Bí quyết viết CV

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo

1. Các bước để viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo

Tất cả mọi công việc đều có quy trình riêng của nó, dù là viết cv hay viết mục tiêu nghề nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Nắm được các bước viết mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn không bị viết sai yêu cầu, tránh việc làm mất điểm trong quá trình ứng tuyển.

1.1. Bước 1: Nghiên cứu kỹ yêu cầu nhà tuyển dụng

Trong bất kỳ công việc nào, nhà tuyển dụng cũng sẽ cung cấp cho các ứng viên một bản miêu tả công việc, nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo cũng không phải ngoại lệ. Bản miêu tả công việc sẽ yêu cầu những mục như công việc bạn phải làm trong vị trí ứng tuyển, yêu cầu cho ứng viên và quyền lợi mà vị trí đó nhận được. Bởi vì bạn đang viết phần mục tiêu nghề nghiệp, nên chúng ta sẽ quan tâm nhất vào phần yêu cầu dành cho ứng viên.

Cần nghiên cứu kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng
Cần nghiên cứu kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng

Mỗi công việc sẽ yêu cầu ứng viên phải có một kỹ năng hoặc chuyên môn riêng, chính vì vậy ta không thể ghi bừa bãi vào phần mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo được. Nếu như bạn ghi những thứ mà vị trí này không cần đến thì cũng đồng nghĩa với việc phần này bạn viết chưa thành công, chưa đạt được mục đích.

Trong phần yêu cầu của bản mô tả nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo thường có những yêu cầu về công việc như: nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp tốt; am hiểu về quảng cáo, marketing… Dựa vào mục đó, bạn sẽ biết những kỹ năng gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Ta gọi phần này là tìm kiếm những điều mà nhà tuyển dụng cần. Sau khi đã tìm hiểu được điều này, chúng ta sẽ đến với bước 2, đó là tìm kiếm những cái ta có.

1.2. Bước 2: Nghiên cứu kỹ thế mạnh của bản thân

Nhiều người cho rằng nhà tuyển dụng cần gì thì mình viết cái đó vào là được. Điều đó không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Nhà tuyển dụng đủ thông minh để biết rằng bạn đang nói thật hay nói dối. Nếu bạn viết những kỹ năng mình không có vào phần mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo, thì có thể bạn sẽ qua được vòng hồ sơ nhưng khả năng cao sẽ không qua được vòng phỏng vấn.

Nghiên cứu kỹ thế mạnh của bản thân
Nghiên cứu kỹ thế mạnh của bản thân

Điều bạn cần làm lúc này đó là ngẫm nghĩ xem bạn có những kỹ năng gì. Một người có thể có rất nhiều kỹ năng khác nhau, nhưng đôi khi công việc lại không cần đến những kỹ năng ấy. Hãy liệt kê ra hoặc viết ra những kỹ năng của mình để bắt đầu tới bước 3, tìm kiếm những kỹ năng để viết vào phần mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo.

1.3. Bước 3: So sánh giữa cái nhà tuyển dụng cần và cái bạn có

Sau hai bước trên, chúng ta đã phần nào nắm được những yêu cầu của nhà tuyển dụng về vị trí trên cũng như những kỹ năng mà bản thân ta có. Điều cuối cùng bây giờ đó là so sánh xem đâu là điểm chung giữa hai phần đó.

So sánh giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu của nhà tuyển dụng
So sánh giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu của nhà tuyển dụng

Như ở phần trên, ta có thể thấy nghề tiếp thị quảng cáo đòi hỏi các kiến thức liên quan đến chuyên ngành quảng cáo và marketing, nếu như bạn học marketing thì đây chính là thế mạnh của bạn. Bạn có thể ghi ngay vào phần mục tiêu nghề nghiệp của mình ý này. Hoặc đơn giản là bạn có khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt mà nhà tuyển dụng lại đòi hỏi nó thì đấy cũng chính là điều bạn cần nhấn mạnh.

Trong trường hợp nếu bạn cảm thấy mình có ít kỹ năng và kiến thức cần thiết cho vị trí này thì có thể xem trong những kỹ năng bạn có, đâu là kỹ năng có thể sẽ phù hợp với công việc nhưng không được nhà tuyển dụng đề cập. Sau đó, viết nó vào phần mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo.

2. Gợi ý một vài cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo

2.1. Mục tiêu nghề nghiệp cho nhân viên tiếp thị

Nhân viên tiếp thị có yêu cầu chung đó là giao tiếp tốt, nói năng lưu loát, rõ ràng. Đồng thời cần phải nắm kỹ các kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ cần tiếp thị.

Cv tiếp thị quảng cáo có chứa mục tiêu nghề nghiệp
Cv tiếp thị quảng cáo có chứa mục tiêu nghề nghiệp

Ví dụ:

“Với hai năm kinh nghiệm trong vị trí tiếp thị sản phẩm và tư vấn cho khách hàng, tôi tự tin có thể hoàn thành tốt các công việc được giao. Khả năng giao tiếp và thái độ niềm nở của tôi chính là chìa khóa khiến cho trong hai năm liền tôi đạt danh hiệu nhân viên tiếp thị xuất sắc. Đến với công ty, tôi mong mình có thể được làm việc ở trong môi trường mà tôi có thể phát triển được bản thân nhiều hơn cũng như tiến xa hơn trong công việc.”

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường thường là những người chưa nắm trong tay nhiều kinh nghiệm làm việc và đây chính là điểm yếu hơn so với các ứng viên khác. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, nhiều công ty chấp nhận đào tạo người mới. Bởi họ tin rằng đào tạo người mới để họ trở nên phù hợp với tổ chức sẽ dễ hơn việc tuyển người từ nơi khác sang.

Để cv của bạn không bị mất điểm bởi phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần chú ý khai thác thật tốt các kỹ năng thay vì kinh nghiệm làm việc. Có thể nêu ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để thể hiện rằng bạn có ý muốn gắn bó với công ty.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo cho sinh viên mới ra trường
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo cho sinh viên mới ra trường

Ví dụ:

“Tốt nghiệp trường đại học Thăng Long khoa Quảng cáo, với vốn kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập, tôi tin rằng mình sẽ hoàn thành thật tốt những công việc mà quý công ty yêu cầu. Bên cạnh đó, với khả năng làm việc tốt trong áp lực, học hỏi nhanh, tôi phấn đấu trong hai năm tới sẽ trở thành một nhân viên không thể thiếu của phòng quảng cáo trong công ty. Thời gian dài hơn, nếu có cơ hội, tôi mong muốn được hỗ trợ công ty trong vai trò của một người quản lý.”

3. Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo

Như đã đề cập ở trên, chúng ta không nên nói quá, nói không thật về bản thân vì như vậy có khả năng gây ra hiệu ứng ngược. Nghĩa là không những bạn không được đánh giá cao mà còn bị loại khỏi vị trí tuyển dụng.

Bạn có thể được xét qua vòng hồ sơ, nhưng đến vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ để ý và hỏi bạn về những kỹ năng, kinh nghiệm bạn có hoặc bất cứ một thứ gì bạn nhắc đến trong cv của mình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, họ có thể nhận ra những thông tin bạn viết trong cv là chính xác hay nói dối.

Điều thứ hai cần lưu ý đó là không nên viết quá dài, quá lan man phần mục tiêu nghề nghiệp. Điều này luôn được nhắc nhở trong không chỉ riêng cv tiếp thị quảng cáo mà trong tất cả các bản cv khác. Mục tiêu nghề nghiệp tuy là phần quan trọng, nhưng không nên vì thế mà viết dài gây mất diện tích của các mục khác.

Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo
Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo

Thêm vào đó, viết dài cũng chưa chắc đã tốt bởi cái nhà tuyển dụng cần đó chính là cô đọng và đi đúng vào trọng tâm. Miễn sao thể hiện được phần nào các kỹ năng, kinh nghiệm và mục tiêu của bạn đối với vị trí này. Thường thì dung lượng hoàn chình sẽ rơi vào khoảng từ hai đến ba câu cho phần mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo.

Vậy là trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo. Nếu còn điều gì chưa hiểu thì hãy bình luận ở phía dưới cho chúng tôi biết để có thể giúp bạn giải đáp các thắc mắc của mình.

Đăng ngày 14/10/2022, 227 lượt xem