Bí quyết viết CV

Bí quyết viết mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên

1. Hướng dẫn hoàn thiện CV cho vị trí trưởng phòng trở nên

Từ cấp độ trưởng phòng trở nên có nghĩa là bạn đã gia nhập vào đội ngũ những nhân viên cấp quản lý. Do vậy khi viết CV xin việc bạn cần đặt mình vào vị thế của một người quản lý để làm cơ sở đưa những thông tin về kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng vào trong CV.

Hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để biết họ cần gì ở CV quản lý
Hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để biết họ cần gì ở CV quản lý

1.1. Những nội dung có giá trị nhất trong CV

Những vị trí quản lý đều đòi hỏi ứng viên chỉ có chuyên môn tốt và còn có những kỹ năng cần thiết của một người lãnh đạo. Như đã đề cập ngay trong phần mở đầu, bạn cần phải chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy khả được tiềm năng và khả năng lãnh đạo, động viên và quản lý những người làm việc dưới sự giám sát của bạn.

1.1.1. Liệt kê các kỹ năng quản lý cụ thể của bạn

Các công ty cần những nhà quản lý hiệu quả, những người có thể giúp nhân viên dưới quyền hoàn thành các mục tiêu cá nhân và mục tiêu của công ty. Từ nguồn nhân lực đến mục tiêu doanh thu, kỹ năng quản lý được sử dụng liên tục ở tất cả các cấp của một công ty.

Một người quản lý giỏi sẽ hiểu rõ từng nhân viên và biết cách phân công các đầu việc  khác nhau cho nhân viên nhằm mang lại cho họ cảm giác xứng đáng, làm việc theo nhóm, thúc đẩy và cơ hội học hỏi các kỹ năng mới khi từng mục tiêu đạt được.

Liệt kê các kỹ năng quản lý của bạn
Liệt kê các kỹ năng quản lý của bạn

Một số kỹ năng sẽ được nhà tuyển dụng “chấm điểm” cao mà bạn nên đưa vào trong CV bao gồm:

+ Kỹ năng giao tiếp

+ Kỹ năng lãnh đạo

+ Kỹ năng thiết lập mục tiêu

+ Kỹ năng thích ứng

+ Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

+ Kỹ năng đàm phán

+ Kỹ năng phát triển nhân viên

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề

+ Kỹ năng phát triển bản thân

1.1.2. Sử dụng các cụm từ khóa

Hãy phân tích nội dung công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp trong bản tin tuyển dụng để làm cơ sở cho bạn khi bạn quyết định kỹ năng quản lý và thành tích liên quan nào mà bạn nên nhấn mạnh trong CV ứng tuyển của mình.

Các năng lực quản lý mà bạn thể hiện phải phù hợp với các cụm từ khóa được liệt kê trong phần “Bằng cấp ưu tiên” của danh sách công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Sử dụng các cụm từ khóa
Sử dụng các cụm từ khóa

1.1.3. Sử dụng động từ “đắt giá”

Hãy đảm bảo rằng hầu hết ngôn ngữ bạn sử dụng trong CV của mình nên là chủ động hơn là bị động. Bạn nên mô tả những gì bản thân bạn đã làm, chứ không phải là mô tả những gì đã xảy ra với bạn.

Một số động từ hành động thể hiện các kỹ năng lãnh đạo chính bao gồm: khởi xướng, định hướng, đổi mới, khởi nguồn, hướng dẫn, huấn luyện, dẫn dắt, dẫn đường, phát triển, truyền cảm hứng, động lực, thành lập, đạt được, ảnh hưởng, lập kế hoạch và dự báo…

1.1.4. Định lượng và làm nổi bật thành tích của bạn

Trong phần “Kinh nghiệm làm việc” của CV ứng tuyển, hãy nhớ mô tả các ví dụ “hữu hình” về kết quả và những thành công mà bạn đã đạt được trong sự nghiệp quản lý của mình.

Hãy định lượng những thành tích này bằng con số, tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền, tô đậm những số liệu này để làm cho chúng “nổi bật” trong CV và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Làm nổi bật thành tích của bạn
Làm nổi bật thành tích của bạn

1.2. Chú ý đến cách gửi CV cho nhà tuyển dụng

Bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ tạo CV online để tạo chiếc CV xin việc cho bản thân. Hiện này trên mạng internet cũng có rất nhiều mẫu CV được chia sẻ hoàn toàn miễn phí đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
Nếu muốn thể hiện dấu ấn cá nhân nhiều hơn thì bạn có thể tự thiết kế CV bằng các phần mềm quen thuộc như MS Word, MS Powerpoint, Photoshop…
Sau đó hãy nhớ lưu lại CV của bạn dưới định dạng tệp PDF nhé. Điều này nhằm đảm bảo CV của bạn sẽ không bị lỗi font chữ hoặc layout khi gửi tới nhà tuyển dụng.

2. Những mẹo giúp CV của bạn trở nên nổi bật hơn

Các nhà quản lý thường chịu trách nhiệm về một nhóm, quy trình, tập hợp khách hàng hoặc một lĩnh vực chuyên môn trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong CV ứng tuyển trưởng phòng của bạn, điều quan trọng là phải thể hiện kiến thức và khả năng trong ngành của bạn để quản lý một nhóm và dẫn dắt những người khác hướng tới một mục tiêu chung.

Các kỹ năng và kiến thức cần thiết cụ thể để trở thành một nhà quản lý hiệu quả có thể khác nhau tùy theo ngành, nhưng các nhà quản lý thành công có xu hướng trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Họ cũng có thể có kinh nghiệm lãnh đạo nhóm trước đây.

2.1. Dùng thử các định dạng và mẫu sơ yếu lý lịch khác nhau

Có vô vàn mẫu CV được chia sẻ hoàn toàn miễn phí trên mạng internet phù hợp cho tất cả các đối tượng và mọi ngành nghề. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình mẫu CV xin việc phù hợp nhất.

Hình thức CV xin việc hiệu quả nhất cho bạn tùy thuộc vào những kinh nghiệm quản lý, quá trình làm việc và ngành của bạn (ví dụ: Cv xin việc quản lý cho giám đốc kỹ thuật sẽ được thiết kế khác với CV của người quản lý nhà máy ở các phần thông tin dành riêng năng lực kỹ thuật cụ thể).

Những mẹo giúp CV của bạn trở nên nổi bật hơn
Những mẹo giúp CV của bạn trở nên nổi bật hơn

Dưới đây là các định dạng sơ yếu lý lịch phổ biến nhất mà bạn có thể lựa chọn tùy theo kinh nghiệm là việc và những kỹ năng của bản thân:

+ CV kết hợp: Sự kết hợp giữa sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian và chức năng.

+ CV theo trình tự thời gian: Loại sơ yếu lý lịch này liệt kê kinh nghiệm theo thứ tự từ gần thời điểm phỏng vấn nhất đến cũ nhất.

+ CV chức năng: Trong biến thể sơ yếu lý lịch này, trọng tâm là các kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan, thay vì liệt kê theo thứ tự thời gian các vị trí được đảm nhiệm.

+ CV mục tiêu: Trọng tâm ở đây là kết hợp các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn với danh sách công việc.

+ CV thành tích: Hãy coi phần này như một nơi để thể hiện những thành tích hay nhất của bạn ở nơi làm việc.

+ CV kỹ năng: Bạn có thể bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong phần này.

+ CV kèm theo tóm tắt về bằng cấp: Sử dụng phần này để cung cấp cho các nhà tuyển dụng tiềm năng một cái nhìn thoáng qua về lý do tại sao bạn là một ứng viên có năng lực, đủ tiêu chuẩn.

Lựa chọn định dạng CV phù hợp
Lựa chọn định dạng CV phù hợp

2.2. Kiểm tra lại nhiều lần CV xin việc

CV được viết cẩu thả, có lỗi chính tả và ngữ pháp sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá rằng trong công việc bạn cũng có thể cẩu thả. Một nhà quản lý luôn luôn phải để ý đến từng chi tiết nhỏ và khiến cho mọi công việc mình làm đều đạt được kết quả tốt nhất.

Hãy dành thời gian để kiểm tra và chỉnh sửa lại CV cũng như cả thư xin việc của bạn nhé. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè kiểm tra giúp để chắc chắn rằng không tồn tại bất kỳ một lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt nào trong CV của mình.

Như vậy, qua những chia sẻ trên đây bạn đã tìm thấy thông tin chi tiết về các kỹ năng cần làm nổi bật trong mẫu CV xin việc cho vị trí trưởng phòng trở lên, cùng với các lưu ý cần ghi nhớ khi viết CV cho nhiều công việc quản lý khác nhau (bao gồm dịch vụ khách hàng, tài chính, nhân sự, vận hành, kỹ thuật và quản lý chung). Ngoài ra còn có một số mẹo hữu ích để giúp bạn tạo ra một bản CV ứng tuyển thành công.Chúc bạn may mắn trong buổi phỏng vấn sắp tối nhé!

Đăng ngày 14/10/2022, 227 lượt xem