Top 10 Công thức làm Bánh đúc siêu ngon tại nhà

Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc lá dứa đã trở thành một món ăn thân thương và gần gũi đến lạ. Không quá cầu kỳ trong cách làm, nguyên liệu cũng rất quen thuộc như bột gạo nếp, bột năng, lá dứa… nhưng món bánh này đã khiến bao người nhớ nhung. Làm bánh đúc hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị và khó quên.

Nguyên liệu:

  • Bột năng: 200 gram
  • Bột gạo tẻ loại ngon: 200 gram
  • Lá dứa: 1 bó
  • Nước cốt dừa: 1 lon
  • Đường cát trắng: 300 gram
  • Nước sạch: 900 ml
  • Gừng tươi: 1/2 củ
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê
  • Vừng trắng rang chín: 50 gram

Cách làm:

  • Rây bột gạo tẻ và bột năng vào một âu riêng. Sau đó, rửa sạch lá dứa, xay nhuyễn với 400 ml nước và lọc qua rây để lấy phần nước dứa.
  • Cho muối, 200 gram đường cát trắng và 1/3 lon nước cốt dừa vào nước dứa, khấy nhẹ để các nguyên liệu hòa tan vào nhau.
  • Bắc một chiếc nồi lên bếp, đổ hỗn hợp nước dứa và bột vào nồi, dùng thìa khuấy lên đến khi thành một khối đồng nhất rồi để bột nghỉ 30 phút. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước lá dứa để bánh có màu sắc như mình mong muốn.
  • Bột sau khi đã nghỉ xong thì cho lên bếp đun ở lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi. Sau đó, hạ lửa nhỏ xuống và dùng đũa khuấy đều rồi để bột sôi lục bục trong vài phút và thỉnh thoảng khuấy lên cho bột tan bong bóng.
  • Lấy khuôn bánh đã chuẩn bị sẵn, phết một lớp dầu ăn mỏng lên rồi đổ bột vào trong khuôn, dàn thật đều.
  • Hấp bánh đến khi chín, dùng muôi đè chặt xuống cho bánh tạo thành một khối thật chắc. Bạn có thể kiểm tra bánh chín hay chưa bằng cách dùng tăm xiên nhẹ vào bánh, nếu tăm không dính bột thì bánh đã chín.
  • Để bánh bên ngoài đến khi bớt nóng rồi cho vào tủ lạnh để bánh dẻo và ngon hơn.
  • Giã nhỏ gừng tươi, vắt lấy nước cốt. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dùng gừng đã xay sẵn, tuy nhiên gừng tươi sẽ có hương vị thơm ngon hơn.
  • Cho 500 ml nước, 3 thìa canh bột năng, 1/3 lon nước cốt dừa, một chút nước gừng cùng phần đường còn lại vào trong bát lớn và khuấy đều để hỗn hợp hòa tan hoàn toàn. Tiếp theo, đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho sánh lại và nêm nếm gia vị sao cho hợp với khẩu vị của bạn.
  • Cắt bánh ra thành những miếng vừa ăn, cho phần nước cốt dừa còn lại và rắc vừng trắng lên mặt bánh nữa là xong.

Bánh đúc lá dứa
Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc lá dứa
Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc keto bằng bột rau câu

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc thăn 150 gr(băm nhỏ)
  • Tôm khô 30 gr(băm nhỏ)
  • Nấm hương 3 cái(cắt nhỏ)
  • Cà rốt 50 gr(cắt hạt lựu)
  • Hành tây 1 củ(cắt hạt lựu)
  • Lòng trắng trứng gà 2 cái
  • Bột rau câu dẻo 10 gr(1 gói)
  • Tỏi băm 1 muỗng canh
  • Đường ăn kiêng 5 gr
  • Màu hạt điều 1 muỗng cà phê
  • Hành lá 2 cây(cắt nhỏ)

Cách làm:

Xào nhân bánh:

  • Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh tỏi băm rồi phi thơm.
  • Tiếp theo, cho vào 150gr thịt, 30gr tôm khô rồi đảo đều đến khi thịt săn lại.
  • Cho thêm cà rốt, nấm hương, hành tây, 1 muỗng cà phê nước mắm, 5gr đường ăn kiêng, 1 muỗng cà phê màu hạt điều và tiếp tục đảo đều.
  • Cuối cùng cho vào hành lá rồi tắt bếp.

Trộn bột bánh:

  • Cho vào tô 10gr bột rau câu dẻo, 5gr đường ăn kiêng, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 2 cái lòng trắng trứng, 400ml nước cốt dừa, 700ml nước lọc.
  • Dùng phới lồng khuấy đều cho nguyên liệu hòa quyện với nhau, sau đó lọc hỗn hợp qua rây cho mịn.

Nấu chín bột:

  • Bắc nồi bột lên bếp, khuấy đều trên lửa vừa trong khoảng 5 - 6 phút cho bột chín.

Đổ khuôn bánh:

  • Dàn đều 1 lớp nhân bánh vào khuôn, sau đó đổ phần bột vừa nấu vào.
  • Chờ cho phần bột đông cứng lại, phủ thêm 1 lớp nhân lên trên là hoàn tất.

Cắt bánh:

  • Cắt bánh thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn và thưởng thức thôi!

Thành phẩm:

  • Bánh đúc keto có phần bánh mềm dẻo, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị beo béo, ngọt nhẹ từ nước cốt dừa cùng nhân thịt đậm vị, thơm ngon.

Bánh đúc keto bằng bột rau câu
Bánh đúc keto bằng bột rau câu

Bánh đúc keto bằng bột rau câu
Bánh đúc keto bằng bột rau câu

Bánh đúc lạc

Bánh đúc lạc là món ăn dân dã đã có từ rất lâu đời, chỉ với những nguyên liệu chủ yếu là bột gạo và lạc. Vậy công thức cho món này là gì? Hãy cùng Timviec24h tìm hiểu về cách làm Bánh đúc lạc hấp dẫn tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên liệu:

  • Bột gạo tẻ ngon: 500gr
  • Nước vôi trong: 1,8–2lít
  • Lạc nhân: 200gr
  • Dầu ăn, muối bột canh, đường trắng
  • Tương bần: Nên chọn loại vôi củ đã được tôi ít nhất một năm để nước vôi khi gạn được trong nhất và không có vị chát, như vậy bánh đúc sẽ thơm ngon, dẻo bùi hơn.

Cách làm:

  • Lấy lạc nhân ngâm vào nước sạch khoảng 6 tiếng cho nở, rồi đem luộc lạc cho chín rồi vớt ra rổ thưa để ráo nước. Có thể bỏ vỏ hoặc để vỏ tùy sở thích
  • Cho 500gr bột gạo tẻ vào 2l nước vôi trong rồi khuấy đều cho bột tan hòa đều cùng với nước. Tiếp đó cho thêm 1/2 thìa café muối vào và tiếp tục khuấy cho tan muối. Sau đó cho hỗn hợp nước vôi, bột vào tủ lạnh ngâm khoảng 2 tiếng cho bột nở rồi bỏ ra ngoài.
  • Cho hỗn hợp bột gạo đã nở vào nồi đun sôi, vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều tay để tránh bột bị vón cục và lắng ở đáy nồi. Khuấy đều tay theo một chiều, như vậy bột sẽ tan đều và bánh đúc sẽ dẻo thơm và mềm mịn hơn.
  • Khi hỗn hợp bột bắt đầu thấy sền sệt thì vặn lửa nhỏ lại và cho 3 thìa dầu ăn vào trộn đều. Đậy vung lại và đun khoảng 15 phút thì mở vung ra dùng đũa khuấy đều một lần nữa rồi tiếp tục đun như vậy đến khi nào bột gạo quánh đặc lại là được.
  • Cho lạc đã luộc chín vào hỗn hợp bột gạo đang đun rồi vặn lửa to vừa, đun thêm khoảng 5-7 phút nữa thì tắt bếp
  • Cuối cùng đổ bánh đúc đã được ra khuôn. Hoặc nếu không có khuôn làm bánh thì có thể cho ra các đĩa sâu lòng rồi đợi bánh nguội cắt thành những miếng vừa ăn và thưởng thức cùng với tương.

Bánh đúc lạc
Bánh đúc lạc

Bánh đúc lạc
Bánh đúc lạc

Bánh đúc gân lá dứa - bánh đúc ngọt

Nguyên liệu:

  • Bột năng 120 gr
  • Bột gạo 80 gr
  • Tinh bột bắp 1 muỗng cà phê
  • Nước cốt dừa 300 ml
  • Đường thốt nốt 250 gr
  • Gừng cắt lát 10 gr
  • Lá dứa 5 lá
  • Mè rang 1 ít
  • Đường/ muối 1 ít

Cách làm:

Lọc nước cốt lá dứa:

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch lá dứa, để ráo nước, lúc này cắt khúc nhỏ 2/3 số lá dứa, 1/3 còn lại để nguyên dùng nấu nước đường.
  • Kế đến, xay nhuyễn lá dứa với 150ml nước, sau đó thì lọc lại qua rây để thu lấy phần nước cốt.

Trộn hỗn hợp bột lá dứa và bột cốt dừa:

  • Cho vào tô 60gr bột năng, 40gr bột gạo, 1/4 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 150ml nước cốt lá dứa rồi khuấy cho bột tan.
  • Cho vào tô mới 60gr bột năng, 40gr bột gạo, 1/4 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 100ml nước cốt dừa, 50ml nước lọc và khuấy đều.
  • Kế tiếp, để yên 2 tô bột khoảng 30 phút cho bột nghỉ.

Khuấy bột:

  • Bắc nồi lên bếp cùng 150ml nước rồi nấu sôi. Khi nước sôi, bạn hạ lửa xuống mức nhỏ nhất và đổ từ từ hỗn hợp bột cốt dừa vào, vừa cho vừa khuấy đến khi bột hơi sánh lại.
  • Lúc này, bạn nhấc nồi ra khỏi bếp và tiếp tục khuấy cho bột sệt đặc lại.
  • Tiếp theo, bạn bắc nồi mới lên bếp cùng 150ml nước và nấu sôi. Làm với thao tác tương tự như trên với phần bột lá dứa.

Đổ khuôn và hấp bánh:

  • Bạn chuẩn bị một khuôn silicon lớn, sau đó bạn đổ phần bột lá dứa vào khuôn, tiếp theo đổ chồng phần bột cốt dừa lên trên. Dùng muỗng trộn nhẹ nhàng cho 2 hỗn hợp hòa quyện và tạo đường vân trắng xanh xen kẽ đẹp mắt.
  • Kế đến, đặt khuôn bánh vào xửng hấp, đậy nắp kín và hấp chín bánh từ 15 - 17 phút kể từ lúc nước bắt đầu sôi.
  • Cuối cùng, để bánh nguội hoàn toàn và cho vào ngăn mát tủ lạnh từ 4 - 12 tiếng để bánh được định hình và tạo độ dẻo giòn đạt chuẩn.

Nấu đường thốt nốt và nước cốt dừa:

  • Bắc nồi lên bếp, cho vào 250gr đường thốt nốt, 250ml nước, 10gr gừng cắt lát rồi nấu trên lửa trung bình từ 10 - 13 phút đến khi đường tan hết.
  • Khi đường tan, bạn cho vào 1 bó lá dứa nhỏ và nấu hỗn hợp thêm 1 phút nữa thì tắt bếp.
  • Bắc 1 nồi mới lên bếp, cho vào 200ml nước cốt dừa, 1/4 muỗng cà phê muối, 2/3 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tinh bột bắp. Khuấy đều hỗn hợp trên lửa trung bình cho sôi.
  • Khi nước cốt dừa sôi, bạn hạ xuống lửa nhỏ và khuấy thêm 1 phút nữa thì tắt bếp.

Hoàn thành:

  • Lấy bánh đúc ra khỏi khuôn, cắt miếng vừa ăn rồi cho vào dĩa, rưới thêm nước cốt dừa, nước đường và rắc thêm ít mè rang nữa là có thể thưởng thức.

Thành phẩm:

  • Bánh đúc gân lá dứa - bánh đúc ngọt thành phẩm với những đường vân xanh trắng bắt mắt, cùng mùi thơm nhẹ từ lá dứa và cốt dừa vô cùng hấp dẫn.
  • Nhai từng miếng bánh dai dẻo, giòn mềm trong miệng, quyện đều cùng nước đường ngọt thơm, nước cốt dừa béo ngậy thì ngon không thể chối từ.

Bánh đúc gân lá dứa - bánh đúc ngọt
Bánh đúc gân lá dứa - bánh đúc ngọt

Bánh đúc gân lá dứa - bánh đúc ngọt
Bánh đúc gân lá dứa - bánh đúc ngọt

Bánh đúc tôm thịt

Nguyên liệu:

  • Phần bánh:
    • Bột gạo: 250gr
    • Bột năng: 40gr
    • Muối: ½ muỗng cà phê
    • Nước cốt dừa: 300ml
    • Nước lọc: 400ml
  • Phân nhân bánh:
    • Thịt heo: 150gr
    • Tôm khô: 100gr
    • Nấm mèo: 50gr
    • Cà rốt: 1/4 củ
    • Hành tím: 1 củ
    • Tỏi: 3 tép
    • Hạt nêm: 1 muỗng cà phê
    • Tiêu xay: 1/2 muỗng cà phê
  • Phần nước mắm:
    • Ớt: 1 trái
    • Tỏi: 3 tép
    • Cà rốt: 1/4 củ
    • Nước mắm: 2 muỗng canh
    • Đường: 1 muỗng canh
    • Nước lọc: 4 muỗng canh
    • Nước cốt chanh: 1 muỗng canh

Cách làm:

  • Bạn cho 250gr bột gạo, 40gr bột năng, ½ muỗng cà phê muối vào tô, trộn đều lên cho nguyên liệu hòa lẫn vào nhau rồi cho 300ml nước cốt dừa vào, khuấy lên cho bột sền sệt, sau đó đổ thêm 400ml nước vào khuấy cho bột tan đều ra, xong bạn đậy kín nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để yên ủ trong 20 phút.
  • Bạn quét một lớp dầu ăn mỏng quanh khuôn, xong đổ 1 lớp bột dày khoảng 1,5cm vào.
  • Bắc xửng hấp lên bếp, cho một lượng nước vừa đủ vào, đợi nước sôi bạn đặt khuôn bánh vô hấp khoảng 7-8 phút thì bánh sẽ đông lại, bạn đổ thêm một lớp bột dày khoảng 1,5cm nữa vô, đậy nắp hấp chín thì xong. Bạn tiếp tục hấp bánh như thế cho đến khi hết bột nhé.
  • Ngâm tôm khô trong nước ấm 10-15 phút cho tôm nở mềm, xong bạn rửa sạch, để ráo. Nếu bạn sử dụng tôm to thì xắt hạt lựu nhé.
  • Thịt heo rửa với muối để khử mùi tanh, xả lại nước sạch, để ráo, băm nhuyễn. Bạn có thể mua thịt heo xay sẵn ngoài chợ nhưng mua thịt về tự sơ chế sẽ đảm bảo vệ sinh hơn.
  • Nấm mèo ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút cho nấm nở bung ra, rửa lại nước sạch, để ráo, xắt nhỏ.
    Hành tím, tỏi bạn băm nhuyễn, cà rốt thái hạt lựu.
  • Bắc chảo lên bếp cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào, đợi dầu sôi bạn cho hành tím, tỏi băm vô phi thơm vàng.
  • Tiếp đó bạn cho thịt heo, tôm khô, nấm mèo, cà rốt vô xào đều lên.Khi nguyên liệu săn lại, bạn nêm nếm 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, đảo đều cho gia vị thấm vào tôm thịt thì tắt bếp.
  • Tỏi, ớt bạn băm nhuyễn, cà rốt thái sợi.Bạn cho 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước cốt chanh vào tô, khuấy tan gia vị, cuối cùng cho tỏi, ớt, cà rốt vào là xong nước chấm.
  • Cắt bánh thành từng miếng nhỏ vừa ăn cho vào dĩa, cho nhân bánh lên trên rồi rưới nước mắm đã làm vào và thưởng thức ngay món bánh đậm chất miền Nam này nhé.

Bánh đúc tôm thịt
Bánh đúc tôm thịt

Bánh đúc tôm thịt
Bánh đúc tôm thịt

Bánh đúc nóng

Bánh Đúc Nóng là món bánh truyền thống, dân dã của nền ẩm thực Việt Nam. Với cách làm bánh đúc nóng siêu ngon này, thời gian thực hiện xong chỉ trong vòng 45 phút. Xem ngay cách làm bánh đúc nóng và thực hiện liền tay món ăn hấp dẫn này cho tối nay nhé! Bật mí trước với bạn tinh hoa của món bánh đúc nóng nằm ở phần pha nước mắm và phần thịt xào đấy!

Nguyên Liệu:

  • Bột gạo: 160 Gr
  • Thịt băm: 150 Gr
  • Hành tím băm: 15 Gr
  • Nấm hương: 15 Gr
  • Nấm mèo: 15 Gr
  • Muối: 1/4 Muỗng cà phê
  • Tiêu: 1/4 Muỗng cà phê
  • Hạt nêm: 1/2 Muỗng cà phê
  • Đường trắng: 60 Gr
  • Nước mắm: 40 ml
  • Ớt băm: 10 Gr
  • Tỏi băm: 25 Gr
  • Bột năng: 100 Gr
  • Bột nếp: 40 Gr
  • Dầu ăn: 20 ml

Cách làm:

  • Phi thơm 15gr hành tím băm, 15gr tỏi băm trong 2 muỗng canh dầu ăn. Sau đó cho 150gr thịt băm vào xào chung với 15gr nấm hương, 15gr nấm mèo đã ngâm mềm, cắt nhỏ. Nêm thịt với 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê tiêu.
  • Rót 400ml nước sôi vào tô, thêm 60gr đường và 40ml nước mắm khuấy cho tan rồi để nguội, thêm vào 10gr tỏi băm và 10gr ớt băm.
  • Trộn 160gr bột gạo, 100gr bột năng, 40gr bột nếp với 1,4 lít nước cho hòa quyện rồi mới bắc lên bếp. Liên tục đảo đều với lửa nhỏ đến khi bột bánh đúc sánh, đặc thì cho 20ml dầu ăn vào. Khi thấy bột bánh đúc trở trong thì tắt bếp.
  • Múc bánh đúc nóng ra chén. Cho thịt băm xào lên trên, rắc ít hành phi, trang trí vài cọng ngò rồi cho nước mắm vào ăn cùng. Từ nay, với cách làm bánh đúc nóng dễ dàng này, mỗi khi thèm bạn chỉ cần xắn tay vào bếp ít phút thôi là đã có thể thưởng thức ngay món bánh đúc thịt bằm siêu hấp dẫn rồi nhé!

Bánh đúc nóng
Bánh đúc nóng

Bánh đúc nóng
Bánh đúc nóng

Bánh đúc đậu đỏ

Nguyên liệu:

  • Bột nếp 200 gr
  • Bột gạo 2 muỗng canh
  • Đậu đỏ 100 gr
  • Nước cốt dừa 400 gr
  • Muối 1/5 muỗng cà phê
  • Bột năng 1 muỗng
  • Đường 6 muỗng canh

Cách làm:

Nấu đậu:

  • Trước khi nấu đậu, bạn nên ngâm đậu ít nhất 4 tiếng để nấu đậu mau mềm hơn.
  • Khi đậu đã được ngâm xong thì bạn cho đậu vào nồi, rồi đổ 600ml nước vào đậu và bật lửa đun.
  • Bạn đun đến nước sôi thì chắt nước ra rồi đổ lại 500ml nước đun đến khi sôi thì cho 1 muỗng canh đường vào đảo lên rồi đun tiếp, đến khi nào cầm hạt đậu lên ăn thử thấy mềm và không bị sượng bên trong là được.
  • Khi đậu đã chín thì bạn vớt đậu ra cho ráo nước.

Trộn bột:

  • Bạn rây 200g bột nếp và 2 muỗng canh bột gạo vào một cái thau.
  • Sau đó đổ 300ml nước vào rồi khuấy kĩ cho bột tan đều.

Nấu nước đường:

  • Bạn nấu 4 - 4.5 muỗng canh đường với khoảng 300ml nước đến khi nước sôi và đường tan đều thì tắt bếp.

Khuấy bột với nước đường:

  • Khi nước đường vừa mới sôi, thì bạn tắt bếp và đổ từ từ vào tô bột, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi bột và đường hòa quyện đều với nhau là được.

Hấp bánh:

  • Bạn quét 1 lớp dầu mỏng vào những cái chén nhỏ rồi xếp chúng vào xưởng hấp.
  • Sau đó bạn vừa khuấy vừa đổ bột vào chén, rồi múc từng muỗng đậu đỏ bỏ vào chén. Hoặc cho đậu vào tô bột luôn, rồi bạn cũng vừa khuấy vừa đổ vào chén.
  • Cuối cùng là đậy nắp lại, bật bếp lên hấp trong khoảng 15 phút là bánh chín.

Nấu nước cốt:

  • Pha 1 muỗng bột năng với 4 muỗng nước.
  • Sau đó đổ 400g nước cốt dừa và 1 muỗng canh đường vào một cái chảo khô.
  • Rồi bạn vừa khuấy nước cốt dừa vừa đổ hỗn hợp bột năng vào cho bột và nước cốt dừa hòa tan với nhau.
  • Tiếp đến là bật bếp nhỏ lửa và khuấy thật đều tay đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sệt theo ý muốn là được.

Thành phẩm:

  • Bánh đúc đậu đỏ sau khi hấp xong có thể thưởng thức bằng cách dùng 2 que tăm dài xiên qua để lấy ra chấm với nước cốt dừa hoặc đổ nước cốt dừa trực tiếp vào chén và dùng muỗng xúc ăn.

Bánh đúc đậu đỏ
Bánh đúc đậu đỏ

Bánh đúc đậu đỏ
Bánh đúc đậu đỏ

Bánh đúc tàu

Nguyên liệu:

  • Bột gạo lọc 300 gr(hoặc bột gạo)
  • Thịt ba rọi 250 gr
  • Su hào 400 gr
  • Tôm 250 gr
  • Nấm mèo 20 gr
  • Hành tím 2 củ(băm nhỏ)
  • Dầu màu điều 5 muỗng cà phê
  • Đường 1 chén
  • Nước mắm 1/3 chén
  • Hạt nêm 1 muỗng cà phê
  • Dấm 6 muỗng canh
  • Muối 1 muỗng cà phê
  • Tỏi băm 1 muỗng cà phê
  • Nước 4 chén
  • Nước ấm 650 ml

Cách làm:

Trộn bột bánh:

  • Cho vào tô 300gr bột gạo lọc, 1/2 muỗng cà phê muối, 650ml nước ấm, dùng vá khuấy đều cho bột tan hoàn toàn.
  • Sau đó, bạn để yên cho bột nghỉ từ 30 phút - 1 tiếng.
  • Sau thời gian nghỉ, bạn tiếp tục khuấy đều bột trước khi đem đi hấp.

Hấp chín bánh:

  • Nấu sôi nước trong xửng hấp, cho khuôn vào làm nóng.
  • Khi khuôn bánh nóng, bạn khuấy đều bột rồi cho vào khuôn.
  • Hấp từng lớp bột khoảng 5 - 6 phút trên lửa vừa, mỗi lớp sẽ có độ dày 0.5cm. Khi lớp bột này đặc lại (không cần chín) thì bạn tiếp tục cho lớp bột khác lên mặt.
  • Sau khi đổ lớp bột cuối cùng vào khuôn, bạn hấp thêm từ 20 - 30 phút đến khi bột chín hoàn toàn.

Sơ chế và luộc su hào:

  • Su hào gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu.
  • Nấu sôi một nồi nước, sau đó bạn cho su hào vào luộc chín từ 2 - 3 phút.
  • Khi su hào chín, bạn nhanh tay vớt vào tô nước lạnh, rửa sơ lại với nước và để ráo.
  • Tiếp theo, trộn đều su hào với 3 muỗng cà phê dầu màu điều

Ướp nhân tôm thịt:

  • Tôm bỏ chỉ đen và đầu, sau đó rửa sạch.
  • Rửa sạch thịt ba rọi rồi cắt miếng nhỏ.
  • Ngâm nở nấm mèo trong nước, rửa sạch lại rồi cắt sợi vừa ăn.
  • Cho vào tô phần thịt, tôm vừa sơ chế, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê dầu màu điều. Trộn đều cho nguyên liệu hòa quyện và ướp 30 phút.

Xào nhân bánh:

  • Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 ít dầu màu điều, 2 củ hành tím băm nhỏ rồi phi thơm.
  • Khi hành thơm, bạn cho vào phần tôm thịt rồi xào chín trên lửa lớn đến khi nước rút hết.
  • Khi nước rút hết, hạ lửa xuống trung bình và tiếp tục xào đến khi tôm thịt săn lại.
  • Cuối cùng, cho thêm nấm mèo cắt sợi, xào chín thêm 1 lần nữa là hoàn tất.

Làm nước mắm ăn kèm:

  • Cho vào tô 4 chén nước, 1 chén đường, 1/3 chén nước mắm, 6 muỗng canh dấm, 1 muỗng cà phê tỏi băm.
  • Khuấy đều hỗn hợp đến khi đường tan hoàn toàn.

Thành phẩm:

  • Bánh đúc trắng dẻo mềm, ăn kèm cùng nhân thịt bùi béo và nước mắm chua ngọt, đem đến một món ăn vô cùng thơm ngon.

Bánh đúc tàu
Bánh đúc tàu

Bánh đúc tàu
Bánh đúc tàu

Bánh đúc chay

Nguyên liệu:

  • 250g bột gạo lọc
  • 20g bột năng
  • 400ml nước cốt dừa
  • 500ml nước
  • Xíu muối
  • 20ml dầu ăn
  • Nhân bánh đúc chay: 50g cà rốt, 50g củ cải trắng, 5 tai nấm mèo
  • Nước mắm chay chua ngọt ăn bánh đúc: 40ml nước mắm chay, 1 trái chanh, 80ml nước lọc, 40g đường, 30g cà rốt
  • Bào sợi, 30g củ cải trắng cắt lát.
  • Ăn kèm: giá, rau sống các loại, bánh mì sandwich chiên giòn

Cách làm:

  • Cho bột gạo, bột năng, nước cốt dừa, nước lọc, xíu muối vào chảo rồi khuấy đều. Khi bột tan hết thì để bột nghỉ 10 - 15 phút.
  • Cho vào chảo bột 20ml dầu ăn, khuấy đều. Bật bếp, nấu lửa vừa, vừa nấu vừa khuấy cho bột sánh đặc lại. Đổ bột bánh đúc vào khuôn, hấp 20 phút.
  • Cho vào chảo ít dầu, khi dầu nóng cho cà rốt, củ cải trắng, nấm mèo vào xào. Nêm ít hạt nêm chay rồi xào đến khi nhân chín mềm (cho thêm nước). Đổ nhân đều lên mặt bánh đúc, hấp thêm 10 phút.
  • Pha nước mắm chay chua ngọt ăn bánh đúc: Cho nước mắm, đường, chanh, nước lọc vào tô, khuấy tan đường. Cho tiếp cà rốt bào sợi và củ cải trắng cắt lát vào, thêm ớt bằm. Để cà rốt và củ cải thấm nước mắm trong 10 phút.
  • Làm nóng chảo dầu, cho bánh mì sandwich vào chiên vào giòn, vớt ra. Bánh đúc sau khi hấp để nguội rồi cắt bánh ra cho vào dĩa, thêm giá, rau sống cắt nhuyễn, rắc bánh mì chiên và rưới nước mắm chua ngọt lên và thưởng thức thôi.

Bánh đúc chay
Bánh đúc chay

Bánh đúc chay
Bánh đúc chay

Bánh đúc khoai môn nhân mặn

Nguyên liệu:

  • Thịt ba rọi xay 300 gr
  • Nước cốt dừa 200 ml
  • Nước cốt dừa dão 700 ml
  • Khoai môn 1 củ(400gr)
  • Bột gạo 220 gr
  • Bột năng 20 gr
  • Tôm khô 50 gr
  • Hành tím 4 củ(băm nhỏ)
  • Sắn 1 củ(băm nhỏ)
  • Cà rốt 1 củ(cắt nhỏ)
  • Hành lá 2 cây(cắt nhỏ)
  • Tỏi băm 1/2 muỗng canh
  • Ớt băm 1/2 muỗng canh
  • Muối 7.5 gr
  • Dầu ăn 35 ml
  • Hạt nêm 1 muỗng canh
  • Bột ngọt 1 muỗng cà phê
  • Đường 4 muỗng canh
  • Nước mắm 4 muỗng canh
  • Tiêu 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc 3 muỗng canh
  • Nước cốt chanh 1 muỗng canh

Cách làm:

Nấu chín khoai môn:

  • Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt lát.
  • Tiếp theo, cho khoai vào xửng hấp chín mềm trong 15 phút.

Trộn bột bánh:

  • Cho vào tô 220gr bột gạo, 20gr bột năng, 200ml nước cốt dừa, 600ml nước cốt dừa dão, 5gr muối, 5ml dầu ăn, khuấy đều cho hỗn hợp sánh mịn, hòa quyện.
  • Sau đó, bạn đậy nắp bột lại và để nghỉ 20 phút.

Nghiền mịn khoai môn:

  • Cho khoai môn đã hấp chín vào máy sinh tố cùng 100ml nước cốt dừa dão rồi xay nhuyễn.
  • Tiếp theo, lọc hỗn hợp qua rây cho mịn.
  • Trộn bột bánh với khoai môn
  • Từ từ cho hỗn hợp bột gạo vào phần khoai môn, vừa cho vừa khuấy đều, sau đó để bột nghỉ thêm 15 phút nữa.

Xào nhân bánh:

  • Bắc chảo lên bếp, cho vào 30ml dầu ăn, 4 củ hành tím đã băm nhỏ rồi phi thơm.
  • Tiếp theo, cho thêm 300gr thịt ba rọi xay, 50gr tôm khô, củ sắn băm, nấm mèo băm, cà rốt cắt nhỏ, hành lá cắt nhỏ. Xào nhanh tay trên lửa vừa đến khi chín đều.
  • Cuối cùng, nêm nếm cùng 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu, 2.5g muối. Đảo đều phần nhân thêm 1 lần nữa là hoàn tất.

Hấp bánh:

  • Đổ 1/2 phần bột bánh vào khuôn, cho vào xửng hấp, phủ 1 lớp lá chuối, đậy nắp kín và hấp trong 20 phút.
  • Sau 20 phút, bạn đổ phần bột còn lại, đậy nắp và tiếp tục hấp thêm 20 phút nữa.

Làm nước chấm:

  • Cho vào chén 3 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1/2 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh ớt băm. Khuấy đều cho đường tan, gia vị hòa quyện.

Thành phẩm:

  • Cho phần bánh và nhân ra chén, rưới thêm nước mắm chua ngọt và thưởng thức ngay thôi!
  • Bánh đúc khoai môn dẻo mềm, có vị beo béo từ nước cốt dừa, bùi vị khoai môn, ăn kèm cùng nhân thịt mặn, nước mắm chua ngọt, cay cay cực kỳ thơm ngon.

Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Bánh đúc khoai môn nhân mặn

Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Bánh đúc khoai môn nhân mặn

Đăng ngày 05/08/2024, 36 lượt xem