông tin bổ ích nhất.

1. Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân chứ?

Những cách trả lời câu hỏi phỏng vấn

Câu hỏi yêu cầu giới thiệu bản thân chính là dạng câu hỏi luôn luôn xuất hiện ở trong tất cả các cuộc phỏng vấn. Đây vốn là một trong những câu hỏi thường gặp nhất và xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên của buổi phỏng vấn xin việc làm.

Bạn đừng quá lo lắng với câu hỏi này bởi vì câu hỏi không quá khó để có thể trả lời. Nhà tuyển dụng sẽ dành cho bạn thời gian tối đa không quá hai phút để giải quyết câu hỏi này. Với hai phút đồng hồ bạn có thể giới thiệu về bản thân với những nội dung mang tính chất bao quát được những ý chính như Tên họ, tuổi tác, quá trình học tập ( nếu bạn mới tốt nghiệp ), việc làm đã từng tham gia, vị trí việc làm đảm nhận, kinh nghiệm việc làm, khả năng tích lũy được từ trong thực tế việc làm và cuộc sống, cuối cùng là trình bày mục tiêu cũng như những mong muốn của bản thân bạn ở thời điểm hiện tại đối với sự nghiệp. Có một điều bạn chắc chắn rằng, dạng câu hỏi về giới thiệu bản thân chắc chắn sẽ xuất hiện trong phỏng vấn cho nên bạn có thể chuẩn bị luyện tập thật tốt từ ở nhà trước để đảm bảo trả lời mạch lạc, lưu loát nhất có thể.

2. Hãy nói qua về những điểm mạnh – điểm yếu của bạn?

Lưu ý khi trình bày điểm mạnh. Bạn nên liệt kê từ 3 cho tới 5 điểm mạnh, nhưng chúng phải phù hợp và tạo được ích lợi đối với những công việc làm thêm mà bạn ứng tuyển. Nếu như những điểm mạnh đó có sự liên quan lớn đến các yêu cầu trong công việc mà công ty yêu cầu thì càng giúp bạn ghi điểm tốt hơn.

Lưu ý khi trình bày, thể hiện  điểm yếu. Bạn không nên né tránh những khiếm khuyết của bản thân mình. Thay vào sự che giấu, né tránh, bạn cũng nên thừa nhận, trình bày chúng kèm theo cả những mong muốn được khắc phục trong tương lai. Tuy vậy thì , chúng ta cũng nên nhớ trình bày những điểm yếu của mình không phải là điểm có tác động quá lớn có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới công việc.

Nói chung nói điểm mạnh điểm yếu nên ở mức vừa phải. Điểm mạnh không nên quá phô trương, phóng đại tránh bị đánh giá là người tự cao. Nói về điểm yếu cũng đừng che giấu hay là nói những điều quá tồi tệ đều bị đưa vào danh sách “đen” của nhà tuyển dụng.

3. Nguyên do gì đã khiên bạn nghỉ việc tại công ty cũ?

Như như các bạn bước đi khỏi công ty cũ trong bầu không khí hòa bình thì sẽ chẳng có bất cứ điều gì đáng nói ở đây. Vì với trường hợp này bạn chỉ cần nêu vấn đề một cách khéo léo nhất để tránh gây ra hiểu lầm. Những lý do đơn giản sẽ giúp bạn qua ải dễ dàng. Nhưng nếu thực tế khác bạn xích mích với công ty, với sếp và đồng nghiệp hoặc là bạn tạo nên một hình tượng xấu trong mắt mọi người và bị sa thải thì sao? Một lời khuyên bổ ích nhất dành cho bạn chính là cố gắng chuyển hướng câu trả lời sáng chiều tích cực hoặc không thể thì hãy đảm bảo nó được trung tính nhất. Mặc dù trong lòng bức xúc rất nhiều đi chăng nữa thì cũng hãy hết sức khéo léo cân nhắc mở lời, đưa ra câu trả lời khôn khéo, thông minh.

Các cách trả lời câu hỏi phỏng vấn

Lúc này, những câu trả lời thẳng thắn, chẳng hạn như là : Tôi nghỉ việc ở chỗ cũ vì tôi là một kẻ ngốc, Môi trường làm việc ở đó quá tồi tệ, sếp cũ của tôi là một người sếp bóc lột, ...  Có nghĩa là sự thẳng thắn quá và không phù hợp không phải lúc nào cũng luôn tốt. Thay cho những lời nói quá thẳng thắn như vậy thì bạn hãy thông minh lật ngược vấn đề bằng những câu trả lời đối lập những câu trả lời ở trên. Những ấn tượng xấu dù sao cũng đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta không thể thay đổi được chúng nhưng có thể giảm thiểu được chúng một cách hiệu quả bằng cách nói giảm nói tránh , thậm chí còn có thể nói dối lòng mình một chút khi cần thiết. Chẳng hạn những câu trả lời được khuyến khích mà các bạn nên sử dụng như là: Tôi mong muốn có thể fìm kiếm được một công việc mà có thể giúp cho tôi phát huy hiệu quả khả năng, cống hiến trọn vẹn năng lực của mình, Tôi muốn tìm cho mình nhiều cơ hội lớn hơn, Tôi mong tìm được một môi trường tốt nhất,... Những cách nói này đều tạo ra hiệu ứng tốt, vừa dễ nghe lọt tai lại vừa dễ dàng chấp nhận.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Những câu trả lời phỏng vấn tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng

4. Những câu hỏi về mức lương khi làm việc

Nhìn chung, tiền bạc lúc nào cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm ở trong bất cứ trường hợp nào. Vốn là một câu hỏi vô cùng nhảy cảm mà dường như người ứng viên nào khi tham gia vào cuộc trò chuyện phỏng vấn cũng đều phải đối mặt. Xét từ tâm lý của người đi xin việc làm thì ai ai cũng mong muốn tìm kiếm được những mức lương cao hơn hay là ít nhất cũng phải bằng được như mức lương ở công ty cũ.

Chỉ trừ khi bạn nhảy sang làm việc ở một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và chấp nhận để được trả lương thấp hơn một chút để có thể học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ năng. Vì vậy cho nên các bạn hãy cố gắng tìm hiểu trước về mặt quy mô, về tầm vóc của doanh nghiệp đang ứng tuyển và đồng thời đừng quên tìm hiểu luôn cả những người đi trước để xem họ từng làm nhiệm vụ đó như thế nào, có mức lương ra sao. Bên cạnh việc đề xuất một mức lương thì bạn cũng cần tự đánh giá đúng năng lực của bản thân trong hiện tại.

Khả năng làm việc đó thì tương xứng với một mức lương nhưn thế nào? bao nhiêu? Sau tất cả, bạn nên thẳng thắn đề cập đến con số bạn nghĩ đó là con số phù hợp với năng lực của bản thân. Câu trả lời được chúng tôi gợi ý vốn được xem là một câu trả lời khéo léo điển hình đó là: Khi làm việc tại công ty cũ, mức lương tôi nhận được là ... Tôi hy vọng có thể có bước tiến nếu làm việc tại công ty này. Tôi cho rằng, con số chính xác sẽ được bàn luận thêm sau khi chúng ta trao đổi kỹ về trách nhiệm, nghĩa vụ của việc làm mà tôi đảm nhận. Một cách khác đơn giản , ngắn gọn hơn: Tôi rât mong có thể được nhận mức lương mà công ty cảm thấy xứng đáng đối với khả năng, năng lực của tôi đối với vị trí này.

Với những câu hỏi và cách trả lời câu hỏi phỏng vấn mà chúng tôi nêu ở trên đây, hy vọn các bạn sẽ có thể thực hiện một buổi phỏng vấn thành công và đạt được những điều mà mình mong muốn.

Đăng ngày 07/10/2022, 253 lượt xem