Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 3
Nhà văn Nam Cao (1915 – 1951) là cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam trước cách mạng và cũng là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học non trẻ những ngày đầu.Trước cách mạng, do bên cạnh việc viết về bi kịch của người nông dân với tác phẩm bất hủ “Chí Phèo” người đọc còn nhớ mãi bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước cách mạng trong tác phẩm “Đời thừa” mà được thể hiện rõ qua nhân vật Hộ.
Nhà văn Nam Cao với tài năng xuất chúng và một tấm lòng yêu thương nhân ái bao la đã thể hiện rõ được tâm lý của người trí thức tiểu tư sản trong cảnh ngộ bi kịch ấy. Chính vì vậy nhận định về Nam Cao, sách Văn học 11 viết “Ông có sở trường về diễn tả, phân tích tâm lý con người”.
Truyện ngắn “Đời thừa” ra mắt bạn đọc lần đầu tiên trong “Trang tiểu thuyết số 7” số ra ngày 4-3-1943. Tác phẩm cùng đề tài này có “Mực mài nước mắt” của Lan Khai, “Nợ văn” của Lãng Tử, “Đời thừa” còn gần gũi về đề tài với một số tác phẩm của Nam Cao như “Trăng sáng”, “Nước mắt” và tiểu thuyết “Sống mòn”. Qua tác phẩm Nam Cao đã miêu tả thành công tâm trạng của một người trí thức tiểu tư sản trước cách mạng.
Hộ vốn là một nhà văn, một nhà văn mang trong mình hoài bão lớn ấy là viết được một tác phẩm “vượt qua mọi giới hạn và bờ cõi” ai đó vội cho đó là sự háo danh. Nhưng không phải vậy. Đó là ước mơ của một con người có lý tưởng, có hoài bão lớn, muốn khẳng định được tài năng của mình. Hộ còn là một nhà văn chân chính.
Điều này được thể hiện qua một loạt quan niệm của anh về văn chương “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” với ý nghĩ ấy Hộ đã vô cùng căm ghét sự cẩu thả trong văn chương “cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Như vậy qua những quan niệm của Hộ về văn chương ta thấy đây là một nhà văn có hoài bão, một nhà văn chân chính, có lương tri của một người cầm bút chân chính ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ.
Thế nhưng trước khi là một nhà văn Hộ còn là một người chồng, một người cha,hắn còn có một gánh nặng gia đình trên vai. Cuộc sống với một gia đình đông con, một người vợ thất nghiệp đã cướp đi ở hắn sự thanh thản sự thanh thản cần thiết để một tâm hồn văn chương thăng hoa, khi mà cứ hết tháng lại “tiền nhà, tiền gạo, tiền nước mắm”. Hoài bão văn chương có thể nung nấu trong chốc lát nhưng chuyện cơm áo là chuyện phải đối mặt hàng ngày. Chả thế mà Xuân Diệu đã từng thốt lên:
“Nỗi đời cay đắng giơ nanh vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ”
Thế là Hộ điên lên, phải xoay tiền. Nam Cao đã thật tỉ mỉ khi miêu tả tâm trạng của Hộ trong cảnh túng quẫn ấy “đang ngồi hắn đứng phắt dậy mặt hầm hầm đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn”. Chỉ một đoạn văn ngắn mà ông đã tái hiện lại tâm trạng của Hộ: thật bức bách. Nanh vuốt của họa cơm áo đang có nguy cơ nuốt chửng nhà văn Hộ đầy tâm huyết ngày nào. Và thế là để có tiền thì Hộ phải viết. Nam Cao là một nhà văn hiện thực nên ông biết rằng Hộ muốn có tiền thì phải viết, viết những tác phẩm đáp ứng được nhu cầu của một đám thị dân lúc bấy giờ “những tác phẩm làm người ta quên ngay sau lúc đọc”. Hộ phải viết những tác phẩm ấy, nhưng giả dụ có ai bảo hắn viết những tác phẩm cao quý hắn cũng chẳng biết đường nào mà viết bởi tâm trạng bức bách ở trên. Thế rồi Hộ bị văngvào quỹ đạo của bi kịch.
Hắn thấy xấu hổ khi đọc những tác phẩm ấy “hắn đỏ mặt lên”. Đó là sự xấu hổ của một chút lương tri ít nhiều chưa vỡ nát trong Hộ. Hộ đau đớn, tủi cực không phải vì không được viết, mà là anh đã tự giẫm lên những nguyên tắc do mình đặt ra, còn gì đau đớn hơn khi mình lại phản bội chính mình. Nam Cao tỏ ra rất tinh tế và cảm thông trước tâm trạng của Hộ. Phải hiểu, phải cảm thông thế nào thì ông mới có thể viết lên nhữngtrang văn đầy giằng xé như vậy.
Thế là từ không thực hiện được giấc mộng văn chương và Hộ đã trở thành kẻ phản bội chính mình. Nhưng Nam Cao không dừng lại ở đó, ông muốn người đọc đi đến tận cùng sự khổ cực, bi kịch của người trí thức. Hộ lại bị đẩy ra khơi – trước từng cơn sóng dữ của cuộc đời. Nó đã quăng anh vào bi kịch nghề nghiệp nó lại quật anh vào một bi kịch khác, bi kịch không thực hiện được tình người cho trọn.
Mọi chuyện bắt đầu từ lúc hắn lấy Từ. Lấy Từ hắn đã thực hiện được nguyên tắc tình thương của mình đã cứu được ba con người. Nhưng rồi, từ đó bi kịch đã mở ra với hắn. Gánh nặng gia đình đã đè nặng lên vai khiến hắn thấy mình khổ, đáng trách hơn là hắn coi Từ là nguyên nhân khiến mình khổ. Từ đó hắn đã tìm đến rượu, có lúc hắn toan ruồng bỏ vợ con. Khi say hắn đã có những hành động vũ phu quá đáng “hắn chỉ tay vào mặt Từ” đuổi mấy mẹ con Từ ra ngoài. Nam Cao đã có một lời biện hộ yếu ớt ấy là cho hắn hành động trong lúc say. Nhưng tất cả đều đổ nhào trước nguyên tắc: nguyên tắc tình thương. Hộ thật đáng trách khi coi vợ con là nguyên nhân làm mình khổ. Thế là mọi nguyên tắc tình thương mà hắn đặt ra trước đây “kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình” đãbị hắn đạp đổ.
Giờ đây đâu còn là một nhà văn Hộ giàu tâm huyết, giàu lòng nhân đạo nữa mà là một con người vũ phu quá đáng. Hộ thật đáng trách nhưng có lẽ đáng thương hơn là đáng trách. Thế nhưng Nam Cao đã để cho nhân vật của mình dừng lại trên con đường bị tha hóa ấy. Sau mỗi lần say, Hộ lại tỉnh và nhận rõ được sai lầm của mình xin lỗi và làm lành với vợ con. Phải là một người đầy tài năng, già tay nghệ thuật và vững tin vào con người thì Nam Cao mới có thể đặt nhân vật vào lốc xoáy cuộc đời nhưng cuối cùng tình người vẫn chiến thắng. Hộ đã khóc “Anh chỉ là một thằng khốn nạn”. Giọt nước mắt ăn năn, hối lỗi. Câu chuyện về cuộc đời Hộ đã khép lại bằng câu hát ru đẫm nước mắt của Từ:
“Ai làm cho khói lên giời
Cho mưa xuống đất cho người biệt li”
Như vậy, qua tấn bi kịch của nhà văn Hộ, Nam Cao đã khắc họa một cách chân thực và sâu sắc bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước cách mạng. Đồng thời lên án xã hội bất công không cho con người phát triển toàn diện về tài năng và nhân cách. Qua đây ta cũng thấy được tài năng nghệ thuật về diễn tả và phân tích tâm lý bậc thầy của nhà văn Nam Cao. Nhưng dù cuộc đời có cay nghiệt, lốc xoáy có dữ dội thì nhân vật của ôngvẫn hướng về chân trời của cái chân, thiện, mĩ
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 3
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 3
Đôi nét về truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao
"Đời thừa" là một trong những tác phẩm nổi bật của nhà văn Nam Cao (tên thật là Trí Đức), một trong những cây bút quan trọng của văn học hiện thực Việt Nam trong thế kỷ 20. Truyện ngắn này được viết vào năm 1938 và phản ánh sâu sắc xã hội phong kiến và cuộc sống của những người nghèo khổ ở nông thôn Việt Nam.
Nội dung
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Hộ, một người đàn ông nghèo khổ sống ở một làng quê nhỏ. Hộ có một cuộc sống đầy khó khăn, bấp bênh, nhưng lại có sự kiên nhẫn và tâm hồn phong phú. Vợ của Hộ là Mây, một người phụ nữ hiền lành nhưng cũng không kém phần vất vả trong cuộc sống. Truyện mô tả chi tiết về cuộc sống gian truân, sự đối mặt với những khó khăn không lối thoát và những ước mơ đơn giản của nhân vật.
Tính cách và chủ đề
- Nam Cao khắc họa nhân vật Hộ một cách tinh tế và chân thật. Hộ là hình mẫu của một người có phẩm hạnh, tuy nghèo nhưng vẫn giữ được sự tự trọng và nhân cách. Truyện phản ánh một cách sâu sắc hiện thực xã hội thời kỳ đó với những vấn đề như sự bất công, nghèo đói, và những mâu thuẫn trong xã hội.
- "Đời thừa" không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về cuộc sống khổ cực mà còn là một bài học về lòng nhân ái, sự kiên nhẫn và sự đối mặt với những thử thách của cuộc đời. Nam Cao sử dụng ngôn ngữ giản dị, chân thực nhưng vẫn rất sâu sắc để diễn tả những cảm xúc và suy tư của nhân vật.
Ý nghĩa: Tác phẩm mang đến một cái nhìn rõ nét về những nỗi khổ và những ước mơ của những người nghèo trong xã hội phong kiến. Nó cũng thể hiện sự phản ánh và chỉ trích những bất công xã hội của thời đại đó. "Đời thừa" không chỉ là một bức tranh chân thực về cuộc sống mà còn là một lời nhắc nhở về nhân cách và phẩm hạnh trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 1
Nam Cao, một nhà văn lớn và tài năng của văn học Việt Nam, gắn với cuộc đời của những trí thức nghèo trước cách mạng tháng Tám. Các tác phẩm của ông chính là những "thước phim bom tấn" về bi kịch cuộc đời con người bị tha hóa, "Đời thừa" là một tác phẩm tiêu biểu. Bi kịch trong "Đời thừa" được thể hiện qua "vai diễn" của nhân vật Hộ, đó không chỉ là bi kịch về gánh nặng cơm áo gạo tiền, mà còn là người nghệ sĩ phải chà đạp lên nghệ thuật chân chính, là người cha người chồng phải chà đạp lên chính nguyên tắc tình thương do mình đề ra.
"Văn sĩ Hộ" hay nhân vật Hộ trong tác phẩm là một nhà văn, người nghệ sĩ nghèo nhưng mang trong mình biết bao ước mơ, hoài bão lớn lao và có lí tưởng sống cao đẹp. Nhà văn Hộ luôn khao khát có cho mình những tác phẩm lớn, mang những giá trị vĩ đại, vượt thời gian, thế nhưng cái nghèo đói đã níu kéo và ràng buộc khao khát đó của Hộ. Lấy vợ vào là cuộc đời Hộ bị trói buộc và rơi vào hoàn cảnh khốn khổ, Hộ đành tạm gác lại hoài bão của mình để chăm lo cho gia đình nhưng sự mâu thuẫn trong lương tâm người làm văn và nỗi lo cơm áo đã biến Hộ trở thành một kẻ vũ phu, một vòng luẩn quẩn uống say - đánh đập vợ con - ân hận cứ thế xoay vần khiến anh rơi vào cuộc đời bế tắc, không lối thoát.
Cuộc đời Hộ chính là bi kịch "đời thừa" - sống vô ích, vô ý nghĩa và vô tích sự, thừa thãi. Trước hết, bi kịch của Hộ chính là bi kịch của một nhà văn trẻ tài năng có tâm huyết với nghề, nuôi trong mình ước mơ hoài bão cao đẹp "gã trẻ tuổi say mê lí tưởng... khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất", nghệ thuật đối với Hộ là tất cả, ngoài nghệ thuật chẳng còn gì đáng để bận tâm.
Trong xã hội thời bấy giờ, nét nổi bật khiến Hộ trở nên không tầm thường chính là sống có ích bằng chính văn chương tâm huyết của mình. Những nhà văn khác viết văn chỉ vì văn chương hoặc nghệ thuật nhưng với Hộ, anh viết văn vì mong tác phẩm của mình có ích cho xã hội, củng cố đạo đức cho đời "làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời"... Tất cả đó chỉ là suy nghĩ của Hộ, thực tế những ước mơ của Hộ đã bị gạt phắt đi bởi cơm áo tầm thường. Trong hoàn cảnh có vợ có con, phải lo cho gia đình, Hộ không thể chỉ nghĩ cho mình, anh phải kiếm tiền lo cơm áo cho vợ con, phải làm tròn trách nhiệm và lương tâm của mình.
Trách nhiệm cao cả ấy đã đẩy Hộ đi đến con đường viết văn chương một cách nhạt nhẽo, nông cạn và thô thiển, khác xa với lí tưởng và tâm huyết của anh, chỉ cốt viết sao cho kiếm được nhiều tiền. Tinh thần của văn sĩ Hộ bị bức ép, dồn đến chân tường bởi cuộc sống, nhiều khi đọc lại văn của mình anh tự cảm thấy xấu hổ, trách mình là một thằng khốn nạn "là một kẻ bất lương", "đê tiện". Người nghệ sĩ như Hộ đã trở thành "đời thừa" trong xã hội, trong chính bản thân mình khi đánh mất tài năng và nhân cách của mình.
Bi kịch thứ hai của Hộ là bi kịch của một người có nhân cách, sống tình cảm nhưng lại chà đạp lên chính tình thương của mình. Vợ của Hộ là Từ, hai người đến với nhau trong hoàn cảnh éo le, Hộ đã cưu mang Từ cả đứa con đỏ hỏn của cô khi cô bị nhân tình bỏ rơi, nhận làm chồng và làm cha đứa trẻ. Hộ vừa cứu cuộc đời mẹ con Từ lại giữ danh dự cho cô, đây chính là tính nhân đạo, thương người, hơn thế anh còn giúp Từ lo ma chay cho mẹ già, với con cái anh cũng rất tình cảm "Hắn hôn hít chúng vồ vập lắm". Tâm huyết với văn chương vẫn cứ âm ỉ trong Hộ, anh chỉ cần có bén lửa là sẽ bùng lên, thế nhưng hoàn cảnh cuộc sống nghèo đói, vật lộn cơm áo cứ giày vò Hộ làm cho anh "nóng bỏng" lên.
Hộ tìm đến rượu để "làm mát" và xoa dịu nhưng anh đã tìm sai đường, rượu chỉ khiến con người anh trở nên thô bạo, tầm thường cả trí tuệ và nhân cách, anh thậm chí đã từ bỏ lí tưởng văn chương của mình, đánh đuổi vợ con, sống ngược lại với tất cả những gì đã đề ra và từng cố gắng. Như vậy, với cả hai tư cách là người nghệ sĩ và người cha, người chồng, Hộ đều trở thành "đời thừa", nỗi đau của Hộ là nỗi đau sống mà không ra sống, không thể sống với tâm huyết của mình cũng chẳng thể hết mình cho gia đình. Sống với nỗi đau ấy, Hộ nhận ra sự bất lực của chính mình, tự trách mình là một kẻ vô tích sự, sống thừa thãi trên cuộc đời.
Hai tấn bi kịch mà nhân vật Hộ trải qua chính là bi kịch mà lớp trí thức nghèo tiểu tư sản phải hứng chịu trong xã hội cũ. Tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao thực sự đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về bi kịch của văn sĩ Hộ, đồng thời cho người đọc thấu hiểu quan điểm văn chương nghệ thuật đắt giá, những giá trị nhân đạo sâu sắc mà trải qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ nguyên giá trị.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 1
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 1
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 2
Nam Cao là người có vẻ ngoài lạnh lùng ít nói nhưng lại có đời sống nội tâm phong phú và một tấm lòng nhân hậu chan chứa tình thương. Ông hay suy nghĩ về nhiều vấn đề xã hội để rồi từ đó rút ra những nhận xét có tầm triết lí và nhân sinh mới mẻ. Nội tâm Nam Cao thường diễn ra xung đột gay gắt giữa cái tốt và cái xấu, giữa giả dối và chân thật, giữa tinh thần cao cả và dục vọng tầm thường. Một số tác phẩm mang tính chất tự truyện như Mua nhà, Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn… đã nói lên điều đó.
Truyện ngắn Đời thừa (đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, 1943) là một trong những sáng tác đặc sắc nhất của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945. Thông qua nhân vật Hộ (bóng dáng nhà văn), tác giả phản ánh chân thực tình cảnh cực khổ, tủi nhục, bế tắc của tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ nghèo trong xã hội cũ. Nam Cao tập trung thể hiện bi kịch tinh thần của họ, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn.
phan tich nhan vat ho trong truyen ngan doi thua cua nam caoHộ là một nhà văn có ý thức sâu sắc về cuộc sống. Anh muốn nâng cao giá trị đời sống cá nhân bằng một sự nghiệp có ích cho xã hội và được xã hội công nhận. Nhưng chỉ vì gánh nặng áo cơm hằng ngày cuốn anh vào những toan tính vụn vặt, tầm thường nên rốt cục anh chẳng làm được cái gì hữu ích cho đời. Anh đau khổ vì phải sống một đời thừa, bất lực nhìn những ước mơ, khát khao đẹp đẽ bị thực tế phũ phàng vùi dập.
Là một nhà văn, Hộ từng ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương và vì nó, anh có thể hi sinh tất cả. Anh mong ước sẽ sáng tạo ra những tác phẩm thật sự có giá trị, vượt lên tất cả bờ cõi và giới hạn, bằng cách đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.Hộ khao khát vinh quang, khao khát được khẳng định tài năng của mình trước cuộc đời. Anh không muốn sống một cuộc sống vô vị và vô nghĩa. Đó chính là niềm say mê quên mình vì một hoài bão lớn của con người sống có lí tưởng. Quan niệm về văn chương nghệ thuật của Hộ hết sức đúng đắn và tiến bộ. Anh đã từng phát biểu ý kiến trước bạn bè về giá trị của một tác phẩm văn chương đích thực: Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn.
Là kẻ có tâm, có tài, Hộ say mê văn chương đến độ coi văn chương là lí tưởng, là lẽ sống. Anh tự hào vì có được một tâm hồn nhạy cảm, phong phú và cho rằng không có lạc thú vật chất nào so sánh được. Hộ quyết tâm biến hoài bão lớn lao mà anh hằng ôm ấp thành hiện thực. Nhưng khổ thay cho Hộ, anh không thể biến ước mơ thành hiện thực vì những lo lắng liên miên về vật chất, những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí của đời sống cơm áo hằng ngày mà anh phải lo cho gia đình đã choán hết tâm trí, thời gian của Hộ. Vợ yếu, con đau, nhà cửa xác xơ, túng quẫn…
Cái gì cũng cần đến đồng tiền, mà Hộ thì chỉ có thể kiếm tiền bằng ngòi bút. Cuộc sống nghèo túng, chạy ăn từng bữa bắt buộc Hộ phải viết những điều anh không muốn viết. Đó là thứ văn cẩu thả, dễ dãi, rẻ tiền mà anh gọi là văn chương quấy loãng để rồi hình dung ra lúc người đọc chửi mình mà xấu hổ đỏ mặt, tự rủa mình là đồ khốn nạn, bất lương. Hộ nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Tấn bi kịch tinh thần giằng xé tâm can Hộ chính là điều đó.
Chưa hết, Hộ còn rơi vào một bi kịch thứ hai cũng không kém phần đau đớn. Đó là bi kịch của con người coi tình thương là nguyên tắc sống cao nhất, sẵn sàng hi sinh tất cả cho tình thương nhưng tại phải sống tàn nhẫn, thô bạo với vợ con, chà đạp lên nguyên tắc sống do mình đặt ra. Vậy đâu là nguồn gốc nỗi đau giằng xé con người Hộ? Cả hai bi kịch của anh đều phản ánh một mâu thuẫn của xã hội: Người có tài, có tâm muốn sống đẹp, sống tốt thì lại phải khốn khổ.
Bản chất của Hộ là người tốt. Anh quan niệm kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình. Vì thế anh đã cứu giúp Từ, một cô gái lỡ làng và cưới Từ làm vợ. Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ; thực hiện một hành vi như người ta làm việc nghĩa. Những đắng cay của cuộc đời mà Hộ phải nếm trải nhiều khi khiến anh trở nên cau có, tàn nhẫn với vợ con. Bế tắc, anh tìm đến rượu để giải sầu nhưng mỗi lần tỉnh rượu, Hộ lại ân hận, xót xa. Anh xin lỗi vợ trong tiếng khóc nghẹn ngào: Anh chỉ là một thằng khốn nạn!
Muốn thoát khỏi tình trạng đời thừa, Hộ chỉ còn một cách là rũ bỏ trách nhiệm đối với gia đình, thoát li vợ con để rảnh rang theo đuổi giấc mộng văn chương. Nhưng vốn nhân hậu, anh không thể chấp nhận sự tàn nhẫn. Với Hộ, tình thương là tiêu chuẩn xác định tư cách làm người. Không có tình thương, con người chỉ là một thứ quái vật : Hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường. Nhưng hắn còn được là người.Vì thế, anh không thể bỏ mặc vợ con để theo đuổi sự nghiệp văn chương. Anh đã hi sinh nghệ thuật để giữ lấy tình thương. Phải từ bỏ hoài bão lớn, anh âm thầm đau khổ, u uất, day dứt, nhất là khi gặp lại các bạn văn chương. Hộ thực sự lâm vào bế tắc. Không một chút tươi sáng dành cho số phận anh.
Nam Cao xoáy sâu vào bi kịch của người trí thức, văn nghệ sĩ nghèo, từ đó kín đáo kết án cái xã hội ngột ngạt, thối nát đã tước đoạt giá trị con người, không cho con người được sống đàng hoàng, tử tế theo đúng nghĩa của nó. Đối với tầng lớp trí thức vốn có ý thức cao về quyền sống, về đạo lí, thì đó là bi kịch tinh thần đau đớn nhất. Ý nghĩa nhân sinh của truyện ngắn Đời thừa là như thế.
Truyện ngắn Đời thừa là một tác phẩm có tính chất tự truyện của Nam Cao. Tác giả miêu tả tấn bi kịch của những người cầm bút trung thực. Đời thừa còn là một bản tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Qua nội dung tác phẩm, ông muốn nhấn mạnh vấn đề công phu và tài năng sáng tạo của nghệ sĩ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trong lĩnh vực này, nếu người cầm bút chỉ viết được những cái vô vị, nhạt phèo, không có đóng góp gì mới cho xã hội thì chỉ là một kẻ vô ích, một người thừa mà thôi.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 2
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 2
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 6
Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, cây bút hiện thực có tầm ảnh hưởng bậc nhất của nền văn học Việt Nam. Bằng tài năng và vốn am hiểu sâu sắc về cuộc sống và số phận của những người nông dân, người trí thức nghèo trong xã hội đương thời, Nam Cao đã khám phá ra nhiều hiện tượng, bi kịch mang tính thời đại. Đời thừa là truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao viết về chủ đề người trí thức với bi kịch tinh thần của con những người trí thức có hiểu biết, ý thức sâu sắc về giá trị của sự sống, có hoài bão cao cả nhưng bị cuộc sống đẩy vào cảnh sống thừa.
Hộ là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là nhân vật đại diện cho những người trí thức nghèo sống trong xã hội xưa. Thông qua nhân vật Hộ độc giả còn thấy được bóng dáng của Nam Cao, một người trí thức nhiều trăn trở về cuộc đời về sự nghiệp sáng tác của bản thân. Trong xã hội đen tối đương thời, người trí thức không có môi trường để thỏa mãn những lí tưởng, đam mê sáng tạo mà bị vùi dập bởi những lo toan vặt vãnh, những gánh nặng của cuộc sống đời thường. Đây cũng là nguyên nhân đẩy những người trí thức nghèo vào bi kịch đời thừa.
Hộ là một người trí thức nghèo có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp, Hộ tự đặt ra những yêu cầu nghiêm khắc trong việc sáng tác văn chương, anh khao khát sáng tác được những tác phẩm có giá trị, có sức lay động lớn lao đối với độc giả, đó là tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng… Nó làm cho người gần người hơn… Một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm chung cho cả loài người “.
Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao đối với Hộ, sáng tác văn chương không nhằm mục đích kiếm tiềm mà để thỏa mãn lí tưởng nghệ thuật, với Hộ, giá trị văn chương có thể vượt trên trên những thứ vật chất thông thường “Đọc được câu văn hay mà hiểu được thì dẫu ăn một món ngon đến đâu cũng không thích bằng”. Tuy nhiên, hiện thực cuộc sống đói nghèo với gánh nặng cơm áo gạo tiền đã buộc Hộ đi ngược với lí tưởng, nguyên tắc sáng tác ban đầu. Những tác phẩm của Hộ không còn được đầu tư, chăm chút mà được viết hàng loạt nhưng cẩu thả, không có giá trị, sự thật này khiến cho Hộ không thôi đau đớn, day dứt tự trách mình “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương. Sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”.
Trong tư cách của một nhà văn, Hộ là người trí thức có ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, trong tư cách của một con người, Hộ là người giàu tình cảm, sống theo nguyên tắc tình thương. Với tình thương ấy Hộ đã chấp nhận cưu mang mẹ con Từ, nuôi dưỡng người mẹ già yếu của Từ mà không màng đến những gánh nặng gia đình cũng như điều tiếng của xã hội.
Từ khi lấy Từ, cuộc sống của Hộ dần thay đổi, đặc biệt là khi những đứa con lần lượt ra đời. Hộ không còn thời gian để thực hiện hoài bão của mình mà lại bị cuốn vào vòng xoay của cơm áo gạo tiền. Hộ không thể tập trung sáng tác, thực hiện giấc mơ nghệ thuật của mình khi những đứa con bị bỏ đói, bị bệnh mà không có tiền thuốc thang chạy chữa. Trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình đã buộc Hộ viết ra những thứ văn chương tầm thường mà mỗi lần đọc lại Hộ đều đỏ mặt xấu hổ.
Hộ bị đặt trong bi kịch tinh thần khủng khiếp giữa sự giằng xé của lí tưởng nghệ thuật với nguyên tắc tình thương mà Hộ luôn theo đuổi. Quá đau khổ, bế tắc Hộ đã tìm đến rượu, trong cơn say Hộ đã có hành động đánh đập, chửi bới tàn nhẫn đối với Từ, coi mẹ con Từ là nguyên nhân khiến cho Hộ phải khổ. Sau khi tỉnh rượu Hộ ý thức được hành động tàn nhẫn của mình nên đã rất hối hận và cho rằng mình là kẻ khốn nạn. Đứng trước bi kịch đời thừa, Hộ có thể tự giải thoát cho mình bằng cách từ bỏ trách nhiệm với vợ con để tập trung thực hiện lí tưởng cao cả nhưng tinh thần trách nhiệm, tình thương không cho phép Hộ làm vậy nên đã đẩy Hộ vào bi kịch không lối thoát.
Như vậy, thông qua nhân vật Hộ, nhà văn Nam Cao đã khai thác đến tận cùng tấn bi kịch của những người trí thức tiểu tư sản nghèo, họ là người có lí tưởng, có ước mơ cao cả nhưng bị xã hội phong kiến ngột ngạt đẩy đến bước đường cùng, tuyệt vọng vùng vẫy trong sự bế tắc, đau khổ.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 6
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 6
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 8
Trong vườn hoa văn học Việt Nam giai đoạn từ 1930-1945 rực dỡ đã nổi bật lên một đóa hoa ngào ngạt sắc hương mang tên Nam Cao. Bằng ngòi bút đậm chất nhân văn và nhân đạo của mình Nam Cao đã viết lên một “Đời Thừa”, khắc họa nên một nhà văn
Hộ nghèo với tinh thần yêu nghệ thuật nồng nàn nhưng lại bị giằng xé nội tâm một cách đau đớn. Cùng giở lại những trang sách, nhìn lại những nhân vật Hộ đáng thương để hiểu hơn tấn bi kịch của anh và cũng chính tấn bi kịch tinh thần của trí thức trước Cách Mạng Tháng Tám. Nhà văn Hộ sống quằn quại, đau khổ trước sự nghiệp dở dang vì nỗi lo cơm áo gạo tiền. Anh mong muốn đem ánh sáng vào nghệ thuật bằng chính trái tim đầy nhiệt huyết nhưng cuối cùng phải sống trong bóng tối vô danh, một cuộc sống ê chề, thừa thải, chán ngấy.
Đã bao lần anh muốn bứt khỏi cuộc sống đời thường để cống hiến cho văn chương nhưng cũng bấy nhiêu lần anh thất bại cũng như đối với gia đình anh không thể quay lưng với vợ hiền con thơ. Tấn bi kịch nội tâm của Hộ cũng là những trí thức đương thời. Hộ muốn sống vì nghệ thuật, sống cho nghệ thuật nhưng chỉ vì những lo lắng về vật chất đã ghì sát đất khiến anh bị giằng xé đau đớn đến quyết liệt, hủy đi khát khao văn chương và tình yêu thương con người. Thế nhưng anh vẫn cố gắng giữ lối sống, lẽ sống nhân đao của mình.
Bi kịch của Hộ trước hết là bi kịch văn chương. Anh ôm ấp hoài bão về sự nghiệp, đối với anh “nghệ thuật là tất cả”. Anh khinh thường những tủn mủn về vật chất: “ đói rét không có nghĩa gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng”. Anh luôn mơ ước về một tác phẩm để đời “phải làm mờ hết những tác phẩm cùng ra một thời”. Anh phải đạt được giải Nobel, làm sáng danh của anh, rạng rỡ nền văn học nước nhà. Đó là những ước mơ tươi đẹp, trong sáng, là hoài bão của anh, là khát vọng của anh. Anh quan niệm về văn chương rất đúng đắn. Với anh “sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”, “văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo mẫu đưa cho”, và nó “đòi hỏi sự đào sâu, sáng tạo…”.
Thế nhưng cuộc đời có bao giờ như người ta mong muốn, khát khao. Anh nhận xét về văn chương đúng lắm, sâu lắm thế nhưng anh đã viết những gì. Anh “cho in những cuốn văn viết vội vàng”,”gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông trến một thứ văn quá ư bằng phẳng, dễ dãi”. Cũng như trong Giăng sáng với nhà văn Điền, “nghệ thuật không là ánh trắng lừa dối, nghệ thuât là những tiếng kêu đau khổ từ những kiếp lầm than”, nó không là “ánh sáng xanh huyền ảo”. Hộ không mơ mộng về công danh, anh muốn viết những gì có giá trị để đời thế nhưng đã phản bội lương tâm nghể nghiệp của mình. “Cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Cuộc sống mà đủ lo cơm áo cũng đủ mệt, trong đầu anh toàn những tính toán, lo toan cho những chi tiêu hằng ngày thì làm sao sáng tạo được. Anh càng ước mơ cho một cuộc sống như thế thì càng rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn.
Giá như anh không có những giấc mộng văn chương thì anh đâu đau khổ đến thế mà nếu như anh cứ được bay mãi với giấc mộng thì anh cũng không bị giằng xé đến thế này. Nhưng “đau đớn thay cho những kiếp sống muốn bao cao nhưng bị cơm áo ghì sát đất” (Sống mòn), “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” (Tản Đà) mà anh lại gánh cả gia đình trên vai thế này thì “bay” là sao được.
Bi kịch giấc mộng văn chương có phần đau khổ đẩy anh vào mộ đời thừa. Anh phải viết ngược lại với những gì mình mong muốn, thề nhưng dù là trái với đạo đức nghề nghiệp nhưng anh lại thuận với gia đình. Những cuốn văn viết vội vã đã nuôi sống vợ anh, con anh và chính anh khỏi chết đói. Đó là một chút ý nghĩa còn lại, một chút có ích của cuộc sống “Đời thừa” . Nguyên tắc về tình thương có lẽ là sợi dây níu giữ anh lại. Anh hy vọng vào sự ôm ấp lòng thương người có thể khiến anh không trở thành vô nghĩa. Anh thừa thải trong xã hội nhưng là nguồn sống của Từ, của gd. Anhcưu mang đời Từ, một người đàn bà bị phụ tình với đứa con mới sinh. Có lẽ bởi cái lẽ sống “kẻ mạnh là kẻ giúp kẻ khác trên đôi vai mình”, một lý tưởng sống cao đẹp.
Thế nhưng chính bản thân anh cũng giết chết phần người nhất trong con người của anh. Anh nghĩ cạn quá khi xem chính gia đình là nguyên nhân cho cái bi kịch vỡ mộng sự nghiệp. Nào có phải thế đâu, Từ đảm đang, hiền thế cơ mà. Xã hội, chính xã hội “chó đểu” lúc bấy giờ là ngọn nguồn xuất phát bao đau khổ. Xã hội đã không đánh giá đúng tài năng và vì xã hội đã làm nghèo ngày càng nghèo, bị áo cơm ghì chặt đến nghẹt thở.
Quá bế tắc, Hộ tìm đến rượu. Anh không say trong men rượu, men tình mà anh chết trong rượu. Rượu khiến anh trở thành vũ phu, vô học. Nó đáng đồng kẻ tốt người xấu , kẻ giàu, người nghèo . Rượu không giúp anh tìm thấy tình cảm như Chí Phèo mà nó hành hạ anh, đưa anh đến lối cùng. Bi kịch đau đớn nhất chính là anh đã vi phạm nguyên tắc tình thương cao cả do mình đặt ra. Đó thực sự là nỗi đau không gì sánh được. Trước bi kịch trong sự nghiệp, nhà văn Hộ cảm thấy ray rứt. Cũng như Chí Phèo gieo rắc tội lỗi của mình trong làng Vũ Đại, thầy giáo Thứ đưa vào đầu hs nhữg thứ chán nản thì Hộ đã gieo những tình cảm rất nông , rất nhẹ, đưa đến người đọc những bài viết mà người ta đọc rồi quên ngay sau lúc ấy.
Ray rứt đau khổ vì không tròn với lương tâm nhưng trước bi kịch của gia đình trái tim anh vỡ vụn. Qúa đau khổ vì lẽ sống không còn. Hộ đi vào đường cùng. Nam Cao khắc họa nên Hộ một nhà văn chịu bao đau khổ bởi tấn bi kịch nội tâm qua đó cũng chính là tấn bi kịch của trí thức đương thời.Nhân vật Hộ đã thay Nam Cao bộc lộ tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc hay cao hơn là cảm hứng nhân văn. Hộ đã bộc lộ nên những giá trị vật chất bên trong con người từ đó mà Nam Cao đã ca ngợi, yêu thương , bảo vệ cho những kiếp sống đáng thương và đấu tranh cho hạnh phúc của họ, để họ sống với lẽ sống nhân đạo của mình. Cũng có ý kiến cho rằng Hộ là Nam Cao nhưng với tôi không phải vậy. Nam Cao và Hộ không giống hoàn toàn. Thật sự Nam Cao từng chịu nỗi lo cơm áo như Hộ nhưng ông không phải “đỏ mặt”, “tức giận” vì những bài viết mang tên mình. Như Chí Phèo, Đời thừa, Đôi mắt,…
Nam Cao đã rất thành công. Đó là nơi mà tài năng nghệ thuât của ông nảy nở. NC đã bộc lộ gợi nên những tư tưởng nhân văn của mình một cách mới mẻ mà sâu sắc. cò thể nói NC đã làm đúng tưởng “văn học là nhân học”, ông đã tôn lên vẻ đẹp nhân bản qua những tác phẩm để đời của mình. Đồng thời nó cũng đậm chất nhân văn vì ông đã thay họ đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền sống, lẽ sống, khát vọng , ước mơ cao đẹp. đó là những nổi bật có giá trị của NC về mặt tư tưởng trong các tác phẩm nói chung và trong “Đời thừa” với nhân vật Hộ với bi kịch tinh thần nói riêng.
Nếu Chí Phèo kết thúc với cảnh Thị Nở thoáng thấy cái lò gạch vắng kẻ lại qua, thì Đời thừa cũng không khá hơn mấy. Không ai biết được sẽ có một Chí Phèo con ra đờn hay không và cũng không ai biết được sau tiếng khóc, tiếng nấc của Hộ anh sẽ hạnh phúc trong cuộc sống của mình: Tất cả là bởi cái xã hội đương thời bóp chết cái ước mơ tốt đẹp của con người, những nhà văn không được viết theo ý của mình và họ muốn sống tốt cũng không được. Thật đau khổ vì họ biết tại sao mình khổ nhưng không thể thoát ra và Nam Cao đã giúp họ nói lên tất cả , vạch trần cái xã hội giết chết trí thức đương thời. “Tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 8
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 8
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 7
Có thể nói được rằng trong thời kỳ văn học 1930-1945, không ai vượt được Nam Cao nhất là trong việc mô tả tấn bi kịch của người trí thức, nhất là người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Và riêng nếu như ta chỉ xét riêng một truyện ngắn đặc sắc “’Đời thừa” (1943), ta dường như cũng có thể nhận ra tấn bi kịch ấy với bao nghịch cảnh, bế tắc, xót xa rồi.
Văn sĩ Hộ- nhân vật chính của Đời thừa, chính là một trong những nhà văn có tài và đầy tâm huyết. Ta dường như có thể thấy được người đọc có thể nhận ra ở Hộ nhiều nét tự truyện của chính Nam Cao. Văn sĩ Hộ cũng như đã từng viết được những tác phẩm có giá trị, và muốn được bạn bè cùng giới viết văn và người đọc yêu mến, cổ vũ. Nhưng, quả thật là Hộ không muốn dừng lại ở bất kỳ chặng nào của thành công, ở anh như không bao giờ có chuyện mãn nguyện với những gì đã được viết ra. Ở nhân vật Hộ luôn luôn khao khát vươn tới cái tận thiện, và cái vẻ đẹp như phải tận mĩ của nghệ thuật. Hộ dường như cũng thật là thèm khát nghĩ đến một tác phẩm “nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời”.
Hộ như cũng đã dốc lòng phụng sự nghệ thuật. Với Hộ có thể thấy được nghệ thuật là tất cả, nghệ thuật là trên hết, rõ ràng là niềm đam mê nghệ thuật cao nhất, loại trừ hết mọi đam mê khác. Người đọc như biết được rằng chính công việc hàng ngày của Hộ chỉ còn vẻ vẹn có hai thứ đọc và viết mà thôi, nếu như không viết thì đọc, không đọc thì viết. Vì hơn ai hết Hộ hiểu đọc để càng hoàn thiện thêm cây bút của mình, đọc để thưởng thức cái đẹp chân chính, đó cũng chính là những cái đẹp cao thượng của văn chương nghệ thuật. Còn viết để sáng tạo, để thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của mình về văn chương thế sự. Chính những sự đọc và viết, Hộ dường như cũng đã quên tất cả cuộc đời nhỏ nhen, quên tất cả những khó khăn, nghèo túng của một nhà văn nghèo. Ta như thấy được rằng chính trong cách nhìn của Hộ, cả cái nghèo túng ấy cũng là một nét đẹp, và cái đẹp của một nhà văn, một con người quên mình vì văn chương, nghệ thuật như văn sĩ Hộ.
Hộ và cả nhà văn Nam Cao chính là một nhà văn “nghệ thuật vị nghệ thuật” không? Câu trả lời sẽ là không. Bởi với Hộ, đối với Hộ thì nghề văn thật là một nghề cao đẹp trong đời, là một nghề có ý nghĩa phục vụ con người, phụng sự nhân loại ở mức độ cao. Chính văn học có tác dụng làm cho con người trở nên phong phú hơn, cao thượng hơn, nhân ái và độ lượng hơn, gần gũi nhau hơn. Văn sĩ Hộ lại như lại đang tự đòi hỏi cao và không bao giờ tự bằng lòng về mình, có lẽ chính bởi vì cái đẹp, đó cũng chính là sự tuyệt đối của nghệ thuật, đồng thời cũng vì một ý thức trách nhiệm cao đối với người đọc, đặc biệt hơn nữa đó chính là đối với nhân loại mà Hộ phụng sự.
Và có lẽ đối với Hộ, dường như cũng đã đưa ra cho người đọc một tác phẩm mờ nhạt, tác phẩm như thật nông cạn, hơn nữa, lại viết cẩu thả, là một việc làm thiếu lương tâm, tệ hơn nữa. Có thể đó là một sự lừa gạt. Không một ai không muốn chỉ làm “một người thợ khéo tay” trong nghề văn. Hộ muốn “khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”. Cuộc đời đầy sắc màu này mà sống với những hoài bão như của Hộ, luôn luôn để phấn đấu để vươn tới, để hoàn thiện, luôn luôn để có thể nhìn thấy mối mâu thuẫn giữa điều đã làm được và điều đáng phải làm được. Hơn thế nữa là luôn cố gắng để xoá bỏ sự mâu thuẫn khá gay gắt giữa điều mình đang có và cái mình phải có, phải vươn tới. Và ta như thấy được chỉ nguyên chừng ấy thôi đã đủ để cho người ta không yên, đã đủ để người ta phải sầu khổ, và cũng rất nhiều khi cảm thấy đổ vỡ. Nhưng không chỉ có thế, tấn bi kịch của Hộ còn lớn hơn nhiều lần đó.
Hộ còn được xây dựng lên là một người tôn thờ cái đẹp, cái cao thượng trong văn chương, Hộ dường như cũng đã có những muốn sống đẹp trong tư cách một con người. Và chính trong nhân vật Hộ đã có một hành động đẹp, tuyệt đẹp của lòng nhân ái. Hộ từ sâu trong lòng cũng đã cứu danh dự của Từ, cứu sống đời Từ, cưu mang Từ đúng vào lúc Từ cần đến những điều ấy nhất. Và chính trong tư cách một người chồng, một người cha, Hộ dường như lại đã muốn Từ và các con mình hạnh phúc, ít nhất là không khổ, không đau khổ. Nhưng đối với Hộ đã làm được những gì? Từ dường như càng ngày càng khổ, như lại héo hon càng gầy gò, xanh xao vì thiếu thốn, đói khát. Ta như thấy được các đoạn miêu tả các con Hộ thì càng nheo nhóc, tật bệnh. Nguyên việc ta cchỉ nhìn thấy cái cảnh ấy cũng đã đau khổ rồi, đầy bi kịch rồi, bi kịch của một người muốn làm điều tốt, và đều như mong muốn hạnh phúc cho người khác mà không sao làm được.
Tuy nhiên, người đọc nếu như nghiền ngẫm sâu hơn một chút ta lại thấy được sự bi kịch chính của Hộ là ở chỗ khi mà mối mâu thuẫn giữa khát vọng của một người nghệ sĩ với ước muốn làm một con người tốt đẹp. Và nếu như để có tiền có thể nuôi vợ nuôi con thì văn sĩ Hộ phải viết vội những tác phẩm mà ngay khi biết ra xong, chính Hộ đã thấy chán. Hộ dường những cũng đã phải chống lại ngay chính mình, Hộ cũng như đã vi phạm ngay những tiêu chuẩn mà Hộ đặt ra cho mình trong tư cách nhà nghệ sĩ. Hộ dường như viết văn để kiếm tiền, viết vội, viết cẩu thả, đó là điều không thể tha thứ, không thể bào chữa được, đối với Hộ. Nhưng để có thể mà làm một người nghệ sĩ chân chính thì chắc chắn Hộ sẽ phải có hành động đó chính là bỏ mặc vợ con, thậm chí tàn nhẫn với vợ con. Nhưng như thế, với Hộ, như đang lại là hèn nhát, là vô lương tâm chắc chắn rằng điều đó cũng không thể tha thứ được.
Văn sĩ Hộ dường như cũng đã chẳng từng nêu như một tiêu chuẩn sống là gì đó chính là "Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Lúc này đây thì nhân vật Hộ dường như cũng không thể chọn lấy một trong hai con đường đó chính là những sự hi sinh nghệ thuật để làm một người chồng, người cha tốt được. Hoặc Hộ cũng không thể vì cái đẹp tối thượng của nghệ thuật mà hi sinh phần con người, làm một con người nhẫn tâm, vô trách nhiệm. Ta như thấy được cả hai thứ trách nhiệm ở Hộ đều được ý thức rất cao. Hộ dường như cũng không có quyền, và chắc chắn là cũng không thể chọn lấy và hi sinh bất kỳ phần nào.
Tấn bi kịch thường xuyên dai dẳng của Hộ chính là ở đó. Có thể thấy được trên cả hai phương diện trách nhiệm, Hộ đều cảm thấy mình làm được ở mức tồi nhất. Và vì thế mà ở Hộ luôn luôn lên án mình, Hộ dường như cũng đã tự xỉ vả mình. Qủa thật rằng chính tấn bi kịch ấy trở thành một chứng u uất trầm kha nơi Hộ, nó cũng đã có những lúc đã bộc phát lên. Nhưng dường như trong lúc ấy, những lúc say rượu, Hộ như đã chọn lấy một, đã muốn tìm một giải phóng cực đoan nhất cho mình. Nhưng rồi tỉnh cơn say, thì lúc này đây tình thế vẫn vậy, cái vòng lẩn quẩn vẫn vậy không đổi khác xem chừng lại nặng nề, bi đát hơn.
Tác phẩm “Đời thừa” dường như cũng đã kết thúc bằng một lần tỉnh rượu của Hộ sau một cơn say mặc dù đã có bao nhiêu lầ như vậy. Văn sĩ Hộ khóc trước cái dáng nằm ngủ khổ sở của Từ, và chính trong vòng tay gầy yếu của Từ. Thì cũng đã khiến cho cả Từ cũng khóc. Hộ khóc lú do là vì hối hận đã tệ bạc, đã tỏ ra thô bạo với Từ. Nhưng có lẽ rằng nguyên nhân chính, hẳn Hộ đã khóc cho nỗi đau của mình, Hộ cũng đã khóc vì cái bế tắc của đời mình, khóc sự tan vỡ thảm thương của hoài bão to tát và đẹp nhất của mình. Rồi cả Từ nữa, nhân vật Từ cũng khóc vì cô đã mơ hồ nhận ra điều cay nghiệt đó.
“Đời thừa” được viết lên liệu đó có phải là tấn bi kịch muôn đời của người trí thức? Người ta dường như có thể vừa sống với hoài bão lớn lao hiến dâng cho sự nghiệp, đồng thời cũng như vừa sống với phần con người tốt đẹp của mình không? Được lắm chứ như nguyên do chính là sự bế tắc hạn hẹp trong cuộc sống.
Nhà văn bậc thầy miêu tả tâm lý nhân vật- Nam cao, với tác phẩm “Đời thừa” dường như cũng đã để lại cho ta một bức tranh hiện thực, đồng thời cũng để lại cho ta một thông điệp. Qủa thật rằng người ta có thể sống mà không cảm thấy đời mình là đời thừa, nhưng đồng thời lại cũng đã không cảm thấy sống là sống mòn, là một cách chết mòn. Muốn thế, thì chính bản thân chúng ta cũng phải giật tung hết những cái lẩn quẩn, những bế tắc của đời sống đi để có thể thay đổi cuộc sống.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 7
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 7
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 5
Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong việc phản ánh giá trị của thời đại, mỗi tác phẩm của ông đều được biểu hiện một cách chi tiết, sâu sắc những vấn đề của thời đại. Nam cao đã xây dựng nên những nhân vật trong tác phẩm của mình thật tinh tế, nó phản ánh được sâu sắc hiện thực của xã hội lúc bấy giờ. Tác phẩm Đời thừa của Nam Cao là một tác phẩm như thế, nhân vật Hộ được xây dựng sâu sắc, tinh tế trong từng đoạn văn.
Nhân vật Hộ xuất hiện trong tác phẩm, xuất thân là một nhà văn có lý tưởng sống cao đẹp, ông là nhà văn chân chính, biết hướng tới giá trị hiện thực, thế nhưng lại bị chính cuộc sống nghèo đói biến thành một gã vũ phu. Với hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, ông bị áp lực trước cuộc sống, tiền bạc, cơm áo gạo tiền hàng ngày.
Trong tác phẩm tác giả đã xây dựng những hình ảnh về sự giằng xé về nội tâm nhân vật, ở đó nhân vật Hộ xuất hiện là người có khát vọng sống cao cả, có trách nhiệm với cuộc sống gia đình. Từ sau khi lấy Từ cuộc sống của anh như bị thêm phần áp lực về cuộc sống, lúc nãy biết bao nhiêu vấn đề từ cuộc sống đang giằng xé về nội tâm của nhân vật trong tác phẩm.
Hộ là nhà văn có lý tưởng sống cao đẹp, thế nhưng vì cuộc sống hàng ngày mà ông phải gác lại để lo cho vợ con của mình, gác lại bao hoài bão, ước mơ của mình, ông hy sinh ước mơ, sự nghiệp của mình cho cuộc sống. Bởi thời bấy giờ tiền kiếm ra được từ viết văn chương quá rẻ mạc, chính vì thế ông phải từ bỏ nó. Mâu thuẫn nội tâm đã xuất hiện rõ nét trong đoạn trích, nó phản ánh sâu sắc, hiện thực xã hội lúc bấy giờ.
Việc xây dựng tâm lý nhân vật trong cảnh rằng xé đã khắc họa sâu sắc được hình tượng nhân vật trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều biểu hiện một giá trị riêng, mang nét sâu sắc trong cách sáng tạo, tạo nên giá trị biểu hiện trong tác phẩm, con người đang bị tha hóa, bởi cái nghèo, đói, sự lưu manh của con người. Bao nhiêu hoài bão bị tiêu tan, anh là biểu hiện cho những người tiểu tư sản nghèo trước cách mạng bị xã hội tha hóa, anh rơi vào tấn bi kịch tự đau khỏ, rồi nhận ra những nỗi lầm của mình.
Chính sự tinh tế trong cách sáng tác của mình mà Nam Cao đã thể hiện được giá trị hiện thực sâu sắc trong một tác phẩm, giá trị đó biểu hiện những nét riêng, sâu sắc trong phong cách sáng tác, sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Giá trị đó được biểu hiện sâu sắc trong nghệ thuật thể hiện hay sáng tạo của mình, giá trị đó sâu sắc, mang những cung bậc riêng, phản ánh hiện thực của xã hội lúc bấy giờ.
Với cách sáng tạo và rằng xé nội tâm nhân vật, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật của mình với những nét tính cách điển hình, đại diện cho những con người tri thức ở xã hội. Họ bị xã hội lưu manh, tha hóa, con người rơi vào tấn bi kịch của thời đại, chính cái nghèo khổ đó đã là hiện thực sâu sắc của xã hội Việt Nam trước năm 1945.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 5
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 5
Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao?
Đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm, tinh thần của nhân vật
- Ở những tác phẩm của Nam Cao, chúng ta dễ dàng phát hiện ra những bằng chứng cho thấy việc tác giả đã quan sát và miêu tả rất kỹ lưỡng những diễn biến cảm xúc của nhân vật mà ông xây dựng. Nam Cao luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân vật, khai thác những diễn biến tâm lý, những biểu hiện cảm xúc đúng đến từng chi tiết của nhân vật, từ đó đưa những tác phẩm của ông đạt đến cao trào, khiến người đọc phải luận điệu cảm xúc theo từng lời văn.
- Đơn cử như tác phẩm tạo nên tên tuổi của nhà văn Nam Cao: “Chí Phèo”, Nam Cao đã vô cùng thành công khi phân tích và đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật Chí Phèo để miêu tả những trạng thái cảm xúc từ bức xúc khi bị đối xử ghẻ lạnh, bị coi thường đến sự ấm áp, hạnh phúc khi nhận được bát cháo hành của Thị Nở sau cơn say. Nam Cao luôn biết cách khai thác chi tiết, tinh tế nội tâm của nhân vật mình gây dựng, từ đó có thể tạo nên những cốt truyện hay với những diễn biến cảm xúc đầy ấn tượng.
Sử dụng phương pháp độc thoại nội tâm đầy khéo léo và tinh tế
- Đây là nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Có thể nói, trong văn học dân tộc Việt Nam, Nam Cao chính là một nhà văn tiêu biểu cho phương thức sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật một cách vô cùng xuất sắc. Sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ được Nam Cao thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đậm chất đời thường, ngoài việc thực hiện chức năng tự sự còn là để khắc họa tính cách nội tâm nhân vật (Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc…)
- Những lời độc thoại nội tâm được Nam Cao sử dụng nhằm mục đích diễn tả sự đấu tranh tâm lý đầy gay cấn của nhân vật như Lão Hạc hay Chí Phèo,... giúp tâm lý nhân vật được phơi bày ra trước mắt bạn đọc. Nam Cao như viết lên những cuộc tranh luận ngầm, những mâu thuẫn đầy kịch tính ngay trong thâm tâm của nhân vật giúp bạn đọc hiểu được sự thật đằng sau những quyết định đầy đau đớn của họ.
Coi trọng việc phản ánh thực tại xã hội đương thời và đưa ra tiếng nói cảm thông cho tầng lớp nhân dân lao động phải chịu nhiều cơ cực.
- Với Nam Cao, việc phản ánh thực tại xã hội tối tăm nhưng sứ mệnh ông phải làm thông qua từng áng văn. Ông không chấp nhận việc chỉ phản ánh cái nhìn bề ngoài đơn giản của xã hội mà không phân tích và tìm ra những mặt tối, những góc khuất đầy nghiệt ngã của xã hội. Ông luôn luôn đại diện cho tiếng nói, cho nguyện vọng của tầng lớp nhân dân lao động bị cho là yếu thế, luôn phải cố gắng thoát khỏi cảnh nghèo khổ, bị bóc lột, bị đày đọa.
- Truyện của Nam Cao còn thường xuyên xuất hiện kiểu kết cấu lắp ghép. Sự sắp xếp này làm cho những cảnh đời, những bức tranh hiện thực của đời sống lần lượt hiện ra một cách rõ ràng, thể hiện bức tranh hiện thực đầy tàn nhẫn. Như 2 tác phẩm: “Chí Phèo” và “Sống mòn”, những cảnh đời, những mảng hiện thực khác nhau, mới thoáng nhìn tưởng chẳng có liên hệ gì với nhau được tác giả sắp xếp, lắp ghép vào tác phẩm, cứ lần lượt xuất hiện như những cảnh trong phim, cùng tập trung thể hiện tư tưởng của tác phẩm, qua đó nhà văn phản ánh được tính chất phong phú, phức tạp của cuộc sống.
- Nam Cao miêu tả cuộc sống là những chuỗi biến cố, những sự kiện, những tình huống không mong muốn xảy ra bất ngờ. “Giăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Nước mắt, Sống mòn”… là những tác phẩm chứa đựng những sự kiện xuất hiện thường là nguồn gốc của những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật bộc lộ thái độ, cảm xúc, tình cảm của mình chủ yếu là qua hành vi (cử chỉ, nét mặt, lời nói) và qua lời độc thoại nội tâm chứ chúng không có những hành động dứt khoát để làm nên những thay đổi bên ngoài. Từ đây Nam Cao đã hoàn thành trách nhiệm diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng của nhân vật, nói nên tiếng nói của tầng lớp lao động bị chèn ép, những con người không được xã hội tiếp nhận để hoàn lương…
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao tiêu biểu cho văn học Việt Nam đương thời thể hiện tiếng nói, hoàn cảnh thực tế của tầng lớp nhân dân lao động. Bằng ngòi bút điêu luyện cùng tình cảm sâu sắc của mình, Nam Cao đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học bất hủ, xứng đáng là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của Việt Nam.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 10
Nam Cao là nhà văn nổi tiếng với rất nhiều quan điểm nghệ thuật đặc sắc được xem như tuyên ngôn của nền văn học Việt Nam. Tiêu biểu nhất phải kể đến câu: "Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than và nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời". Và trong tác phẩm Đời thừa, một tác phẩm rất nổi tiếng viết về người trí thức trong xã hội cũ, nhà văn đã tự mình bước vào bi kịch cuộc đời nhân vật Hộ để cảm nhận và cho ra một tác phẩm đậm tính nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.
Câu chuyện là bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ mà tiêu biểu đó là nhân vật Hộ. Vậy bi kịch là gì? Bi kịch là những mâu thuẫn xung đột trong cuộc đời của một con người, một nhân vật và thông thường giải quyết mâu thuẫn xung đột ấy là những kết thúc đầy đau thương hoặc một cái kết mở. Soi vào nhân vật Hộ, ta thấy ở nhân vật này có hai cái bi kịch lớn cũng là bi kịch chung của giới trí thức Thứ nhất, là bi kịch đớn đau của một nhà văn một nhà tri thức, ở con người Hộ hiện lên với hình ảnh một chàng trai trẻ trung, có hoài bão, có tài năng, muốn sống có ích, nhưng thực tế cuộc sống đã xô đẩy anh thành một người vô ích, đời thừa. Hộ vốn là một người say mê văn chương và trở thành một niềm say mê lý tưởng, nghèo trong xã hội cũ.
"Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất". Ở chàng trai này niềm say mê văn chương còn tới mức "Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa". Nhưng nếu niềm say mê ấy chỉ đến thế thì vẫn chưa lấy gì làm cao đẹp lắm, vẫn chưa phải là một vẻ đẹp hoàn hảo duy mỹ của lý tưởng, điều khiến Hộ trở nên không tầm thường trong lớp trí thức thời bấy giờ ấy là Hộ muốn sống có ích bằng văn chương tâm huyết của mình. Nhân vật Hộ khác với các nhà văn đương thời viết văn chương chỉ vì văn chương hay nghệ thuật chỉ là nghệ thuật, thì anh lại có suy nghĩ và quan điểm hoàn toàn khác, anh mong rằng tác phẩm của mình phải có ích cho xã hội, góp phần làm tốt đời đẹp đạo chứ không chỉ đơn thuần là thứ giấy mực đẹp mà trống rỗng.
Hộ luôn "băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời...", đó sẽ là tác phẩm chứa đựng những cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, ca tụng tình thương cao cả giữa con người với con người, khiến con người gần nhau hơn. Nhưng trong thực tế, tất cả những cái gì Hộ hằng suy nghĩ và mong ước trong bỗng chốc lại bị gạt đi bởi nỗi lo bình thường thậm chí là tầm thường đó là cơm áo gạo tiền cho vợ, con. Hộ không thể để vợ con đói nheo nhóc được, trước chỉ có mình Hộ thì sao cũng được, nhưng bây giờ anh còn đèo vòng cả mấy miệng ăn, cái lương tâm và trách nhiệm của người chồng, người cha không cho phép anh làm như vậy. Và cũng chính cái trách nhiệm ấy đã đẩy Hộ vào con đường viết những thứ văn chương nhạt nhẽo, nông cảm, chẳng có chút tình cảm gì, đi xa hẳn so với lý tưởng của anh để cốt kiếm được đồng tiền nuôi vợ con.
Hộ đau đớn vì không được viết và không thể viết những tác phẩm mà anh mong muốn bởi điều kiện và hoàn cảnh không cho phép anh ngồi ngẫm nghĩ suy tư cả tháng trời cho một tác phẩm ý nghĩa, anh chỉ có thể viết nhanh viết gọn rồi nhận nhuận bút cho xong. Cuộc sống đã khiến anh phải vật lộn, dồn ép tinh thần người trí thức vào bước đường cùng cực, đôi lúc đọc lại những bài văn ký tên mình Hộ bỗng thấy xấu hổ đỏ cả mặt. Hộ dằn vặt tự trách bởi "chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Cuối cùng xét lại, Hộ chính là đời thừa của xã hội, đời thừa của gia đình, bởi anh trở thành gánh nặng tình cảm trong gia đình, và xót xa hơn nữa Hộ chính là đời thừa của chính bản thân hắn bởi hắn đã gần như đánh mất tài năng thậm chí là đánh mất nhân cách nữa.
Bi kịch thứ hai của nhân vật này cũng không kém phần đau đớn xót xa, đó là bi kịch của một con người có nhân cách có tình thường, coi tình thương là một nguyên tắc sống hết sức thiêng liêng, nhưng cuối cùng lại tự chà đạp lên tình thương đó một cách thô bạo, đánh dấu sự nhuốm đen trong nhân cách của nhân vật Hộ. Hộ đã đến với Từ trong một tình cảnh rất éo le, Từ bị nhân tình bỏ rơi cùng đứa con đỏ hỏn, anh đã đứng ra nhận là chồng của Từ, là cha của đứa trẻ. Anh đã cứu vớt không chỉ cuộc đời Từ mà còn là danh dự của cô, tình cảm giữa Hộ và Từ không đơn thuần chỉ là tình cảm trai gái mà còn là tình thương yêu giữa con người với nhau.
Đối với Từ, Hộ là ân nhân mà cả đời Từ có làm trâu ngựa cũng chẳng thể đền đáp hết, Hộ đã mang đến cho Từ một mái ấm gia đình, một mái ấm tình thương giữa lúc Từ cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng nhất. Hộ với một tình thương và tấm lòng cao cả đã lo toan công việc trong ngoài, đồng thời còn giúp Từ lo cả đám ma cho người mẹ già mà không hề than vãn. Đối với các con Hộ cũng có những tình cảm rất tha thiết và ấm áp "Ðối với các con cũng vậy. Chỉ xa chúng mấy ngày, Hộ đã nhớ và lúc về thấy các con chạy ra reo mừng và nắm lấy áo mình, thường thường Hộ cảm động đến ứa nước mắt. Hắn hôn hít chúng vồ vập lắm...". Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Hộ đã hy sinh hoài bão nghệ thuật vì tình thương, đấy là một sự hy sinh to lớn biết chừng nào, Hộ là người có tấm lòng rộng lớn biết bao nhiêu. Mặc dù cũng có đôi lúc Hộ nghĩ "Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ", nhưng nghĩ tới vợ và mấy đứa con thơ Hộ không làm được, Hộ không thể ích kỷ được.
Hộ không thể thực hiện được lý tưởng văn chương của mình nên vẫn âm thầm nuôi nỗi hận, sự trăn trở khôn nguôi, có thể nói cái niềm say mê văn chương chưa bao giờ chết hẳn trong Hộ mà nó vẫn luôn tồn tại, cháy âm ỉ trong tim người trí thức và khi có điều kiện nó sẽ bùng lên làm bỏng lòng tự trọng của Hộ, Và để giải thoát khỏi nỗi đau đớn luôn giày vò, Hộ đã tìm đến rượu những tưởng sẽ quên đi những sầu đau ấy, nhưng không rượu đã biến Hộ trở thành những con người tầm thường cả về trí tuệ và nhân cách. Hộ đánh mắng và xua đuổi Từ và con cái, những người mà Hộ đã dùng tất cả những tình thương yêu để cưu mang chăm sóc, thậm chí là từ bỏ cái lý tưởng văn chương vĩ đại của mình. Hộ từ một người với nguyên tắc sống vì tình thương giờ đây lại đang đi vào bước đường xa rời nguyên tắc ấy, thậm chí sắp đánh rơi nhân cách của mình.
Có thể thấy bi kịch của Hộ chính là tiêu biểu cho bi kịch của lớp tri thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, khi cách mạng tháng tám chưa thành công. Tác phẩm Đời thừa đã đem đến một cái nhìn tổng quan không chỉ là về bi kịch của nhân vật mà còn thông qua đó bày tỏ những quan điểm nghệ thuật đắt giá trong văn chương, đồng thời cũng đem đến những giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc và hiện thực.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 10
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 10
Nhà văn Nam Cao là ai?
Nam Cao (nguyên danh Trần Hữu Tri, thánh danh Giuse, 29 tháng 10, năm 1915 hoặc 1917 – 30 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 9
Là một nhà văn lớn, Nam Cao rất rõ ý thức về quan niệm nghệ thuật của mình. Với Nam Cao “chủ nghĩa hiện thữ trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ, mới thật sựu tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Các truyện “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Đôi mắt” xem như những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao, nhà văn coi viết văn là một công việc lao động cao quí, đầy trách nhiệm. Nhà văn phải là người có lương tâm, có nhân cách, không được viết cẩu thả, chạy theo đồng tiền. Văn học phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của nhân dân trên tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa.
Truyện ngắn “Đời thừa” đăng trên “Tiểu thuyết thứ bảy” là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của Nam Cao. Truyện phản ánh đời sống cực khổ, bế tắc của người trí thức trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt, tác phẩm phản ánh nỗi đau tinh thần, sống chết với tư cách con người.
Nhân vật chính của truyện là nhà văn Hộ, Hộ là một nhà văn có tài, có hoài bão lớn. Tuy cực khổ, nhưng “đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng… Hắn khinh những lo lắng tủn mún về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở… Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả… Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời…”. Quan niệm của người cầm bút chân chính như thế thật là đúng đắn và đẹp đẽ. Cái hoài bão lớn ấy của Hộ chứng tỏ Hộ là một con người say mê nghệ thuật và dầy trách nhiệm với ngòi bút của mình. Dù biết:
“Cuộc đời cơ cực giơ nanh vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ”
Hộ vẫn viết thận trọng, chấp nhận cuộc sống vật chất cực khổ để mong muốn viết được một tác phẩm thật giá trị. “Nó chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần hơn người hơn”. Hộ cũng là một con người giàu tình thương. “Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ, Hộ đã cúi xuống và đã đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến”. Lấy từ làm vợ, Hộ đã phải vất vả vật lộn để nuôi sống vợ, mẹ vợ và sau đó là những đứa con, phair lo kiếm tiền, phải “lo lắng liên miên về vật chất” để nuôi sống cả một gia đình.
Con người giàu tình thương và con người khao khát lí tưởng trong Hộ, một nhà văn tâm huyết và có tài, lẽ ra phải được vui sướng, phải góp cho đời được những tác phẩm, những đứa con tinh thần đáng yêu. Thế nhưng cuộc đời thực với cơm áo, tiền bạc đã không cho phép Hộ làm được như thế. Trong văn chương, Hộ phải bẻ cong ngòi bút để viết vội vàng, cẩu thả, “rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát và mắng mình như một thằng khốn nạn”. Hộ viết toàn những điều nhạt nhẽo, vô vị, nông cạn, chẳng đem một chút mới lạ cho văn chương, cốt để kiếm tiền nuôi sống mình và vợ con mình. Mặt khác, Hộ không lo được cho vợ con, mặc dù có lúc Hộ muốn là kẻ tàn nhẫn, là kẻ vô trách nhiệm, mà có lúc Hộ đã tàn nhẫn với Từ, bỏ liều những đứa con thơi rồi. Trong cơn bĩ cực của đời thường, Hộ đã ném tất cả sự hờn giận của mình, với đời, với vợ con vào những cơn say, để rồi như kẻ loạn trí, Hộ dọa Từ, đuổi Từ và khi đã la hét chán, hắn đi ngủ.
Bi kịch tinh thần của Hộ, nỗi đau đớn và nỗi đau chính là ở đó. Là nhà văn có tài, có lương tâm, Hộ phải đối phó với cuộc sống để tạo ra những tác phẩm vô vị, nhạt nhẽo, là người giàu tình thương, vốn đã từng nghĩ “không thể bỏ lòng thương”, vì “hắn là người, chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”, vốn xã định “kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”, thế nhưng cũng có nhiều lúc hắn không cán nỗi gia đình, để vợ con phải khổ sở nheo nhóc, hắn dọa đuổi tất cả mấy mẹ con Từ ra khỏi nhà. Trong cơn say, có lần hắn đã “gõ gõ một ngón tay vào trán Từ và dọa như người ta dọa trẻ con: Mấy đứa kia đều đang vật một nhát cho chết nốt…”.
Thế rồi, Hộ lại vui sướng khi nghĩ đến văn chương, Hộ cho rằng: “một tác phẩm thật giá trị, phải vươn lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người”. Hộ say sưa nghĩ đến “chỉ viết một quyển” trong đời mình, “nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu!”. Hộ khóc với vợ và cố nói qua tiếng khóc: “Anh… anh… chỉ là… một thằng… khốn nạn! – một thằng khốn nạn…!”.
Hộ hiểu rằng, muốn thoát khỏi tình trạng “Đời thừa”, chỉ còn một cách, thoát li vợ con, rũ bỏ trách nhiệm gia đình, để rảnh rang theo đuổi nghiệp văn chương. Nhưng vốn là con người nhân hậu, Hộ không thể bỏ được lòng thương, Hộ đành hi sinh hoài bão nghệ thuật để dữ lấy tình thương. Nhưng thật đau đưosn, cái đau đớn âm thầm làm cho Hộ khổ, Hộ vẫn phải sống “Đời thừa” mà anh không muốn. Bi kịch tinh thần lớn lao nhất của người nghệ sĩ là ở chỗ đó.
Bi kịch tinh thần, bi kịch đời thường của Hộ cũng chính là của Nam cao và biết bao nhà văn khác. Xã hội cũ đầy rẫy bất công, ngột ngạt, bế tắc đã dồn biết bao lớp người vào chân tường, tước đi của họ cái nhân bản vốn có, cướp đi của họ cái hoài bão, đem tài năng phục vụ nhân sinh, phục vụ nghệ thuật chân chính, làm đảo điên cái nhân cách làm người của họ. “Đời thừa” vì thế đã phơi bày sự xấu xa của xã hội, là tiếng rên xiết cảu bao nhiêu người trí thức thời ấy.
Với “Đời thừa” và hàng loạt tác phẩm phản ánh về người trí thức như “Sông mòn”, “Trăng sáng”, và sau này là “Đôi măt”, nhà văn Nam Cao đã miêu tả khá đậm nét đời sống cuuar người trí thức, nỗi đau đời sống hàng ngày và nỗi đau nhân thế của họ. Tác phẩm như một bản cáo trạng, một lời kêu gọi thiết tha: “Phải thay đổi các cuộc đời ngột ngạt đó đi, để cứu lấy con người, cứu lấy sự sống!”.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 9
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 9
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 4
Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, người đọc đã thấy được bi kịch của kiếp “tài hoa bạc mệnh”, ở Chí Phèo của Nam Cao, là bi kịch của những khát khao lương thiện và cũng với Nam Cao ta gặp ở Đời thừa, tấn bi kịch tinh thần của người tri thức. Đời thừa bộc lộ rõ né “tư tưởng nhân đạo mới mẻ độc đáo của nhà văn lớn Nam Cao”.
Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong Đời thừa là bi kịch của một nhà văn - một trí thức giữa “cơn dâu bể” của cuộc đời, giữa một xã hội “chó đểu” (Vũ Trọng Phụng) – Nhà văn ấy giữ được phẩm giá của mình, ý thức được “thiên chức” cao cả của mình vậy mà đành bó tay bất lực.
Có thể nói, bi kịch đầu tiên trong tấn bi kịch tinh thần của cuộc đời Hộ là bi kịch về những giấc mộng văn chương. Hộ đã đặt văn chương lên trên hết: Văn chương dường như chính là khát vọng lớn nhất của đời anh. Anh muốn trở thành nhà văn chân chính - nhà văn viết “mở hồn đón lấy những vang vọng của đời”. Anh mơ ước đến một ngày anh sẽ viết được một tác phẩm lớn chung cho cả loài người. “Nó đề cập đến những vấn đề bức xúc của cả xã hội của cả nhân loại. Nó nói được những cái lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”.
Và nhất định anh sẽ giật giải Nobel! Đó là cuốn tiểu thuyết vĩ đại trong đời viết văn của anh. Nó sẽ làm rạng danh cho anh, cho nền văn học nước nhà. Đó quả là ước mơ chính đáng! Không phải người nghệ sĩ nào cũng khao khát như vậy khi bước vào con đường văn chương đầy khổ ải. Nhà văn phải biết xây ước mơ đẹp, và khát vọng của Hộ là khát vọng mạnh mẽ nhất và đẹp nhất. Hộ xác định đúng con đường cho mình - xác định tư tưởng cho mình.
Anh không sa vào những mơ mộng về nghệ thuật - nghệ thuật là “ánh trăng huyền ảo” (như Điền tron Trăng sáng). Anh thấy ánh trăng của nghệ thuật biết “làm đẹp cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường xấu xa”. Quan điểm của anh đúng đắn lắm ! Tư tưởng của anh tiến bộ lắm ! Thế nhưng, trong sáng tác của mình anh đã viết những gì? Anh đã cho ra đời những sáng tác như thế nào? Anh không hướng nghệ thuật vào “thứ văn chương của bọn nhàn rỗi”; anh không biết để cho những cô gái áo xanh, áo đỏ tha thướt đọc, nhưng anh viết những gì từ khi anh bắt tay vào sáng tác?
Chao ôi! Anh đã viết những bài mà thậm chí khi đọc thấy tên của mình dưới bài viết, anh phải “đỏ mặt” xấu hổ. Anh giận dữ với chính anh. Anh khinh ghét những tác phẩm chỉ biết “gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông bằng một thứ văn quá ư bằng phẳng dễ dãi” của chính mình. Dường như anh hoảng hốt, anh ngạc nhiên trước những bài viết của mình mới ra đời. Anh dằn vặt ghê gớm. Anh muốn nhưng có phải bao giờ ý muốn cũng thành viện thực đâu! Và đó chính là cái bi kịch của anh – bi kịch của một đời viết văn - bi kịch của người hiểu mình biết mình phải làm gì và đành lựa bút theo những điều mình chẳng hề muốn. Tôi cảm thấy cái đau đớn khủng khiếp tự chốn sâu thẳm của tâm hồn anh. Một cái gì đó bỗng chốc sụp đổ trong anh. Đấy chính là sự sụp đổ của một khát vọng đẹp và chân chính.
Anh phải ẩu như thế, bôi bác như thế cũng chính là vì những ràng buộc của “áo cơm”. Chao ôi! Giá như anh đựơc bay nhảy với những giấc mơ ấy! Nhưng “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Anh còn vợ và một đàn con nhỏ. Kiếp người với bao toan tính bộn bè níu kéo anh, không cho anh bay lên cùng giấc mộng của đời trai trẻ. Chính nỗi lo về tiền bạc đã buộc anh phải viết những bài trái với lương tâm và trách nhiệm. Trong đầu anh luôn quay cuồng với những tính toán về giá cả sinh hoạt, về bữa ăn hằng hàng… thì đâu còn chỗ cho văn chương nữa. Anh phải viết thật nhanh, thật nhiều để người vợ, đàn con và chính anh khỏi chết đói. Giá như anh cứ bỏ dứt cái mộng văn chương thì chắc đời anh chẳng khốn đốn đến thế ! Nhưng anh cần nghĩ tới tác phẩm của anh - các tác phẩm cho toàn nhân loại nên anh lại càng đau đớn ! Nước mắt anh không chảy nhưng đớn đau thì chồng chất tập trung hơn.
Chao ôi! “Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất” (Sống mòn). Đó chính là bi kịch của cuộc đời viết văn của anh - bi kịch của những giấc mộng văn chương chính là ở chỗ đó! Và tưởng như giấc mộng văn chương ấy chính là điều day dứt trong anh mãi không thôi. Phải có những hiểu biết sâu sắc về tâm tư tình cảm con người thì Nam Cao mới viết được những dòng đầy cảm xúc như thế ! Dường như những day dứt trong cuộc đời ông – cuộc đời văn sĩ khổ ải – đã nhập vào những suy tư của Hộ, đã nhập vào tấn bi kịch tinh thần của Hộ. Có người nói, Hộ chính là hình ảnh của nhà văn Nam Cao thời kì trước Cách mạng. Tôi không hoàn toàn nghĩ thế. Nam Cao đã có thể bị cơm áo ghì chặt nhưng Nam Cao hơn hẳn Hộ; ông đã biết vượt lên trên những lo toan ấy để biến giấc mơ thành hiện thực. Ông đã viết những lời văn hay nhất, đẹp nhất về cuộc đời những kiếp lầm than và chắc chắn Nam Cao không phải đỏ mặt khi thấy tên mình sau những tác phẩm như Chí Phèo, Đời thừa… Bởi chính đó là giấc mơ văn chương nẩy nở.
Có thể tự tin mà nói rằng với Đời thừa, Nam Cao đã bộc lộ được tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của mình khi viết những dòng bi kịch về Hộ. Kinh nghiệm và vốn sống đã cho ông viết những điều có sức rung động, lay chuyển lòng người đến thế! Đó chính là nhờ tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của nhà văn Nam Cao. Nhân đạo ở sự ca ngợi khát vọng đẹp đẽ của Hộ, nhân đạo ở sự cảm thông sâu sắc với người tri thức… Và viết lên được những dòng như thé cũng là nhờ cái nhân đạo “mới mẻ” độc đáo của Nam Cao. Qua bi kịch tinh thần đầu tiên này của Hộ, Nam Cao đã bộc lộ được sự cảm thông, trân trọng bao kiếp người lao khổ trong cuộc đời này. Và phải chăng tư tưởng ấy đã kế thừa được của cha ông lòng nhân đạo truyền thống. Nhà văn không “phản ánh để phản ánh” mà sau những câu chữ tưởng như lãnh đạm, thờ ơ chính là một trái tim nhiệt thành, sôi nổi - một trái tim của tình nghĩa.
Bi kịch đầu tiên của cuộc đời nhà văn Hộ và đó cũng là nguyên nhân cho bi kịch thứ hai - bi kịch của một con người. Giấc mộng văn chương sụp đổ qua những bài viết ẩu. Thế nhưng Hộ vẫn còn chút an ủi. Đó chính là cuộc sống, sự tồn tại của vợ con anh. Anh chưa thực hiện đuợc khát vọng của mình - anh chưa viết được cuốn tiểu thuyết của đời anh, nhưng anh nuôi đủ vợ con. Anh đã kéo dài đươc sự tồn tại của gia đình mình. Và đó có thể gọi là việc làm hữu ích. Đó cũng là cái an ủi cho cái “đời thừa” của một nhà văn. Thế cũng đáng an ủi lắm chứ!
Vì anh là người đặt “tình thương” lên hàng đầu, lẽ sống của anh là tình thương. Tình thương là trên hết. Chính trong lời khẳng định về tác phẩm trong tương lai của mình, anh đã nói: tác phẩm có giá trị là tác phẩm “ca tụng lòng tương, tình bác ái, sự công bình”. Trong văn chương, anh muốn ca ngợi tình thương và trong cuộc đời thực, tình thương là tất cả. Chính vì lẽ sống tình thương của mình, anh đã đón Từ, giúp Từ thoát khỏi những tủi nhục khi một mình trơ trọi với đứa con không cha. Những giọt nước mắt của Từ và của bà mẹ già của Từ đã khiến anh xúc động. Họ muốn khóc cho đến khi “bao nhiêu xương thịt cứ tan ra thành nước mắt” nhưng gặp anh, tình thương của anh đã toả rạng đến giúp họ thoát khỏi những đớn đau. Một người dám bỏ cái đời bay nhảy của tuổi xanh để nuôi nấng vợ con chẳng là người dũng cảm lắm sao ! Chính tình thương - lẽ sống tình thương đã khiến anh làm việc ấy. Anh cao đẹp quá!
Đời anh không phải là “đời thừa” với gia đình nho nhỏ của anh. Anh đau khổ vì tên anh cứ “lu mờ dần sau những tên khác mới xuất hiện rực rỡ” nhưng với Từ và đàn con - anh là biểu tượng sáng chói của tình thương. Tình thương ấy là rất đáng trân trọng. Trong một xã hội rác rưởi “chó đểu” như thế, thành động của anh chẳng là một hành động tốt đẹp hiếm hoi hay sao? Thế nhưng, anh cũng chẳng giữ đựơc trọn vẹn cái lẽ sống cao quý ấy của mình nữa. Quả là một sai lầm khi anh kết luận: Nguyên nhân trực tiếp cho sự sụp đổ các giấc mộng văn chương chính là vợ anh và đàn con nheo nhóc kia. Anh cạn nghĩ quá! Đó không phải hoàn toàn là lỗi của vợ con anh. Thất vọng trong văn chương, buồn chán trong không khí gia đình đã khiến nah tìm niềm vui trong men rượu. Anh muốn quên, quên đi tất cả.
Anh không say trong men tình ái, trong khúc nhạc đong đưa… mà sau khủng khiếp trong men rượu. Chính anh cũng không hiểu tại sao anh về được đến nhà. Anh chỉ biết anh đã tỉnh dậy trên giường nhà mình khi tay chân rã rời. Men rượu “chết tiệt” ấy chính là cái trực tiếp làm cho bi kịch trong anh xuất hiện. Rượt đã khiến anh trở thành kẻ vô học, rượu đánh đồng loạt những người xấu, người tốt, kẻ giàu, người nghèo trong những cơn say. Khi say, ai cũng như ai hết ! Men rượu của anh không giúp anh có được cái tình của Chí Phèo giúp hắn hướng về cái “thiên lương”. Men rượu đã khiến anh trở thành một kẻ tiểu nhân vô học. Anh đã vi phạm lẽ sống tình thương của mình. Anh đã đánh vợ chon anh như một kẻ vũ phu. Vâng, chính lúc đó anh là kẻ vũ phu. Anh đã đánh đập vợ, người vợ hiền lành tận tuỵ của mình không biết bao nhiêu lần nữa mà kể. Anh chỉ mặt Từ mà quát mắng:
- “Cả con mẹ mày nữa cũng đáng vật chết”. Anh đã làm tất cả, tất cả trong say. Sao mà tai hại quá ! Anh đã vi phạm lẽ sống của mình, vi phạm cái tốt đẹp – cái phần “người” vô cùng cao đẹp tưởng còn được an ủi bởi anh đã giữ trong lẽ sống tình thương của mình. Ai ngờ, cuộc sống vẫn không cho phép anh thực hiện điều đó. Thế mà nay, chính cái lẽ sống ấy anh cũng chà đạp nốt. Anh – cuộc sống đời anh quả là “đời thừa”. Bi kịch đầu tiên là bi kịch của những giấc mộng văn chương nên cái “thừa” còn không quá nhiều đau đớn như bi kịch này, bi kịch mà kết cục là cái “thừa” ấy của anh đã được được thể hiện đầy đủ. Anh đã động đến phần cao quý nhất. Đó là bi kịch tinh thần của một con người mà đau đớn hơn, đó lại là con người ý thức được phẩm giá nhân cách của mình nhiều nhất. Ở bi kịch trước, cái mặc cảm tội lỗi trong anh rất lớn vì anh là một nhà văn.
Nếu Chí Phèo chỉ gieo rắc tội lỗi của hắn cho dân làng Vũ Đại, anh giáo Thứ chỉ truyền thụ sự chán nản lên đầu học sinh thì anh – anh gieo những “tình cảm rất nhẹ, rất nông” những tình cảm qua ư tầm thường ấy vào bao nhiêu độc giả. Sự nhiễm hại ấy lớn hơn. Dù thế bi kịch thứ hai này - bi kịch của một người mặc cảm tội lỗi còn lớn hơn nhiều. Với tư cách của một nhà văn anh đã gây ảnh hưởng đến người đọc từ những bài văn viết lấy lợi nhuận. Với tư cách của một con người, anh đã gây ra những điều ghê gớm hơn. Xã hội này đã quá nhiều, quá thừa những cái xấu. Anh cố giữ tốt đẹp trong mình thế mà anh cũng phá hỏng nốt. Mặc cảm này quá lớn và không hề có gì để an ủi được. Lẽ sống tình thương là cái được anh đề cao nhất mà anh còn vi phạm thì chẳng còn gì nữa cả. Bi kịch này của anh, lớn hơn gấp bội bi kịch kia bởi lẽ sống tình thương, chỗ dựa của bao giá trị nhân phẩm khác sụp đổ.
Bi kịch này khủng khiếp và hoàn toàn không có lối thoát và dường như nó bao trùm thành bi kịch của cả đời anh – một “đời thừa”. Anh đổ lỗi tất cả cho gia đình, nhưng tất cả là tại anh. Tuy vậy cũng cần nói thêm rằng, bi kịch ấy có nguyên nhân sâu xa chính từ xã hội đương thời. Chính xã hội ấy đã đẩy anh phải lo “cơm áo gạo tiền”. Nỗi lo sinh kế đã khiến anh phải từ bỏ giấc mộng văn chương. Và chính những thất vọng ấy đã khiến anh chà đạp lên lẽ sống tình thương của mình.
Nguyên nhân ấy có lẽ anh không hiểu được - nguyên nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến - nguyên nhân mà ngày ấy người ta đã nhận ra. Anh chưa tìm được lối thoát cho sự bế tắc. Đó là cái bế tắc của thời đại mà anh đang sống. Nhưng đó phải chăng là nét hạn chế trong tư tưởng nhân đạo của Nam Cao? Ông đã biết đề cao những khát vọng đẹp của người trí thức, đã biết thông cảm với những nổi khổ của họ nhưng chưa đề ra được lối thoát cho họ. Nhưng những “tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo” ấy đã là đáng quý, đáng trân trọng biết bao! Độc đáo, mới mẻ chính là ở lòng thương người – tình người nồng đượm bao la đằng sau lối viết văn tưởng như dửng dưng lãnh đạm.
Ngày nay cuộc đời đã được đổi thay. Lớp văn sĩ đã thoát khỏi dù là một phần những nỗi lo “cơm áo” không còn những bi kịch tinh thần như Hộ nữa. Nhà văn ngày nay được ưu đãi hơn. Chúng ta không thể quên thời kỳ mà người trí thức văn nghệ sĩ mang những bi kịch tinh thần.Tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của Nam Cao đã khiến cho nhân vật dù qua bao thăng trầm vẫn đứng vững với tư cách một con người chân chính.
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 4
Bài văn phân tích nhân vật Hộ số 4
Dàn ý phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao
1. Mở bài
- Bi kịch trong "Đời thừa" được thể hiện qua vai diễn của nhân vật Hộ, đó không chỉ là bi kịch về gánh nặng cơm áo gạo tiền, mà còn là người nghệ sĩ phải chà đạp lên nghệ thuật chân chính, là người cha người chồng phải chà đạp lên chính nguyên tắc tình thương do mình đề ra.
2. Thân bài
- Giới thiệu về nhân vật Hộ:
+ Một văn sĩ nghèo có ước mơ và hoài bão
+ Bị trói buộc bởi gia đình, phải từ bỏ ước mơ
+ Mâu thuẫn giữa ước mơ và hoàn cảnh xô đẩy thành kẻ "đời thừa"
- Bi kịch của một người trí thức:
+ Tâm huyết với nghề, viết văn vì muốn giúp ích cho xã hội
+ Gánh nặng cơm áo đành phải viết văn kiếm tiền
- Bi kịch của một người cha, người chồng:
+ Cho mẹ con Từ mái ấm và tình thương gia đình
+ Là người chồng yêu vợ, thương con
+ Hoàn cảnh cuộc sống dồn ép, đánh đuổi vợ con, từ bỏ lí tưởng nghệ thuật của mình
- Nỗi đau của nhân vật Hộ:
+ Nỗi đau khi sống không được coi là sống
+ Sống mà vô tích sự, vô ý nghĩa.
3. Kết bài
Cảm nghĩ về bi kịch tinh thần của tri thức trước Cách mạng tháng Tám: Tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao thực sự đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về bi kịch của văn sĩ Hộ, đồng thời cho người đọc thấu hiểu quan điểm văn chương nghệ thuật đắt giá, những giá trị nhân đạo sâu sắc mà trải qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ nguyên giá trị.