Quản trị sản xuất

Định mức nguyên vật liệu là gì? Cách thức xây dựng định mức

1. Định mức nguyên liệu và vật liệu trong doanh nghiệp

1.1. Khái niệm về định mức nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất là những yếu tố không thể bỏ qua. Để có thể kiểm soát và nâng cao hiệu quả trong vận hành, các doanh nghiệp cần sử dụng đến một yếu tố đó chính là định mức nguyên vật liệu. Viết tắt trong tiếng Anh là BOM (Bill of material), định mức nguyên vật liệu là một hệ thống danh sách các danh mục về nguyên liệu thô, linh kiện và những thành phần vật liệu cần thiết trong quá trình xây dựng, vận hành sản xuất hoặc sửa chữa những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Khái niệm về định mức nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Khái niệm về định mức nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.2. Đặc điểm của định mức nguyên liệu vật liệu

Khi nhắc đến khái niệm BOM, chúng ta cần lưu ý đến một số đặc điểm nhất định để có thể phân biệt và nhận biết một cách dễ dàng. 

Đầu tiên đó là mỗi một định mức nguyên vật liệu sẽ xuất hiện theo các định dạng được phân cấp từ cao nhất với sự hiển thị thành phẩm và hạ dần các bậc với sự hiển thị của các thành phần riêng lẻ. Trong một số trường hợp, người ta sử dụng định mức nguyên liệu, vật liệu để có thể liên lạc với các đối tác hoặc trong một nhà máy sản xuất với nhau.

Tiếp theo, mỗi định mức nguyên vật liệu sẽ được gắn với một đơn hàng sản xuất riêng biệt mà việc phát hành danh sách này có thể tạo ra chỗ cho những thành phần có trong hóa đơn nguyên liệu trong kho và cả những thành phần nguyên liệu không có trong kho. Có nhiều loại định mức nguyên vật liệu khác nhau và tùy vào nhu cầu, mục đích người ta sẽ sử dụng những danh sách khác nhau. Một số loại BOM sẽ định nghĩa sản phẩm khi chúng được xây dựng, khi sản phẩm, nguyên vật liệu được đặt hàng hoặc đang trong tình trạng duy trì.

Đặc điểm của định mức nguyên liệu vật liệu
Đặc điểm của định mức nguyên liệu vật liệu

1.3. Vai trò của định mức nguyên vật liệu

Có thể nói, định mức nguyên vật liệu là một khâu trong sản xuất sản phẩm và nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và thành phẩm sau khi hoàn thành. Một số vai trò quan trọng của việc xây dựng định mức nguyên liệu, vật liệu có thể kể đến đó là kiểm soát và tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

1.3.1. Kiểm soát lượng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Vai trò đầu tiên của định mức nguyên vật liệu đó chính là giúp doanh nghiệp kiểm soát lượng nguyên liệu trong hoạt động sản xuất. Nguyên liệu là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình vận hành và sản xuất. Là yếu tố cấu thành và tạo nên những thành phẩm giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ công việc kinh doanh. Nếu không xây dựng định mức cho yếu tố này, các doanh nghiệp không thể biết được những nguyên liệu cần thiết cho mỗi lần sản xuất là bao nhiêu. Không thể kiểm soát hàng hóa một cách tối ưu và có thể gây ra những thất thoát không đáng có.

Kiểm soát lượng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Kiểm soát lượng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.3.2. Tiết kiệm trong sản xuất

Vai trò quan trọng thứ hai của định mức nguyên vật liệu đó là giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Chính nhờ vai trò kiểm soát nói trên mà định mức nguyên vật liệu sẽ giúp các nhà quản trị theo dõi được chi tiết danh sách của những nguyên liệu đã, đang và sắp được sử dụng trong quá trình sản xuất. Đưa ra những điều chỉnh và từ đó dần hình thành được thói quen tốt trong hoạt động vận hành và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh một cách tối đa.

Đóng góp những vai trò quan trọng như vậy thì làm thế nào để có thể xây dựng được một định mức nguyên vật liệu mang lại hiệu quả có doanh nghiệp?

Tiết kiệm trong sản xuất
Tiết kiệm trong sản xuất

2. Cách thức để xây dựng định mức nguyên vật liệu hiệu quả

Muốn xây dựng được yếu tố này trong doanh nghiệp, người thực hiện cần nắm rõ được thành phẩm khi tạo ra cần đến những nguyên liệu gì, những nguyên liệu đó cần chuẩn bị với số lượng là bao nhiêu thì đủ để hoàn thành một quy trình sản xuất?... Ngoài ra người thực hiện còn cần tính toán cụ thể cho những trường hợp như thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất, những trường hợp phát sinh thiếu sản phẩm do hỏng, thiếu sót,... vươt jquas định mức đã đề ra và người ta gọi đó là định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Yếu tố này sẽ được xác định bằng nguyên vật liệu cần thiết (cho 1 thành phẩm), số hao hụt trong định mức cho phép và nguyên liệu dự phòng cho những sản phẩm bị hỏng.

Các bước để xây dựng định mức nguyên vật liệu sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định danh sách các nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm sau khi hoàn thành.

Bước 2: Thực hiện thử nghiệm tạo ra các sản phẩm mẫu để có được số lượng chi tiết cho từng nguyên vật liệu.

Bước 3: Tiến hành phân tích những điều kiện có thể tác động đến quy trình vận hành, dây chuyền sản xuất tạo ra thiếu hụt được nguyên vật liệu để có thể điều chỉnh và chuẩn bị kịp thời. Xem xét và tính toán cho các trường hợp thành phẩm sau cùng bị lỗi, hỏng và cần đến nguyên vật liệu để sản xuất thay thế.

Bước 4: Xây dựng những kế hoạch dự trù cho trường hợp liên quan đến việc tăng giảm giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường. Sự biến động của giá cả là không thể đoán trước được, chính vì vậy doanh nghiệp cần có cho mình những phương án để có thể điều chỉnh và xác định mức một cách cụ thể, chi tiết.

Cách thức để xây dựng định mức nguyên vật liệu hiệu quả
Cách thức để xây dựng định mức nguyên vật liệu hiệu quả

3. Giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất

Như đã nhắc đến ở trên thì việc có được một định mức nguyên vật liệu phù hợp với dây chuyền sản xuất thành phẩm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thế nhưng công việc này lại không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có quy mô và sở hữu hoạt động vận hành phức tạp, đa dạng. Một giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp có thể giảm bớt “gánh nặng” trong việc quản lý này đó chính là sử dụng các phần mềm quản trị sản xuất để hỗ trợ hoạt động vận hành.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm công nghệ có thể giúp công việc của các nhà quản trị và điều hành trở nên mượt mà hơn. Một trong số đó mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó chính là phần mềm Quản trị sản xuất 365. Sở hữu những tính năng hữu ích như quản lý hàng hóa, xây dựng hệ thống quản trị của tất các bước trong quản trị dây chuyền sản xuất trong đó có định mức nguyên vật liệu,... Phần mềm với giao diện đẹp mắt và cung cấp đến người dùng hoàn toàn miễn phí, đây chắc chắn là cái tên sẽ không khiến người dùng thất vọng khi tìm kiếm và trải nghiệm những giá trị thiết thực được mang đến.

Giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất
Giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về định mức nguyên vật liệu dành cho bạn. Hy vọng qua bài viết, người đọc đã tìm kiếm được cho mình những thông tin hữu ích. Đừng quên thường xuyên ghé thăm timviec24h.vn để đón đọc những bài viết hấp dẫn khác cho mình nhé!

Đăng ngày 02/12/2022, 152 lượt xem