Kỹ năng phỏng vấn

Nắm chắc câu hỏi phỏng vấn ngành bất động sản giúp bạn chủ động

1. Giới thiệu khái quát về tuyển dụng ngành bất động sản

1.1. Vai trò của ngành bất động sản trong nền kinh tế

Vai trò của ngành bất động sản trong nền kinh tế
Vai trò của ngành bất động sản trong nền kinh tế

Trong khoảng thời gian đổ lại đây, ngành bất động sản rộ lên và trở thành xu hướng tiêu dùng và là mối quan tâm của rất nhiều khách hàng, nhất là khách hàng hạn trung trở lên. Điều này khá đơn giản và dễ hiểu vì khi người tiêu dùng có sự ổn định và dư dả về tài chính thì họ sẽ hướng đến nhu cầu được tận hưởng, do đó cơn sốt bất động sản trở lên nóng bỏng bao giờ hết. Đặc biệt hơn đó là cơn sốt về các dự án chung cư được quan tâm hơn cả. Vậy, ngành bất động sản là gì? Bất động sản hay còn được gọi là kinh doanh bất động sản, đây là một lĩnh vực ngành nghề thuộc về kinh doanh mà tại đó, người bán và người mua sẽ trao đổi với nhau các dự án nhà ở, chung cư, các công trình xây dựng,… thông qua môi giới, đầu tư và kinh doanh bất động sản.

Nhắc đến bất động sản là nhắc đến nhà ở, do đó vai trò đầu tiên của ngành nghề này chính là cung cấp các nhu cầu thiết yếu về ở, hay còn được gọi là cư trú cho người tiêu dùng có tài chính thỏa mãn. Tiếp theo, các dự án bất động sản mọc lên dù là của nhà nước hay tư nhân thì nó cũng phần nào đánh giá được môi trường kinh tế của đất nước ta có phát triển hay không. Một đất nước phát triển và hiện đại sẽ cho thấy mức sống của người dân từ mức trung bình trở lên, cũng như cơ sở hạ tầng đảm bảo được cho các hoạt động kinh tế, sinh hoạt diễn ra thuận lợi hơn cả. Và cuối cùng, nhu cầu tuyển nhân viên kinh doanh bds lớn phần nào giảm thiểu được các vấn nạn về thất nghiệp cũng như giải quyết được việc làm cho người lao động, tạo thêm công ăn việc làm cho các lao động phổ thông lẫn lao động tri thức.

1.2. Lợi ích mà nhân viên nhận được khi ứng tuyển vào ngành bất động sản

Lợi ích mà nhân viên nhận được khi ứng tuyển vào ngành bất động sản
Lợi ích mà nhân viên nhận được khi ứng tuyển vào ngành bất động sản

Một nhân viên bất động sản khi nhắc đến lợi ích đầu tiên phải nói đến đó là mức lương vô cùng cao. Cho dù bạn chỉ là nhân viên kinh doanh bất động sản thì với mức hoa hồng 5% (chưa tính mức lương cứng) cho một dự án bất động sản vài tỷ hoặc ít nhất là vài trăm triệu thì mức lương mỗi tháng của nhân viên đó cũng dao động từ 10-30 triệu. Bên cạnh đó, các nhân viên bất động sản còn được hưởng các phúc lợi xã hội cũng như các chế độ ưu đãi tốt.

Ngoài ra, các ứng viên trong độ tuổi trẻ vừa tốt nghiệp ra trường thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh cũng bắt đầu tìm tới những vị trí việc làm bất động sản tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bởi đây chính là lĩnh vực ngành nghề mang lại cho họ nhiều trải nghiệm và trau dồi các kĩ năng mềm nhiều nhất, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp và tiếp thị sản phẩm. Mà kĩ năng giao tiếp tốt kèm theo sự chủ động, tự tin sẽ là cơ hội rất tốt cho các bạn ứng viên khi tham gia các buổi phỏng vấn.

Có thể nói, nếu bạn đã từng trải qua các công việc thuộc lĩnh vực bất động sản thì đó chính là bước đệm khá vững chắc và tốt cho các bạn sau này đi phỏng vấn đó. Để có thể chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn, mời bạn tham khảo các câu hỏi phỏng vấn về ngành bất động sản được đề cập ngay dưới đây nhé!

2. Những câu hỏi phỏng vấn về ngành bất động sản mà ứng viên cần quan tâm

2.1. Tầm quan trọng của việc nắm giữ các câu hỏi phỏng vấn

Tầm quan trọng của việc nắm giữ các câu hỏi phỏng vấn
Tầm quan trọng của việc nắm giữ các câu hỏi phỏng vấn

Rất ít khi các nhà tuyển dụng đặt những câu hỏi về chuyên môn trong các buổi phỏng vấn việc làm bất động sản tại Hồ Chí Minh cũng như nhiều nơi khác. Thông thường, họ sẽ chú trọng hơn về thái độ của ứng viên đến phỏng vấn. Điều này cũng là dễ hiểu khi mà hiện nay sự cạnh tranh của các công ty bất động sản khá là cao ở thị trường Việt Nam. Mà đương nhiên muốn trụ được trong nghề, có được nguồn doanh thu lớn, bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải có cho mình một đội ngũ nhân viên kinh doanh hùng hậu. Từ đó mà tiêu chí tuyển dụng về kinh nghiệm hay chuyên môn cũng giảm xuống, thay vào đó là các công ty sẵn sàng tuyển thật nhiều những người kể cả không có kinh nghiệm và chấp nhận đào tạo miễn phí trong thời gian học việc. Điều này thực chất cũng không có quá nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp bởi vốn chế độ lương của nhân viên kinh doanh bất động sản thường theo doanh thu. Nghĩa là làm được nhiều thì ăn nhiều mà làm ít thì ăn ít, không có doanh thu thì cũng sẽ không có tiền lương. 

Tuy nhiên điều này lại không có nghĩa là bạn cứ đi ứng tuyển là thành công. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay trong lĩnh vực về bất động sản còn xây dựng hẳn một chu trình tuyển dụng khắt khe riêng, chủ yếu để thử thách về thái độ của ứng viên. Nhiều người cho rằng trước khi đi phỏng vấn chỉ cần chuẩn bị tâm thế và tinh thần vững vàng là đủ. Tuy nhiên, khi đứng trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng, họ lại rơi vào trạng thái ngạc nhiên, bỡ ngỡ và lúng túng, do đó đánh mất sự tự tin, chủ động và mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho mình một tâm thế vững vàng là tốt nhưng chưa đủ, các ứng viên của chúng tôi cũng cần phải sắm cho mình một bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến và hay hỏi nhất để luôn chủ động và tự tin nhé.

2.2. Một số câu hỏi phỏng vấn ngành bất động sản phổ biến

Hãy cùng xem thử một buổi phỏng vấn ngành bất động sản mẫu sau đây

Như đã nói ở trên, rất ít khi các doanh nghiệp tuyển dụng đặt câu hỏi về chuyên môn khi phỏng vấn ứng viên. Thông thường bố cục buổi phỏng vấn của một công ty bất động sản sẽ bao gồm:

  • Giới thiệu về doanh nghiệp
  • Hỏi đáp về cá nhân ứng viên như: trình độ học vấn, sở thích về kinh doanh, đam mê với bất động sản, ưu nhược điểm, … 

Với một số câu hỏi điển hình như:

  • Bạn đã có những thành tích và kinh nghiệm về bán hàng hay chưa?
  • Tại sao bạn lại muốn làm về bất động sản?
  • Bạn đã hình dung được công việc bất động sản là như thế nào chưa?
  • Bạn đã chuẩn bị cho các sự kiện bất động sản như thế nào?

Bố cục chung của một cuộc phỏng vấn bất động sản
Bố cục chung của một cuộc phỏng vấn bất động sản

Đây đều là những câu hỏi hết sức đơn giản và không cần thiết phải “đao to búa lớn”. Vì thế tốt nhất là bạn nên trả lời một cách trung thực và cởi mở. Sẽ không có nhà tuyển dụng bất động sản nào gạch luôn chéo tên bạn ở câu trả lời là bạn chưa có kinh nghiệm làm bất động sản vì như đã nói ở trên, tuyển dụng bất động sản đa số là phụ thuộc vào thái độ ứng viên chứ không phải kinh nghiệm. Ở đây, nhà tuyển dụng có thể thông qua những phần giới thiệu này để biết được ứng viên đã từng có kinh nghiệm làm bất động sản hay chưa? Nếu chưa, họ sẽ mô tả qua về công việc để xem thái độ của ứng viên đó có thực sự tâm huyết với nghề mới này không. Còn nếu rồi, thì người phỏng vấn có thể liên tục tung ra các câu hỏi chuyên môn để xác thực có thật sự là ứng viên đó đã có kinh nghiệm hay chưa, và cũng muốn nắm được cách làm việc trước đây của ứng viên đó để đánh giá thực lực. Một số câu hỏi về chuyên môn như:

  • Bạn có những kĩ năng và kinh nghiệm gì về bất động sản?
  • Cách tốt nhất để quảng cáo bất động sản đến khách hàng tiềm năng là gì?
  • Thông tin nào là quan trọng nhất trong một bảng giá dịch vụ đối với khách hàng?
  • Làm sao để nhận biết đâu là khách nét?
  • Một số bí kíp của bạn để có thể “nuôi khách”? 
  • Một số cách để chốt nhà nhanh?
  • Nghệ thuật bàn nhậu là như thế nào? 
  • ….. 
Những câu hỏi chuyên môn của ngành bất động sản
Những câu hỏi chuyên môn của ngành bất động sản

Với những câu hỏi chuyên môn này, nếu bạn đã thực sự làm trong nghề thì cũng đều có thể nắm được. Một số từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như “khách nét”, “nuôi khách, “chốt nhà” có nghĩa là:

  • Khách nét: Khách có khả năng mua 
  • Nuôi khách: Quá trình chăm sóc khách hàng từ khách xem nhà đến khách nét
  • Chốt nhà: Khách đã đặt cọc mua nhà 
  • Nghệ thuật bàn nhậu: Cách chốt nhà chỉ qua cuộc ăn uống

Và cuối cùng đối với bất cứ ứng viên nào cũng vậy, nhà tuyển dụng sẽ luôn dùng một câu hỏi lửng đó là “Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí đó?”. Với câu hỏi này thực chất họ muốn xem độ tự tin của bạn về năng lực của bạn chứ không hẳn là để bạn một lần nữa nhắc lại những cái đã nói ở trên. Một tips cuối cùng mà bạn nên biết rằng, nhân viên kinh doanh bất động sản thường khá chỉn chu về trang phục cũng như sự đĩnh đạc trong tác phong. Vì thế các bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc áo sơ mi lịch sự và quần âu để đi phỏng vấn (với nam) hoặc váy công sở (với nữ). Quan trọng nhất là từng câu nói bạn nói ra phải dứt khoát, ngọn ngành và luôn thẳng lưng tự tin khi phỏng vấn. 

Trang phục lịch sự khiến ứng viên ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng
Trang phục lịch sự khiến ứng viên ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng

Đây đều là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng phần lớn quan tâm đến ứng viên của mình nhất, cụ thể đó là về kĩ năng, kinh nghiệm, thành tựu, ý tưởng và độ am hiểu của bạn như thế nào về lĩnh vực bất động sản. Từ đây, các nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực, thái độ của bạn có phù hợp với công việc, vị trí đang ứng tuyển hay không. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng có thể đặt các câu hỏi khác cho các ứng viên về mức lương, mức hoa hồng, yêu cầu, mục tiêu nghề nghiệp của bạn, sở thích, tại sao lại lựa chọn vị trí này, sở đoản, điểm mạnh, điểm yếu… để có thể đánh giá rõ hơn về ứng viên đó.

Nếu như các ứng viên chuẩn bị được cho mình các câu trả lời trên một cách chủ động, tự tin và hoàn hảo nhất thì tới lúc phỏng vấn, bạn đã phần nào nắm được thế chủ động cũng như không bị làm khó mà mất điểm với nhà tuyển dụng. Hãy nên nhớ cơ hội phỏng vấn chỉ có một và hãy nắm lấy nó tốt nhất có thể. Thay vì hờ hững và chủ quan trong mọi chuyện thì hãy luôn có sự chuẩn bị tốt nhất, kĩ càng nhất cho bản thân mình nhé. Các câu hỏi phỏng vấn về ngành bất động sẽ còn được cập nhật tiếp tới bạn trong những bài tới nhé!

Đăng ngày 07/10/2022, 218 lượt xem