Tin tức tổng hợp

Vô sản hóa là gì? Vai trò của phong trào vô sản hóa với cách mạng

Cuối tháng 7 năm 19291. Giới thiệu về phong trào vô sản hóa

1.1. Nguồn gốc của phong trào

Ở giai đoạn đầu trong quá trình thành lập Đảng, phong trào vô sản hóa đã được ra đời, và nó được bắt nguồn từ tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Có rất nhiều các hội viên, cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tham gia phong trào này. Đặc biệt phải kể đến một thanh niên không chỉ yêu nước mà còn rất có trí thức - đồng chí Nguyễn Phong Sắc (hay còn gọi là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc) đã qua trường vô sản hóa để trở thành một chiến sĩ cộng sản vô cùng kiên cường, và là một nhà lãnh đạo tài ba, xuất sắc lúc Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời. 

Nguồn gốc của phong trào
Nguồn gốc của phong trào

Vào những năm 1924 - 1927, tại Quảng Châu, Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở ra rất nhiều lớp học, lớp huấn luyện chính trị dành cho các thanh viên Việt Nam có lòng yêu nước. Trong đó, phần lớn các thanh niên đều là học sinh hoặc trí thức. Và sau khi họ hoàn thành khóa huấn luyện, Người sẽ phái họ quay trở về nước, tham gia vào nông dân, công nhân hay là học sinh nhằm mục đích phát triển Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tuyên truyền vận động đến mọi người cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng ta. Và trong điều lệ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã quy định rằng: “Các hội viên phải đi vào quần chúng để vận động cách mạng…”.

Tuy nhiên, để có thể đưa được tư tưởng đó vào cuộc sống của người dân và biến nó thành một cuộc cách mạng rộng lớn thì thật không dễ dàng gì. Và đóng góp to lớn nhất để đạt được điều ấy phải kể đến vai trò của Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ. Ngày 28/9/1928, Đại hội lần thứ nhất của Kỳ bộ đã diễn ra, và tại đây đã nhận định rằng: “Cơ sở của Hội thanh niên ở các vùng kinh tế quan trọng như thành phố, hầm mỏ, đồn điền còn yếu, số lượng hội viên tuy có phát triển nhưng thành phần đa số là tiểu tư sản học sinh, trí thức, thành phần vô sản trong hội còn ít”. 

Chính vì vậy, nhằm mục đích tuyên truyền và giác ngộ cách mạng thì chủ trương của Đại hội phải đưa được các hội viên thuộc thành phần tiểu tư sản vào được các hầm mỏ hay nhà máy, đồn điền để mọi người cùng lao động với nhau, cùng ăn ở với những người công nhân khác. Bên cạnh đó, còn lãnh đạo họ đấu tranh đòi quyền lợi lại cho chính mình.

1.2. Vô sản hóa là gì? 

Vô sản hóa là gì
Vô sản hóa là gì

Vô sản hóa là một phong trào được tổ chức vào năm 1928 bởi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhằm mục đích biến những người không thuốc thành phần công nhân trở thành những người có lập trường, có tư tưởng và có những tác phong sinh hoạt của giai cấp vô sản. 

Hay nói cách khác là biến những người ở giai cấp khác thành giai cấp vô sản. 

1.3. Nội dung, mục đích  và chủ trương của vô sản hóa 

1.3.1. Nội dung, mục đích của vô sản hóa

Nội dung, mục đích của vô sản hóa
Nội dung, mục đích của vô sản hóa

Phong trào vô sản hóa ra đời nhằm nội dung, mục đích là đưa những cán bộ và hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào trong những nhà máy, hay các đồn điền, xí nghiệp, hầm mỏ để cùng những người công nhân khác sinh hoạt và lao động. Việc này cốt để tuyên truyền và vận động cách mạng ta, đặc biệt với giai cấp công nhân cần phải được nâng cao ý thức chính trị, để phong trào công nhân được phát triển mạnh mẽ, và biến lực lượng này trở thành lực lượng nòng cốt của đất nước ta trong phong trào đấu tranh giành độc lập. 

1.3.2. Chủ trương của vô sản hóa 

Chủ trương của vô sản hóa
Chủ trương của vô sản hóa 

Chủ trương của vô sản hóa chính là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, thực hiện được hoạt động đưa những con người ở giai cấp khác (không phải là giai cấp công nhân) thành người có những tác phong sinh hoạt và lập trường tư tưởng của giai cấp vô sản. Điều này nhằm mục tiêu rèn luyện các cán bộ, hội viên trong quá trình thực tế; hay để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin tới mọi người, và tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân đấu tranh giải phóng dân tộc. 

2. Vai trò của phong trào vô sản hóa

2.1. Tháng 9 năm 1928

Tháng 9 năm 1928
Tháng 9 năm 1928

Đồng chí Ngô Gia Tự đã từng phát biểu tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ rằng dù đã mở rộng khắp toàn cầu nhưng số thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là công nhân là rất ít, hay có thể nói là chưa có nhiều. Mà công nhân chính là lực lượng nòng cốt, là những hạt nhân tiên tiến của cách mạng. Chính vì vậy, chủ trương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là đúng đắn và cần thiết. Và lập luận của đồng chí Ngô Gia Tự đã nhanh chóng thuyết phục được mọi người. Chủ trương vô sản hoá đã được hội nghị quyết định thông qua và áp dụng sử dụng. Để thực hiện chủ trương, chính sách này, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã chỉ định các đồng chí Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh phụ trách theo dõi và điều động cán bộ, công nhân trong suốt nhiệm kỳ công tác. Do đó, các lực lượng đông đảo đã tập hợp lại, và các thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã cổ động “vô sản hóa” ở tất cả các cơ sở công nghiệp trên cả nước. Đồng chí Ngô Chia đã tự mình đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) để “vô sản hóa”.

2.2. Cuối tháng 7 năm 1929

Đồng chí Ngô Gia Tự đã được Đảng cử vào Nam để vận động các động chí trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tham gia vào Đông Dương Cộng sản Đảng năm 1929. Đồng thời, ông cũng gia nhập đội ngũ công nhân tại bến cảng Sài Gòn để thực hiện chủ trương vô sản hoá. 

Cuối tháng 7 năm 1929
Cuối tháng 7 năm 1929

Qua đó, đồng chí Ngô Gia Tự vừa tuyên truyền giáo dục cách mạng, vừa tham gia tổ chức công tác lãnh đạo công nhân đấu tranh. Nhờ sự tích cực của ông mà các tổ chức Đông Dương Cộng sản ngày càng lớn mạnh và phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực miền Nam. 

Trong khoảng thời gian này, phong trào vô sản hoá đã phát triển và lan rộng mạnh mẽ trong khắp cả nước, từ những địa phương nhỏ đến các khu thành thị lớn. Đặc biệt, phong trào phát triển nhất ở các khu công nghiệp và vùng khai thác mỏ của đất nước. Trước tình hình cấp bách đó, các cán bộ, hội viên tiên tiến nhất của cách mạng ở khu vực Trung Kỳ cũng nhanh chóng ra đời tổ chức cho riêng mình vào tháng 8 năm 1929, đặt tên là An Nam Cộng sản Đảng. Cũng trong khoảng thời gian đó, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Nam Kỳ vào tháng 9 năm 1929.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Vô sản hóa là gì? Vai trò của phong trào vô sản hóa với cách mạng Việt Nam?”. Và thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng thanh niên hiện nay có thể sống tích cực và có trách nhiệm hơn, đặc biệt phải dám nghĩ dám làm như những đồng chí đi vô sản hoá.

Đăng ngày 18/02/2023, 165 lượt xem