Tin tức tổng hợp

Bản cáo trạng là gì? Công bố bản cáo trạng nhằm mục đích gì?

1. Bản cáo trạng là gì?

1.1. Nội dung của bản cáo trạng

Bản cáo trạng là một văn bản thông báo, trình bày, được ban hành vào cuối giai đoạn truy tố và toàn quyền thực hiện bởi Viện kiểm sát các cấp. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, bản cáo trạng được soạn thảo phải có đầy đủ cơ sở pháp lý rõ ràng, dựa trên bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra. Bản cáo trạng sẽ được gửi cùng hồ sơ vụ án nhằm đề nghị truy tố và đưa bị can ra trước tòa án để xét xử.

Bản cáo trạng là văn bản pháp lý quan trọng
Bản cáo trạng là văn bản pháp lý quan trọng

1.2. Hình thức của bản cáo trạng

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định rõ về hình thức của một bản cáo trạng, gồm những nội dung sau:

- Trình bày rõ ràng quá trình phạm tội, những hành vi cụ thể của bị can trong quá trình này (địa điểm gây án, gây án như thế nào, thời gian gây án, …)

- Xác định hành vi phạm tội của bị can thông qua những chứng cứ xác đáng, không thể chối cãi. Thông qua đó, trình bày những yếu tố liên quan cấu thành hành vi thực hiện tội ác, gồm: thủ đoạn gây án, mục đích phạm tội, động cơ gây án, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành động và hậu quả của hành vi phạm tội (thiệt hại về người và tài sản) và những tình tiết có liên quan tới vụ án điều tra.

Hình thức của một bản cáo trạng
Hình thức của một bản cáo trạng

- Nêu những biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đã được thực thi, áp dụng, hủy bỏ hoặc thay đổi trong quá trình điều tra.

- Trình bày những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can (ví dụ qua hoàn cảnh nhân thân: bố mẹ già, con nhỏ, người thân không có khả năng lao động… )

- Bổ sung các tài liệu, hệ thống tang chứng vật chứng đã được tạm thu giữ nhằm phục vụ cho quá trình điều tra.

- Phần kết luận của bản cáo trạng nêu rõ tội danh của bị cáo, chiếu theo những điều, khoản, điểm đã được áp dụng trên cơ sở của Bộ Luật Hình sự. Ở cuối bản cáo trạng, kiểm sát viên cần ghi rõ ngày, tháng, năm ban hành thực hiện bản cáo trạng, chữ ký kèm chức vụ của người ban hành bản cáo trạng.

1.3. Quy trình ban hành bản cáo trạng

1.3.1. Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có đủ quyền hạn để ban hành bản cáo trạng về những hành vi vi phạm pháp luật của bị can. Vì bản cáo trạng phải dựa trên những nội dung được báo cáo trong bản kết luận của Cơ quan điều tra nên nếu Viện kiểm sát chưa nhận đủ căn cứ để có thể đưa ra kết luận, các kiểm sát viên có thể yêu cầu cơ quan điều tra đồng hợp tác trong quá trình ban hành bản cáo trạng nhằm cung cấp thêm những thông tin cần thiết. Tuy nhiên, điều tra viên chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin, quyết định cuối cùng chỉ nằm trong tay Viện kiểm sát.

Viện kiểm sát có toàn quyền ban hành bản cáo trạng
Viện kiểm sát có toàn quyền ban hành bản cáo trạng

1.3.2. Thời gian ban hành bản cáo trạng

Bản cáo trạng được ban hành trong giai đoạn truy tố. Vậy nên, Viện kiểm sát sẽ có 20 ngày để đưa ra quyết định kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Con số này tăng lên 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định truy tố. Tuy nhiên, mỗi loại tội phạm từ ít nghiêm trọng tới đặc biệt nghiêm trọng đều có khung gia hạn thời gian cụ thể, không được vượt quá từ 10 tới 30 ngày.

2. Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra

Như timviec24h.vn đã chia sẻ, bản cáo trạng phải được ban hành dựa trên những kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra được thể hiện trên bản kết luận điều tra. Do đó, bản cáo trạng và bản kết luận điều tra có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít, hoạt động ăn khớp với nhau. Đó cũng chính là lý do, Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra phải phân công nhiệm vụ và cùng phối hợp trong quá trình khởi tố và truy tố.

Viện kiểm sát có thể yêu cầu bổ sung thêm căn cứ
Viện kiểm sát có thể yêu cầu bổ sung thêm căn cứ

Trong quá trình điều tra, nếu điều tra viên không thể cung cấp đầy đủ chứng cứ được thể hiện qua bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra bổ sung theo Quy định của Pháp luật. Lúc này, Cơ quan cảnh sát điều tra có trách nhiệm phải thực hiện theo các yêu cầu bổ sung của Viện kiểm sát. Nếu Cơ quan cảnh sát điều tra không đồng tình với Viện kiểm sát hoặc hai bên không tìm được tiếng nói chung, điều tra viên có thể kiến nghị trực tiếp tới Viện kiểm sát cấp cao hơn tuy nhiên họ vẫn cần bổ sung những yêu cầu tố tụng của Viện kiểm sát.

Ngược lại, Cơ quan cảnh sát điều tra cũng có trách nhiệm theo sát quá trình khởi tố của Viện kiểm sát. Điều tra viên thường xuyên soát lại một số hoạt động của Viện kiểm sát tuy nhiên quyền giám sát của Viện kiểm sát chỉ được giới hạn ở việc theo dõi, kiểm tra chứ không được thực hiện các hoạt động ở mức độ cao hơn như phê duyệt, bác bỏ những quyết định không đầy đủ, không khách quan. Cơ quan điều tra vẫn có thể kiến nghị hoặc đề xuất lên Viện kiểm sát cấp cao hơn nếu không đồng tình với những quyết định của Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều tra viên có trách nhiệm theo dõi Viện kiểm sát
Điều tra viên có trách nhiệm theo dõi Viện kiểm sát

3. Một số câu hỏi xoay quanh bản cáo trạng

3.1. Ai có quyền thay đổi quyết định của Viện kiểm sát về bản cáo trạng?

Trong giai đoạn xét xử, nếu Tòa án nhận thấy những thiếu sót trong chứng cứ hoặc vi phạm trong thủ tục tố tụng, Thẩm phán có thể phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi trực tiếp với Viện kiểm sát để kịp thời khắc phục ngay tại phiên xét xử.

Trong trường hợp vụ án liên tục phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp không thể bổ sung trực tiếp chỉ dựa trên sự phối hợp của Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán có quyền ra quyết định trao trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để tiếp tục điều tra bổ sung.

Thẩm phán yêu cầu trả hồ sơ cho Viện kiểm sát
Thẩm phán yêu cầu trả hồ sơ cho Viện kiểm sát

3.2. Xử trí khi bị can từ chối nghe hoặc ký xác nhận vào bản cáo trạng?

Trong trường hợp bị can không nghe và từ chối ký nhận cáo trạng khi Viện kiểm sát thông báo cáo trạng, Viện kiểm sát sẽ tiếp tục đọc bản cáo trạng đồng thời lập biên bản về sự vụ này. Lúc này, biên bản cần thể hiện rõ thời gian, địa điểm bị can được đọc thông báo nhận cáo trạng. Kết thúc biên bản có chữ ký xác nhận của người làm chứng, thường là người nhà bị can.

Vì vậy, việc bị can không nghe và xác nhận cáo trạng, không ảnh hưởng tới quá trình truy tố. Hành động này chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của bị can trong phiên tòa.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp câu hỏi bản cáo trạng là gì cũng như vai trò của văn bản này trong quá trình tố tụng hình sự. Đừng quên liên tục theo dõi website timviec24h.vn để liên tục cập nhật những thông tin hữu ích về pháp luật.

Đăng ngày 06/10/2022, 341 lượt xem