Tin tức tổng hợp

Vải Rayon là vải gì? Vải Rayon có những ưu và nhược điểm gì?

1. Tổng quan về vải Rayon

1.1. Vải Rayon là vải gì?

Vải Rayon là một chất liệu bán tổng hợp được làm từ nhiều nguồn tự nhiên khác nhau trong các sản phẩm nông nghiệp tái chế dưới dạng các sợi cellulose. Mặc dù vải Rayon có nền tảng cơ bản là các thành phần tự nhiên nhưng nhà sản xuất vẫn sử dụng một số chất hóa học để gia tăng tính năng của vải Rayon.

Nhờ vậy mà vải rayon mang trong mình đầy đủ tính năng của các loại vải khác như vải linen, vải lụa, vải cotton,… Vải Rayon nổi bật ở tính linh hoạt, mềm mại, khả năng thoáng khí, hút ẩm tốt nên được phổ biến trong các trang phục thường ngày hay thời trang thể thao.

Vải Rayon là vải gì
Vải Rayon là vải gì?

1.2. Nguồn gốc ra đời của vải Rayon

Vải Rayon bắt đầu được biết đến vào năm 1846 tại Hoa Kỳ. Lúc này, người ta vẫn gọi nó với cái tên là lụa nhân tạo. Đến năm 1925, chất liệu này đã được Ủy ban Thương mại Liên bang gọi với cái tên là Rayon. Rayon đã dần được người dân quan tâm khi thấy đây là một sự lựa chọn ít tốn kém hơn so với chất liệu bằng lụa.

Đến năm 1952, Ủy ban Thương mại Liên bang đã quyết định chia vải Rayon làm 2 loại là cellulose tinh khiết (còn gọi là vải Rayon) và các sợi có hợp chất cellulose (được gọi là acetate). Lúc này, Rayon vẫn được được người ta sử dụng là vật trang trí nội thất hay đồ gia dụng.

Vào năm 1955, nhiều nhà sản xuất bắt đầu ứng dụng vật liệu này trong lĩnh vực may mặc. Hiện nay, vải Rayon vẫn được biết đến là một sản phẩm chất lượng, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.3. Quy trình sản xuất chất liệu vải Rayon

Sau hàng trăm năm liên tục đổi mới và phát triển, quy trình sản xuất vải Rayon đã có nhiều sự đổi mới và phát triển vượt bậc. Mặc dù đã xuất hiện rất nhiều cách thức khác nhau nhưng vải Rayon vẫn tuân theo một quy trình cơ bản sau:

Bước 1: Tiến hành xử lý cellulose tinh khiết bằng chất natri hidroxit, từ đó tạo ra tấm xenlulo kiềm. Các tấm này sẽ bắt đầu được sấy khô, cắt nhỏ thành nhiều mảnh vụn và tiếp tục ủ trong các thùng kim loại từ 2 – 3 ngày. Nhiệt độ và độ ẩm sẽ đạt đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Bước 2: Sau khi được lão hóa, các mảnh vụn sẽ được trộn trong cacbon disunfua lỏng tạo thành nhiều mảnh vụn màu cam gọi là natri xenlulo xanthate. Hoạt chất này tiếp tục được ngâm trong xút ăn da làm nên một lớp nhầy giống mật ong. Sau đó, người ta sẽ cho thêm thuốc nhuộm và chất tạo màu, ủ trong các thùng từ 4 đến 5 ngày.

Bước 3 là tiến hành sản xuất sợi bằng dung dịch Visco: quá trình này được thực hiện bằng cách ép chất lỏng đi qua các lỗ xoay giống như vòi hoa sen vào trong một thùng chứa axit. Nếu dùng để sản xuất xơ ghim, người ta sẽ cần những cái lỗ to hơn. Nếu là sợi filament thì sẽ dùng một trục có các lỗ nhỏ hơn. Khi cho vào bể axit, các sợi sẽ có dấu hiệu đông đặc được gọi là xenlulozo tái sinh.

Bước 4: Sau khi được ngâm trong axit, các sợi sẽ được tiến hành kéo dài và dệt thành thảm.

Bước 5: Lúc này sẽ tiến hành bảo dưỡng các sợi vải. Sau đó, chất liệu này sẽ được cho vào hóa chất và quy trình dệt khác nhau để làm nên sợi vải.

Quy trình sản xuất vải Rayon diễn ra vô cùng phức tạp
Quy trình sản xuất vải Rayon diễn ra vô cùng phức tạp

2. Vải Rayon có những ưu và nhược điểm gì?

2.1. Ưu điểm của vải Rayon

Tính mịn màng: vải Rayon có kết cấu mềm mại, mịn màng tạo cảm giác thoải mái khi chạm vào, làm người dùng liên tưởng tới các loại vải phổ biến như bông, lanh.

Độ sáng bóng: bề mặt vải có các cấp độ ánh sáng khác nhau, từ thấp đến cao làm nên sự sáng bóng của vải Rayon.

An toàn với làn da: do được làm từ các thành phần đến từ thiên nhiên nên vải Rayon cực kỳ an toàn với sức khỏe, không gây ảnh hưởng đến làn da.

Tính hút ẩm: do có khả năng hút ẩm vượt trội so với sợi bông nên nó thường được sử dụng cho các sản phẩm quần áo năng động, dễ ra nhiều mồ hôi.

Giá thành thấp: màu sắc của vải Rayon đẹp không thua gì vải lụa nhưng lại mang một giá thành rẻ thành rẻ hơn. Đây là một sản phẩm lý tưởng để thay thế các loại vải cao cấp.

Nhuộm màu dễ dàng: vải Rayon có thể nhuộm từ màu tự nhiên đến màu hóa học. Đặc biệt rất bền màu, rất khó bị phai sau một thời gian sử dụng.

Vải Rayon đem lại sự mềm mại
Vải Rayon đem lại sự mềm mại

2.2. Nhược điểm của vải Rayon

Mặc dù mang trong mình nhiều đặc điểm nổi trội nhưng vải Rayon cũng có những nhược điểm nhất định, cụ thể:

Khó bảo quản: vải rayon là một loại vải cầu kỳ trong khâu bảo quản và chăm sóc. Người dùng cần tiến hành giặt khô khi chất liệu bị ướt. Nếu sử dụng bằng máy, vải rất dễ bị phá vỡ cấu trúc. Nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến vải bị bạc màu, giãn ra, khó khôi phục lại như cũ.

Vải rất dễ bị mốc do tính hút ẩm mạnh từ cơ thể và trong không khí.

Không thân thiện với môi trường: quy trình sản xuất vải phức tạp, có nhiều công đoạn gây ô nhiễm nặng nề tới môi trường.

3. Các loại vải Rayon phổ biến hiện nay

3.1. Vải Viscose

Vải Viscose là một chất liệu có kết cấu gần giống như sáp ong. Chúng ta có thể tìm thấy loại vải này trong các chất liệu như cotton, nhung, vải taffeta. Loại vải này thường được sử dụng trong các trang phục mùa hè hay đi biển bởi tính tính thấm hút mồ hôi, khả năng thoáng khí cực kỳ tốt.

Vải Viscose Rayon
Vải Viscose Rayon

3.2. Vải Lyocell

Đây là một chất liệu được xem như thân thiện với môi trường nhất trong các loại vải Rayon. Bởi nó được làm từ bột gỗ thông qua công nghệ nano khép kín. Chính từ cách thức sản xuất này mà nó đã làm một cuộc cách mạng, thay đổi may mực trên toàn thế giới.

Vải Lyocell mang nhiều đặc điểm nổi trội, ưu việt hơn so với các loại vải thông thường. Chất liệu này có khả năng phân hủy 100%, không gây tác hại lên da, dễ dàng nhuộm màu, có sự thoáng khí và hút ẩm mồ hôi. Tuy nhiên, vải Lyocell có giá thành cao hơn với các loại vải khác trong cùng một thị trường.

3.3. Vải Modal Rayon

Vải Modal Rayon được làm nên từ bột gỗ ở cây sồi và cây bạch dương. Để tạo nên chất liệu, người ta đã phải thực hiện một quy trình sản xuất vô cùng phức tạp.

Về cơ bản, vải Modal Rayon đem lại sự mềm mại, cảm giác sự thoải mái và không bị nhăn trong quá trình sử dụng. Sau một thời gian sử dụng, loại vải thường xuất hiện lông tơ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

5. Hướng dẫn cách bảo quản vải Rayon

Để có thể giúp chất liệu Rayon giữ nguyên được màu sắc, hình dáng, chúng ta sẽ cần chú ý những điều sau:

Cần tiến hành làm sạch vải Rayon bằng phương pháp giặt khô, không sử dụng giặt máy hay giặt bằng tay.

Nếu bắt buộc phải tiến hành giặt bằng tay thì người dùng sẽ hòa tan một chất tẩy rửa dịu nhẹ trong một thau nước lạnh sau đó ngâm vải Rayon trong khoảng 30 phút. Cuối cùng mới tiến hành giặt bằng tay.

Khi phơi quần áo, cần chú ý phơi ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Không nên phơi vải Rayon dưới ánh nắng trực tiếp
Không nên phơi vải Rayon dưới ánh nắng trực tiếp

6. Ứng dụng vải Rayon

Được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, vải Rayon đem lại chúng ta sự thoáng mát, dễ chịu trong quá trình mặc. Ngoài ra, chất liệu này còn có độ mềm, độ rủ tự nhiên, ôm sát cơ thể. Điều này đã giúp sợi vải rất phù hợp trong việc sản xuất các đồ thể thao, các đồ trang trí nội thất, được sử dụng để sản xuất chăn ga gối,…

Vải Rayon được dùng sản xuất thời trang thể thao
Vải Rayon được dùng sản xuất thời trang thể thao

Như vậy, timviec24h.vn đã trả lời được câu hỏi vải Rayon là vải gì và những ưu, nhược điểm của vải này. Nhờ thông tin của bài viết trên, chúng ta sẽ có sự chú ý trong việc lựa chọn chất liệu của trang phục thời trang thể thao.

Đăng ngày 04/04/2023, 149 lượt xem