Top 5 Bài soạn Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (Ngữ Văn 12) hay nhất

Bài soạn tham khảo số 2

Câu 1 (trang 211, sgk Ngữ văn, tập 1)

a. Luận cứ không đầy đủ. Đề tài nói về văn học dân gian, phần triển khai luận cứ chỉ chỉ đề cập một vấn đề hẹp là ca dao, tục ngữ.

b. Luận cứ không chặt chẽ, thiếu logic.

c. Luận cứ sơ lược, chưa trình bày được những khía cạnh liên quan đến chi tiết Tràng nhặt được vợ

d. Không nêu được luận điểm cần trình bày. Nội dung luận cứ không liên quan với nhau.

e. Luận cứ thiếu logic, không chặt chẽ. Kết luận không phù hợp với nội dung của luận điểm.

f. Luận cứ làm tiền đề cho luận điểm chính rườm rà, không làm nổi bật vấn đề.

g. Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ không có tính hệ thống. Kết luận không phù hợp với luận điểm.


Câu 2 (trang 212, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Gợi ý:

- Bổ sung luận cứ về giá trị nhận thức của văn học dân gian trong truyện cổ, ca dao tục ngữ...

- Sắp xếp luận cứ theo hệ thống.

b. Gợi ý:

- Sửa luận cứ dẫn chứng sai.

- Sửa luận điểm: “Người thanh niên trong lặng lẽ Sa Pa không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người.”

c. Gợi ý:

- Bỏ câu 2.

- Câu 3 đổi thành “ Trong cái đói gay gắt họ vẫn biết nương tựa vào nhau”.

d. Gợi ý:

- Bỏ câu 3, 4

- Thêm luận điểm.

e. Gợi ý:

- Sửa lại luận cứ:... “Đoạn trích nào của truyện cũng đều thể hiện tấm lòng ấy của ông. Ông thương Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Ông xót xa cho Kiều phải chịu bao tai họa. Ông cảm thông chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo”.

g. Gợi ý:

- Bỏ các luận cứ: “Cây xà nu...mãnh liệt”.

- Nêu rõ luận điểm: “Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn cây xà nu – loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên để khắc họa phẩm chất của người dân Xô Man”.

h. Gợi ý:

- Sửa luận điểm: “Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người”.

- Thay đổi cách diễn đạt ở luận cứ để phù hợp với luận điểm.

Bài soạn tham khảo số 2
Bài soạn tham khảo số 2

Bài soạn tham khảo số 3

Câu 1 (trang 211 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Phát hiện, phân tích lỗi trong các đoạn văn:

a, Luận cứ nêu không đầy đủ, chỉ tập trung vào tục ngữ, ca dao trong khi luận điểm chính được nêu lên ở đầu đoạn văn là: “Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức”. Luận cứ chỉ đề cập đến một khía cạnh hẹp: hiểu biết, nhận thức về tự nhiên.

Đây là lỗi do người viết không nắm được các khía cạnh cụ thể của vấn đề nghị luận, không hiểu quan hệ logic của các luận cứ và thiếu các dẫn chứng cụ thể để làm rõ luận điểm.

b, Ở đoạn văn này, luận điểm “Anh thèm người tới mức... dù chỉ là một phút” không rõ ràng, không nêu được bản chất của vấn đề, không tương đương với luận điểm được nêu ở câu trên “Người thanh niên trong truyện ngắn...”. Luận cứ không chặt chẽ và thiếu lôgic: “Chính cái sự thèm người ấy... Đó là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần lạc quan”.

Đây là lỗi do không nắm vững vấn đề chính, không hiểu mối liên hệ giữa các chi tiết trong tác phẩm nên việc khái quát luận điểm không phù hợp với đối tượng và không triển khai xác đáng, thuyết phục.

c, Luận điểm nêu chưa rõ, chưa phù hợp với bản chất của đối tượng nghị luận “hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống” là quá trình chung, chưa làm nổi bật vấn đề.

Luận cứ quá sơ lược, chưa đầy đủ, chưa trình bày được những khía cạnh chủ yếu liên quan đến chi tiết “Tràng nhặt được vợ” thì vội đi đến kết luận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Đây là lỗi do người viết không hiểu thấu đáo vấn đề đang nghị luận nên cả luận điểm, luận chứng đều chưa thuyết phục.

d, Không nêu được luận điểm cần thiết liên quan trực tiếp đến vấn đề: khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình và hình tượng con sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Luận cứ nêu ra làm tiền đề để dẫn nhập cho lập luận lan man, xa rời vấn đề: “Nếu ai đã từng ra biển... Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu, về đâu?”

Lỗi do người viết không nắm được rõ phạm vi luận điểm cần trình bày, không tìm được những luận cứ cần thiết liên quan trực tiếp đến luận điểm mà mình đang triển khai.

e, Luận cứ thiếu lôgic: “Đoạn trích nào trong sách giáo khoa ông cũng nâng cao phẩm giá con người”. Quan hệ giữa các luận cứ luận cứ lại không chặt chẽ, không phù hợp. Luận điểm nêu cũng chưa xác đáng, chưa phản ánh được bản chất của vấn đề nghị luận.

g, Luận cứ được nêu làm tiền đề dẫn nhập cho luận điểm chính quá rườm rà, lan man, không làm nổi bật được vấn đề: “Cây xà nu là một loài cây họ thông, mọc rất nhiều trong Tây Nguyên... sức sống rất mãnh liệt”.

Lỗi ở đây do người viết chưa xác định được phạm vi vấn đề nghị luận, vì vậy quan hệ giữa các luận cứ, luận điểm lỏng lẻo, dẫn đến trình bày lan man, xa rời vấn đề chính.

h, Lỗi của lập luận này là luận điểm không rõ ràng, luận cứ thì thiếu hệ thống, không toàn diện.


Câu 2 (trang 212 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Sửa lỗi

a, Có thể bổ sung thêm những luận cứ về giá trị nhận thứ của văn học dân gian truyện cổ, ca dao, tục ngữ,, và sắp xếp chúng theo hệ thống nhất định.

b, Cần nêu rõ luận điểm: “Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa... yêu đời, yêu người”.

Sửa lại các luận cứ: Anh còn rất thèm người tới mức đã tự tay lăn một cây to chặn ngang giữa đường để được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lên Sa Pa dù chỉ một vài phút,...

c, Cần nêu lại luận điểm: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đã biểu hiện được một niềm khát kháo sống, khát khao được yêu thương, chia sẻ ngay trong cảnh khốn cùng nhất...

Bổ sung một số luận cứ tiêu biểu ngắn gọn liên quan đến tình huống nhặt được vợ của Tràng, thái độ của bà cụ Tứ. Sau đó mới nêu lên kết luận: Đó chính là khía cạnh nổi bật nhất của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

d, Có thể bỏ các luận cứ: “Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn... và sóng đi đâu, về đâu” và thay bằng các luận cứ: “Thế giới tâm trạng của người đang yêu, nhất là với một trái tim dào dạt cảm xúc như Xuân Quỳnh. Vì thế, nhà thơ đã nói lên nhịp của trái tim đang yêu bằng nhịp của những con sóng cồn cào đầy bí ẩn: dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ.

e, Cần nêu lại luận điểm: Tình yêu thương con nguời của Nguyễn Du, được gửi gắm vào mỗi trang Kiều, mỗi lời thơ “như khóc như than” cho thân phận con người “tài hoa bạc mệnh”.

Các luận cứ cần được sắp xếp theo trình tự lôgic: trân trọng phẩm giá con người, cảm thông với nỗi đau của thân phận Kiều sao cho hợp lí.

g, Có thể bỏ các luận cứ: “Cây xà nu là một loài cây họ thông, mọc rất nhiều trong khu rừng Tây Nguyên... sức sống mãnh liệt”.

h, Nêu lại luận điểm: “Văn học dân gian luôn hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”.

Bổ sung các luận cứ cho phù hợp, toàn diện để dẫn đến kết luận: “Chính vì thế, văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết.”

Bài soạn tham khảo số 3
Bài soạn tham khảo số 3

Bài soạn tham khảo số 5

Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong những đoạn văn SGK Ngữ văn 12 trang 211
Đoạn a:

- Lỗi: Lỗi của đoạn văn này là lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) không ăn nhập với nhau. Luận cứ chưa đầy đủ.

- Sửa: Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhân thức. Văn học dân gian chứa đựng một kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội: những câu tục ngữ, ca dao vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Những câu chuyện cổ tích cho ta biết được cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện với cái ác, tâm hồn luôn hướng thiện của nhân dân ta.

Đoạn b:

- Lỗi: Sử dụng quan hệ từ không phù hợp

- Sửa: Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công vịêc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người. Anh còn rất thèm người. Anh thèm người tới mức tự tay lăn một cây to chặn ngang giữa đường để được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lên Sa Pa dù chỉ là một vài phút. Chính vì sự thèm người ấy đã làm cho ta hiểu thêm phần về tính cách, tâm hồn anh. Anh vẫn yêu đời, yêu người.

Đoạn c:

- Lỗi: Các câu văn diễn ý rất rời rạc, không phù hợp với nhau. Đó là sự “lắp ghép" thiếu mạch lạc.

- Sửa: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho ta thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Trong cái đói quay quắt, họ đã biết nương tựa vào nhau, chia sẻ cho nhau. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

Đoạn d:

- Lỗi: Câu 3 và 4 có nội dung không phù hợp vời bài.

- Sửa : Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sông miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ". Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.

Đoạn e:

- Lỗi: Giữa luận điểm và luận cứ không ăn nhập với nhau, ngoài ra còn mắc một số lỗi về dùng từ.

- Sửa : Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm truyện Kiều. Đoạn trích nào của truyện cũng đều biểu hiện tấm lòng ấy của Nguyễn Du. Ông thương nàng Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Ông xót xa khi Kiều phải "thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần". Ông cảm thông, chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chủ nghĩa nhân đạo.

Đoạn g:

- Lỗi: Câu trích dẫn không phù hợp với ý kiến đưa ra.

Ý kiến đưa ra: “Hình ảnh những thế hệ cây xà nu cũng gợi lên sự tiếp nối của thế hệ những người dân Xô-man" không phù hợp với trích dẫn: “Có những cây non vừa lớn ngang tầm ngực đã bị đại bác chặt đứt làm đôi... nhưng cũng có nhưng cây vượt lên-đầu người, cành lá sum suê như con chim đã đủ lông mao, lông vũ". Có những câu còn tối nghĩa, phải sửa lại.

- Sửa: “Cây xà nu là một loại cây họ thông mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là loại cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt. Rừng xà nu là biểu tượng của người dân Xô - man. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu gợi lên sự nối tiếp của thế hệ người dân nơi đây trong cuộc kháng chiến không cân sức với kẻ thù hung bạo là đế quốc Mĩ".

Đoạn h:

- Lỗi: Luận điểm không rõ ràng, luận cứ chưa thành hệ thống.

- Sửa: "Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm của văn học dân gian đều hướng con người tới chân - thiện - mĩ. Cô Tấm phải sống đi chết lại nhiều lần để cuối cùng trở lại làm người, giết kẻ thù, giành lại hạnh phúc. Thạch Sanh cũng là hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm và chân thật, bị mẹ con Lí Thông gian tham độc ác đánh lừa nhưng cuối cùng chàng vẫn được làm phò mã, nối ngôi vua. Những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước và gắn bó với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha, biết rèn mình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn con người. Văn học dân gian còn tiêu biểu cho nhiều phong cách nghệ thuật, đặt nền móng cho văn học viết. Nhà văn học gì ở truyện cổ tích, nhà thơ học gì ở ca dao. Phải chăng đó là văn học về cốt truyện, bố cục truyện, những tình tiết, sự kiện, tình huống gây cho người đọc người nghe sự hứng thú. Cách nói so sánh, ẩn dụ, nhân hoá... của ca dao là những bài học sáng giá cho những nhà thơ và với những ai "trót nợ vì thơ".

Bài soạn tham khảo số 5
Bài soạn tham khảo số 5

Bài soạn tham khảo số 4

Bài 1+ 2 (trang 211, 212- SGK)

- Kết hợp phát hiện lỗi và chữa lỗi

a. Lỗi: lí lẽ, dẫn chứng không khớp nhau, thừa từ, câu văn lỏng lẻo

→ Sửa: Mặt khác tục ngữ thể hiện kinh nghiệm thông qua quá trình quan sát, đúc kết hiện tượng từ tự nhiên: “chuồn chuồn … thì râm”.

b. Lỗi: sử dụng quan hệ từ sai

→ Sửa: Người thanh niên trong lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn mang tinh thần lạc quan yêu đời.

c. Lỗi: Luận điểm và luận cứ không hài hòa với nhau

→ Sửa: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Trong lúc đói họ nương tựa vào nhau chia sẻ với nhau. Vợ chàng cũng nhờ có mấy bát bánh đúc của Tràng mà thoát cơn đói và nên duyên vợ chồng với Tràng. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo

d. Lỗi: Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận

→ Sửa: Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.

e. Lỗi: Luận cứ, luận điểm không có sự logic, cách sắp xếp luận cứ lộn xộn

→ Sửa: Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Ông thương xót Kiều vì nàng chịu nhiều tai họa, chính vì thế các đoạn trích trong sách giáo khoa đều thể hiện rõ nỗi đau của Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Điều này phần nào cho thấy đời cuộc sống hồng nhan bạc mệnh của Kiều

f. Lỗi: Luận điểm và luận cứ nêu lan man, không đúng trọng tâm

→ Sửa: Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho người dân Xô- man. Cây xà nu trúng đạn như người dân Xô Man bị giết hại, nhưng sức sống vẫn mạnh mẽ “vươn lên đón ánh mặt trời… lông mao, lông vũ”. Qua đây, Nguyễn Trung Thành muốn khẳng định sự tiếp nối truyền thống đánh giặc của người dân Tây Nguyên

g. Lỗi: Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.

→ Sửa: Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết

Bài soạn tham khảo số 4
Bài soạn tham khảo số 4

Bài soạn tham khảo số 1

Câu 1 + 2 (trang 212 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Kết hợp phát hiện lỗi sai và sửa:

a, Lỗi: lí lẽ, dẫn chứng không khớp nhau, dùng từ thừa, câu văn lỏng lẻo

Sửa: Mặt khác tục ngữ thể hiện kinh nghiệm thông qua quá trình quan sát, đúc kết hiện tượng từ tự nhiên: “chuồn chuồn … thì râm”.

b, Lỗi: sử dụng quan hệ từ sai

Sửa: Người thanh niên trong lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn lạc quan yêu đời.

c, Luận điểm và luận cứ không hài hòa với nhau

Sửa: truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Chính trong lúc đói họ nương tựa vào nhau chia sẻ với nhau hoàn cảnh hoạn nạn, vợ chàng cũng nhờ có mấy bát bánh đúc của Tràng mà thoát cơn đói và nên duyên vợ chồng với Tràng. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo

d, Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận

Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.

e, Lỗi: Luận cứ, luận điểm không có sự logic, cách sắp xếp luận cứ lộn xộn

Sửa: Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Ông thương xót Kiều vì nàng chịu nhiều tai họa, chính vì thế các đoạn trích trong sách giáo khoa đều thể hiện rõ nỗi đau của Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Điều này phần nào cho thấy đời sống hồng nhan của Kiều- cuộc sống hồng nhan bạc mệnh.

g, Luận điểm và luận cứ nêu lan man, không đúng trọng tâm

Sửa: Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho người dân Xô- man

Hình ảnh cây xà nu trúng đạn như người dân Xô Man bị giết hại, nhưng sức sống vẫn mạnh mẽ “vươn lên đón ánh mặt trời… lông mao, lông vũ”. Qua đây, Nguyễn Trung Thành muốn khẳng định sự tiếp nối truyền thống đánh giặc của người dân Tây Nguyên.

h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.

Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.

Bài soạn tham khảo số 1
Bài soạn tham khảo số 1

Đăng ngày 03/01/2025, 10 lượt xem

Tin hay bạn đừng bỏ lỡ