Top 6 Địa chỉ bán bánh đúc rau câu ngon nhất tỉnh Quảng Trị

Chợ cá Cửa Tùng

Vùng biển cửa Tùng thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị may mắn được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều rau câu rong biển. Người dân ở đây đã tận dụng loại thực phẩm này để chế biến ra một món ăn thanh nhiệt vô cùng thích hợp cho mùa hè, đó là món bánh đúc rau câu.

Cách nấu thành công món bánh đúc rau câu không hề khó. Rau câu rong biển sau khi được người dân thu hoạch từ biển về sẽ được rửa sạch bằng nước muối loãng nhằm giảm vị mặn, sau đó luộc cho tới khi rau câu chín nhuyễn kết thành một lớp bột bánh mịn dẻo đặc quánh có màu ngọc bích, thường được ăn kèm với nước chấm ruốc hoặc các loại nước chấm sốt khác.

Hiện nay ở khu vực Chợ cá Cửa Tùng, có khoảng hơn 10 hàng quán của các cô các chị nấu và bán bánh đúc rau câu. Du khách tham quan Quảng Trị có thể ghé chân đến Chợ cá Cửa Tùng, đi qua hàng bánh nằm bên trong chợ để thưởng thức món ăn dân dã những vô cùng đặc sắc này của tỉnh Quảng Trị.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: Chợ cá Cửa Tùng, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (nằm ngay chân cầu Cửa Tùng bờ Bắc)
    Thời gian mở cửa: 5:30 - 16:30

    Chợ cá Cửa Tùng
    Chợ cá Cửa Tùng

    Chợ cá Cửa Tùng
    Chợ cá Cửa Tùng

    Bánh đúc rau câu là món gì?

    Bánh đúc rau câu là một phiên bản hiện đại và sáng tạo của món bánh đúc truyền thống. Món này kết hợp giữa bánh đúc và rau câu, tạo nên một món ăn vừa quen thuộc vừa mới lạ. Bánh đúc rau câu có kết cấu dẻo, mềm của bánh đúc kết hợp với độ dai và trong suốt của rau câu, thường được làm với nhiều tầng màu sắc và hương vị khác nhau.

    • Kết cấu:
      • Bánh đúc rau câu có kết cấu dẻo, mềm của bánh đúc truyền thống, hòa quyện với độ dai và giòn của rau câu.
    • Màu sắc và hương vị:
      • Món bánh này thường được làm với nhiều tầng màu sắc khác nhau, sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên như lá dứa, hoa đậu biếc, gấc, cà phê, cacao,... để tạo màu và hương vị phong phú.
      • Bánh có thể có vị ngọt thanh của nước cốt dừa, vị thơm của lá dứa, hoặc vị béo của đậu xanh tùy vào từng tầng.
    • Nguyên liệu:
      • Bột gạo, bột năng, rau câu (bột agar hoặc gelatin), đường, nước cốt dừa, các loại màu thực phẩm tự nhiên.
    • Cách chế biến:
      • Làm các lớp bánh đúc và rau câu riêng biệt, sau đó đổ xen kẽ từng lớp vào khuôn để tạo ra bánh đúc rau câu nhiều tầng.
      • Mỗi lớp cần để nguội và đông lại trước khi đổ lớp tiếp theo lên để các lớp không bị lẫn vào nhau.

    Bãi biển Cửa Tùng

    Bãi biển Cửa Tùng nổi tiếng là bãi biển có dòng nước sạch, khung cảnh đẹp và nhiều món ăn hấp dẫn trên miền đất Quảng Trị. Hằng năm có rất nhiều du khách đến đây nghỉ dưỡng, vừa hòa mình vào thiên nhiên, vừa có cơ hội thưởng thức những đặc sản trứ danh của tỉnh Quảng Trị. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngay trên bờ biển, có rất nhiều hàng quán phục vụ các món ăn như hải sản, giải khát, đặc sản quê hương, trong đó không thể không kể đến Bánh đúc rau câu.

    Khoảng từ tháng giêng đến tháng 5 âm lịch, cây rau câu rong biển sẽ mọc nhiều, sau tháng 5 hầu như không có nữa, nên người dân phải hái về và dự trữ chúng cho những tháng tiếp theo. Vì vậy nếu du khách đến Quảng Trị trong thời điểm này, sẽ có cơ hội nếm thử món bánh đúc rau câu đúng mùa tròn vị nhất.

    Món bánh đúc rau câu không chỉ là món ăn tốt cho sức khỏe, được người dân Quảng Trị vô cùng ưa chuộng, mà nó còn thể hiện nét đặc sắc ẩm thực của người dân Vĩnh Linh, Quảng Trị. Du khách cũng như có thể mua về làm quà tặng cho người thân của mình.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: Dọc bãi biển Cửa Tùng, Thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (Giáp Địa đạo Vĩnh Mốc)

    Bãi biển Cửa Tùng
    Bãi biển Cửa Tùng

    Bãi biển Cửa Tùng
    Bãi biển Cửa Tùng

    Khu phố An Đức 2, Thị trấn Cửa Tùng

    Món bánh đúc rau câu với hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, giá cả phải chăng đã thu hút không ít người dân trong tỉnh cũng như du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức. Dưới cái nắng gắt mùa hè của vùng đất “gió Lào cát trắng”, một chiếc bánh đúc rau câu mát dịu có tác dụng giải nhiệt vô cùng đáng kể. Món ăn này không dễ "chiều lòng" tất cả thực khách lần đầu nếm thử, nhưng một khi đã ăn một hai lần thì rất dễ gây "nghiện".

    Mặc dù phương pháp chế biến đơn giản, nhưng quá trình để làm ra chúng lại mất rất nhiều thời gian, yêu cầu sự kiên trì, tỉ mỉ và cẩn thận. Người dân Quảng Trị phải đợi khi thủy triều xuống, nước biển cạn dần mới thấy rõ rau câu rong biển để hái. Khi vừa hái lên, rau câu còn bám đất cát nên phải rửa bằng nước biển nhiều lần cho sạch hẳn rồi mới mang về nhà. Sau khi về nhà, người dân tiếp tục ngâm rau câu trong nước muối pha loãng, rửa lại nhiều lần rồi mới tiến hành đun nấu.

    Tại Khu phố An Đức 2, Thị trấn Cửa Tùng, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều gia đình nấu và bán bánh đúc rau câu tại nhà. Đây không chỉ là công việc kiếm thêm thu nhập nuôi sống gia đình trong nhiều năm qua của họ, mà đó còn là nét đẹp ngành nghề truyền thống lâu đời của người dân Vĩnh Linh – Quảng Trị.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: Khu phố An Đức 2, Thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị

    Khu phố An Đức 2, Thị trấn Cửa Tùng
    Khu phố An Đức 2, Thị trấn Cửa Tùng

    Khu phố An Đức 2, Thị trấn Cửa Tùng
    Khu phố An Đức 2, Thị trấn Cửa Tùng

    Cách làm bánh đúc rau câu Quảng Trị đơn giản tại nhà

    • Nguyên liệu: 100g bột gạo; 50g bột năng; 200g đường; 400ml nước cốt dừa; 10g bột rau câu (agar); Màu thực phẩm tự nhiên (lá dứa, hoa đậu biếc, gấc,...); Nước lọc.
    • Cách làm:
      • Chuẩn bị các lớp rau câu: Hòa tan bột rau câu với nước lọc theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì, đun sôi, thêm đường và khuấy đều cho đến khi tan hết. Chia hỗn hợp rau câu thành nhiều phần, pha màu thực phẩm tự nhiên vào từng phần để tạo màu.
      • Chuẩn bị lớp bánh đúc: Trộn bột gạo và bột năng với nước cốt dừa và đường, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ, khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp đặc lại và trong suốt.
      • Đổ khuôn: Đổ một lớp rau câu vào khuôn, để nguội và đông lại. Đổ tiếp một lớp bánh đúc lên trên lớp rau câu đã đông, để nguội và đông lại. Lặp lại quy trình trên cho đến khi hết các lớp rau câu và bánh đúc.
      • Hoàn thiện: Khi các lớp đã đông hoàn toàn, lấy bánh ra khỏi khuôn, cắt thành từng miếng vừa ăn.
    • Thưởng thức: Bánh đúc rau câu có thể được dùng làm món tráng miệng hoặc món ăn nhẹ, rất thích hợp trong các dịp lễ, tết hay các buổi tiệc gia đình. Bạn có thể để bánh trong tủ lạnh để bánh mát lạnh, ăn sẽ ngon hơn.

    Món bánh đúc rau câu không chỉ hấp dẫn về màu sắc mà còn rất ngon miệng, là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

    Chợ Đông Hà

    Mặc dù gọi Bánh đúc rau câu là đặc sản của huyện Vĩnh Linh, thế nhưng bởi vì nhu cầu ăn uống của người dân khắp nơi trên tỉnh Quảng Trị, những người làm nghề lâu năm đã từng bước vận chuyển nguyên liệu và chế biến món ăn này ngay tại Thành phố Đông Hà. Du khách có thể dễ dàng bắt gặp những hàng quán bánh đúc rau câu hấp dẫn của các cô các bà tại khu chợ Đông Hà.


    Về nước chấm ăn kèm, bánh đúc rau cầu thường chấm cùng nước ruốc. Đây là loại nước chấm đặc sản được làm từ ruốc biển của người miền Trung nói chung và người Quảng Trị nói riêng. Bánh đúc rau câu mềm dịu, thanh mát kết hợp với nước chấm ruốc thơm mịn, ớt tươi cay tê đầu lưỡi, là sự kết hợp hoàn hảo cho những người sành ăn, dễ dàng để lại ấn tượng sâu sắc cho những thực khách ngay lần đầu thưởng thức.

    Tại Chợ Đông Hà, du khách sau khi thưởng thức bánh đúc tại chỗ còn có thể mua gói mang về. Ở đây ngoài bánh đúc rau râu ra thì một số đặc sản khác của Quảng Trị cũng vô cùng đáng thử.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: Chợ Đông Hà, Đầu đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị

    Thời gian mở cửa: 7:00 - 17:00

    Chợ Đông Hà
    Chợ Đông Hà

    Chợ Đông Hà
    Chợ Đông Hà

    Đăng ngày 05/08/2024, 30 lượt xem