Top 5 Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 4

GÓC CHIA SẺ

Em có thích đọc sách không? Theo em, lợi ích của việc đọc sách là gì?

Việc hình thành thói quen cũng như nắm vững các kĩ năng đọc sách là yếu tố quan trọng để mỗi chúng ta tự học suốt đời. Trong nhiều hoạt động nhằm khuyến khích đọc sách, tổ chức câu lạc bộ đọc sách không chỉ là một hoạt động hữu ích, cần thiết mà còn mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị!

NỘI DUNG BÀI HỌC

Câu lạc bộ đọc sách

Câu lạc bộ đọc sách là gì? Cần làm gì để câu lạc bộ đọc sách hoạt động hiệu quả?

Là một nhóm người có chung sở thích đọc sách, tìm hiểu thế giới tri thức từ sách.
Để câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, cần phải lập kế hoạch hoạt động khoa học.
Lập kế hoạch hoạt động cho câu lạc bộ đọc sách.

Cần lên kế hoạch cụ thể

+ Nhiệm vụ của các thành viên

+ Hình thức sinh hoạt.

+ Thời gian.

+ Địa điểm.

Trong quá trình đọc, mỗi thành viên được phân công một nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này sẽ được thay đổi lần lượt qua các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ.

Kế hoạch sinh hoạt câu lạc bộ trao đổi về cuốn sách đã đọc

THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1: Người tìm từ hay (Phiếu HT 1)
Nhóm 2: Người liên hệ
(Phiếu HT 2)
Nhóm 3: Người lập hồ sơ nhân vật
(Phiếu HT 3)
Nhóm 1:Ghi lại những từ hay trong cuốn sách (từ đọc đáo, thú vị, mới lạ...) Lập bảng từ hay theo mẫu

Nhóm 2Liên hệ cuốn sách đang đọc với những cuốn sách khác, với đời sống và trải nghiệm của bản thân

Gợi ý

Liên hệ

Liên hệ với cuốn sách, tác phẩm khác

Liên hệ đến con người, sự việc trong đời sống

Liên hệ đến trải nghiệm của bản thân

Nhóm 3Lập hồ sơ nhân vật mình yêu thích(chú ý các yếu tố tạo nên nhân vật)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Lập sơ đồ tư duy về nội dung bài học

Lưu ý:

Chọn lọc từ khóa, nội dung thể hiện
Sử dụng màu sắc, vẽ các nhánh sơ đồ
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Thảo luận nhóm

(5 phút)

Đề xuất các phương pháp để học tốt môn Ngữ văn 6.

DẶN DÒ

Chuẩn bị đầy đủ phương tiện học tập:
Sách:
Bắt buộc: Sách giáo khoa (quyển tập 1 và tập 2)

Sách tham khảo: (Khuyến khích học sinh đọc thêm để mở rộng hiểu biết)

Ví dụ: + Truyện dân gian Việt Nam

+ Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài

+ Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” – Trần Đăng Khoa

...

Chuẩn bị đủ vở ghi: 3 quyển:

Vở trên lớp: ghi chép nội dung học trên lớp và những dặn dò cho bộ môn

Vở soạn: dùng để soạn phần nhiệm vụ ở nhà

Đối với truyện: tóm tắt văn bản (có thể làm miệng), tìm bố cục, trả lời câu hỏi trong SGK (theo khả năng tìm hiểu của bản thân)

Đối với thơ: không soạn tóm tắt, chỉ tìm bố cục, trả lời câu hỏi SGK

Vở bài tập: Làm bài tập của bài học GV giao.

Sự chuẩn bài trước tiết học

Mang đầy đủ sách, vở bộ môn khi đến lớp;

Đọc bài (ít nhất 3 lần), soạn bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp;

Tập kể lại truyện nhiều lần không nhìn vào sách, vở;

Sưu tầm tài liệu liên quan bài học (video, clip, hình ảnh, bài hát,...)

Thường xuyên đọc sách, báo, truyện, ... phù hợp với lứa tuổi và có tính nhân văn;

Cần đọc nhiều để mở rộng kiến thức, trau dồi vốn từ, mở rộng kiến thức;

Chia sẻ những thắc mắc, những tâm đắc cho bạn bè (qua mail, điện thoại, ...)

Sự chuẩn bài trước tiết học

Đọc hiểu văn bản
Tóm tắt, nắm được nội dung, nghệ thuật;

Đọc thêm nguyên tác để hiểu rõ về đoạn trích.

Thực hành Tiếng Việt
Thực hành nhiều bài tập

Tìm thêm ví dụ.

Viết
Lập dàn ý, học cách viết theo từng thể loại (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, nhật dụng);

Tập viết nhiều để rèn kĩ năng tạo lập văn bản (viết từng đoạn vàviết thành bài).

Nói và nghe
Tập điều chỉnh thái độ, cảm xúc và kĩ năng nói/nghe cho phù hợp; tích cực khắc phục các lỗi mắc phải.

Hoạt động trong lớp:

Ghi chép:

HS ghi bài theo nội dung giáo viên trình bày trên bảng:

Trình bày theo phương pháp truyền thống.

Trình bày theo sơ đồ tư duy

Rèn luyện:

Cố gắng hiểu bài ngay trên lớp, nên hỏi lại GV hoặc bạn bè về những điều chưa nắm vững hoặc những thắc mắc có liên quan đến bài học;

Giải bài tập tại lớp.

Chia sẻ:

Tích cực tham gia chia sẻ (phát biểu, thảo luận, thuyết trình, ...)

Hoạt động ngoại khoá và ngoài giờ lên lớp:

Tập quan sát, ghi nhận những điều quan sát được về thế giới quanh em;
Nên có thói quen lập sổ tay văn học.
Học theo nhóm.
Tham gia câu lạc bộ đọc sách của trường/lớp.

Bài soạn Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách số 4
Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 4

Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 3

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Có thể nói, hình thành thói quen cũng như nắm vững các kĩ năng đọc sách là yếu tố quan trọng để mỗi chúng ta tự học suốt đời. Trong nhiều hoạt động nhằm khuyến khích đọc sách, tổ chức CLB đọc sách là một hoạt động không chỉ hữu ích, cần thiết mà còn mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, hứng khởi nhơ tính tương tác cao.

Trong chương trình Ngữ văn, có hai hướng tổ chức CLB đọc sách, một là các em HS yêu thích tự thành lập nhóm, hai là các thầy, cô tổ chức CLB đọc sách, tích hợp vào hoạt động Đọc mở rộng theo thể loại.

Phần này sẽ hướng dẫn các em lập kế hoạch cho hoạt động của CLB đọc sách.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

(Sinh hoạt lần..1..)

Tên sách: Tấm Cám.

Tên tác giả: Truyện dân gian.

(Những chương/ phần sẽ đọc và thảo luận: Toàn văn.)

Thành lập nhóm
Các thành viên tham gia đọc

STT

Họ và tên

Vai trò

1. Nguyễn Thùy Anh. Nhóm trưởng

2. Trần Văn Minh. Thành viên

3. Nguyễn Vũ Châu Anh. Thành viên

4. Nguyễn Văn Khánh. Thành viên

Mỗi thành viên tự đọc sách theo phân công
Thời gian từ 27/05/2021 đến 28/05/2021.


Một số mẫu phiếu đọc sách (Tham khảo)

Mẫu 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh.

Lớp: 6A.

Nhóm: 1.

Sách: Tấm Cám.

NGƯỜI TÌM TỪ HAY

Nhiệm vụ của bạn là ghi lại những từ hay trong cuốn sách. Đó có thể là những từ độc đáo, thú vị, hài hước, mới lạ,... Hãy lập bảng từ hay theo mẫu sau và chia sẻ với các bạn cùng nhóm.

Mẫu 2

Họ và tên: Nguyễn Vũ Châu Anh.

Lớp: 6A.

Nhóm: 1.

Sách: Tấm Cám.

NGƯỜI LIÊN HỆ

Nhiệm vụ của bạn là liên hệ cuốn sách đang đọc với những cuốn sách khác, với đời sống và với trải nghiệm của bản thân. Bạn thực hiện theo các gợi ý sau:

Gợi ýLiên hệ của tôiLiên hệ với cuốn sách, tác phẩm khácLọ Lem.Liên hệ đến con người, sự việc trong cuộc sống.

- Tấm: Những người tốt, luôn được mọi người giúp đỡ.

- Mẹ con Cám: Những người xấu luôn hãm hại, ganh ghét người khác, ném đá giấu tay, bị trừng phạt.

- Những lần Tấm bị hại: Khó khăn trong cuộc đời phải trải qua.

Liên hệ đến trải nghiệm của bản thân.Từng bị một người bạn đổ oan.

Mẫu 3

Họ và tên: Nguyễn Văn Khánh.

Lớp: 6A.

Nhóm: 1.

Sách: Tấm Cám.

NGƯỜI LẬP HỒ SƠ NHÂN VẬT

Nhiệm vụ của bạn là lập hồ sơ nhân vật mà bạn yêu thích. Khi lập hồ sơ nhân vật, hãy chú ý đến các yếu tố tạo nên chân dung nhân vật. Bạn có thể tham khảo sơ đồ sau:

Tính cách nhân vật: Tấm.

Ngoại hình

Không được miêu tả chi tiết, chỉ được miêu tả là "một cô gái xinh đẹp".

Chỉ được miêu tả về quần áo trong lần đi dự hội "Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in.".

Miêu tả những lần hóa thân: chim vàng anh, khung cửi, gỗ xoan đào, quả thị.

Hành động

Luôn chăm chỉ làm việc.

Khóc khi bị oan ức.

Dù bị đối xử bất công nhưng không để bụng.

Trong cung vua nhưng không quên giỗ cha.

Biến thành nhiều thứ bên cạnh hoàng thượng.

Chăm lo, đảm đang lo việc nhà cho bà cụ nhặt được quả thị.

Hành động trừng trị thích đáng dành cho mẹ con Cám cuối phim.

Suy nghĩ

Không đặc tả suy nghĩ

Lời nói

Ít lời thoại: Ban đầu là than thở, sau đó là lời đe dọa, chỉnh nắn người xấu.

- Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.

- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.

- Dì làm gì dưới gốc thế?

- Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.

- Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra.

- Có muốn đẹp không để chị giúp!

Mẫu 4

Họ và tên: Trần Văn Minh.

Lớp: 6A.

Nhóm: 1.

Sách: Tấm Cám.

NGƯỜI VẼ HÌNH ẢNH

Nhiệm vụ của bạn là vẽ lại những hình ảnh mà cuốn sách gợi ra. Hình ảnh ấy có thể là một cảnh vật, một sự việc, một chân dung,... Bạn có thể thực hiện theo mẫu:

Ví dụ hình ảnh dưới đây.

Hình ảnh sách gợi ra trong tôi

Lí giải của tôi:

Tôi vẽ hình ảnh Tấm, bà lão, quả thị, mâm cơm. Bởi vì trong chi tiết này các nhân vật chính là cô Tấm và bà lão. Cô Tấm chui ra từ quả thị, quét tước nhà cửa, làm mâm cơm nhưng lần này bị bà lão xuất hiện.

Bài soạn Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách số 3
Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 3

Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 1

LẬP KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.

Có thể nói, hình thành thói quen cũng như nắm vững các kĩ năng đọc sách là yếu tố quan trọng để mỗi chúng ta tự học suốt đời. Trong nhiều hoạt động nhằm khuyến khích đọc sách, tổ chức câu lạc bộ đọc sách là một hoạt động không chỉ hữu ích, cần thiết mà còn mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, hứng khởi nhờ tính tương tác cao.

Trong chương trình Ngữ văn, có hai hướng tổ chức câu lạc bộ đọc sách: một là các em học sinh yêu thích sách tự thành lập nhóm, hai là các thầy, cô tổ chức câu lạc bộ đọc sách, tích hợp vào hoạt động Đọc mở rộng theo thể loại.

Phần này sẽ hướng dẫn các em lập kế hoạch cho hoạt động của câu lạc bộ đọc sách.

Các em dựa trên các gợi ý dưới đây để thành lập câu lạc bộ sách.

  • Bước 1: thành lập nhóm để thực hiện các kế hoạch của CLB sách.
  • Bước 2: mỗi thành viên tự đọc sách và làm nhiệm vụ theo phân công.
  • Bước 3: sinh hoạt câu lạc bộ sách.
  • Các em tham khảo các mẫu phiếu đọc sách trong sách giáo khoa.

Bài soạn Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách số 1
Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 1

Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 5

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có trách nhiệm đối với việc học tập của bản thân.

- Nhân ái, hòa đồng.

- Nhận biết được nội dung cơ bản của sách giáo khoa Ngữ văn 6.

- Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn.

- Biết lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách.

- Bước đầu tìm hiểu về môi trường học tập mới.

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Bài soạn Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách số 5
Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 5

Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 2

Soạn bài Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách Chân trời sáng tạo

Trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tổ chức câu lạc bộ đọc sách là một hoạt động không chỉ hữu ích, cần thiết mà còn mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, hứng khởi nhờ tính tương tác cao.

Trong chương trình Ngữ văn, có hai hướng tổ chức câu lạc bộ đọc sách: một là các em học sinh yêu thích sách tự thành lập nhóm, hai là các thầy, cô tổ chức câu lạc bộ đọc sách, tích hợp vào hoạt động Đọc mở rộng theo thể loại.

Phần này sẽ hướng dẫn các em lập kế hoạch cho hoạt động của câu lạc bộ đọc sách.

Trả lời:

  • Bước 1: thành lập nhóm để thực hiện các kế hoạch của CLB sách.
  • Bước 2: mỗi thành viên tự đọc sách và làm nhiệm vụ theo phân công.
  • Bước 3: sinh hoạt câu lạc bộ sách.
  • Các em tham khảo các mẫu phiếu đọc sách trong SGK trang 15 - 16.

Bài soạn Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách số 2
Bài soạn "Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách" số 2

Đăng ngày 03/01/2025, 3 lượt xem

Tin hay bạn đừng bỏ lỡ