Bí quyết viết CV

Bí quyết viết CV kỹ sư gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên

1. Hướng dẫn tạo CV kỹ sư mang đậm ấn tượng cá nhân

1.1. Hiểu đúng về vai trò của CV kỹ sư

CV là chiếc cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên ngay cả khi hai bên chưa hề “chạm mặt” nhau. Trong mỗi sự kiện tuyển dụng, CV có vai trò rất lớn đối với cả ứng viên và nhà tuyển dụng.

CV là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên
CV là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên

Bên cạnh đó, CV xin việc chính là một công cụ trợ giúp đắc lực giúp ứng viên “tiếp thị” bản thân với các nhà tuyển dụng khi có nhu cầu kiếm việc làm. Khi chưa chính thức tiếp xúc, gần như nhà tuyển dụng không hề biết ứng viên là ai và có năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc như thế nào? Hay ứng viên có phải là nhân tố thực sự thích hợp với vị trí công việc tuyển dụng hay không. Thông qua CV xin việc của ứng viên, các nhà tuyển dụng có thể nắm rõ được tất cả những nội dung quan trọng mà họ muốn tìm kiếm. CV chính là “vũ khí” vô cùng “sắc bén” để ứng viên vượt mặt các đối thủ khác trong cuộc đua phỏng vấn xin việc.

CV ứng tuyển cũng là bước đệm hoàn hảo đưa các ứng viên tiếp xúc nhiều hơn với nhà tuyển dụng. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về thái độ cũng như sự chuẩn bị của ứng viên cho buổi phỏng vấn.

1.2. Các bước để có một chiếc CV kỹ sư hoàn hảo

Nếu bạn không chắc chắn về khả năng của mình, bạn có thể tham khảo rất nhiều mẫu CV chất lượng được chia sẻ miễn phí. Nhưng nếu bạn muốn tự mình tạo CV xin việc để thể hiện được dấu ấn riêng của bản thân thì hãy tham khảo các bước để tạo CV kỹ sư dưới đây nhé.

Tự tạo CV mang đậm dấu ấn cá nhân
Tự tạo CV mang đậm dấu ấn cá nhân

1.2.1. Sử dụng định dạng thích hợp

Khi bạn tạo một CV xin việc, điều quan trọng là sử dụng định dạng phù hợp để đảm bảo rằng nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đọc và nắm bắt được những nội dung trong CV. Chọn định dạng thích hợp cho CV cũng bao gồm cả việc sử dụng phông chữ dễ đọc với kích thước thích hợp và căn lề thống nhất trên toàn bộ CV xin việc. Một số phông chữ phổ biến và thích hợp nhất ứng viên có thể sử dụng như là Arial, Times New Roman hay Calibri… Bên cạnh đó phông chữ phải có kích thước từ 10 đến 12 tùy từng loại.

1.2.2. Thêm thông tin liên hệ của bạn

Sau khi hoàn tất việc định dạng, hãy bắt đầu CV của bạn bằng cách thêm thông tin liên hệ của bạn lên đầu trang dưới dạng tiêu đề. Những thông tin trong phần này bao gồm họ tên đầy đủ, địa chỉ chỗ ở hiện tại, địa chỉ email và số điện thoại của bạn. Bạn nên để tên của mình lớn hơn và nổi bật hơn các nội dung khác trong CV.

1.2.3. Đôi lời giới thiệu về bản thân

Tiếp theo, bạn cần viết đôi lời tự giới thiệu về bản thân nhằm cung cấp cho người quản lý tuyển dụng cơ sở ban đầu để  phác thảo về hình ảnh của bạn. Không gian cho phần này không có nhiều, bởi vậy bạn chỉ nên viết ngắn gọn trong khoảng 4 – 5 dòng thôi nhé.

1.2.4. Trình độ học vấn

Liệt kê trình độ học vấn theo thứ tự thời gian
Liệt kê trình độ học vấn theo thứ tự thời gian

Liệt kê trình độ học vấn của bạn theo thứ tự thời gian đảo ngược với bằng cấp gần đây nhất của bạn được xếp đầu tiên. Cần lưu ý là trình độ học vấn của bạn phải bao gồm các bằng cấp mà bạn đã đạt được cũng như bất kỳ bằng cấp nào mà bạn hiện đang học và thi.

1.2.5. Ghi chi tiết kinh nghiệm làm việc của bạn

Sau khi hoàn thành thông tin về trình độ học vấn xong, hãy tiếp tục liệt kê những thông tin về quá trình làm việc trước đây của bạn. Bạn cần liệt kê những thông tin chi tiết về tất cả các kinh nghiệm làm việc có liên quan, chẳng hạn như công việc toàn thời gian và bán thời gian bạn đã làm, quá trình đi thực tập đối với các bạn sinh viên mới ra trường, công việc tình nguyện, dự án nghiên cứu và bất kỳ kinh nghiệm nào khác trong lĩnh vực của bạn.

Nhà tuyển dụng coi trọng kinh nghiệm thực hành, vì vậy đừng quên liệt kê ra tất cả các kinh nghiệm làm việc có liên quan của bạn, ngay cả khi đó chỉ là những công việc hỗ trợ hoặc cộng tác viên không được trả lương.

1.2.6. Liệt kê các danh hiệu hoặc giải thưởng

Đừng quên liệt kê những chứng chỉ hoặc giải thưởng bạn sở hữu
Đừng quên liệt kê những chứng chỉ hoặc giải thưởng bạn sở hữu

Bạn nên liệt kê ra trong CV xin việc bất kỳ danh hiệu hoặc giải thưởng nào bạn đã giành được hoặc được đề cử liên quan đến chuyên môn hoặc công việc trước đây của bạn. Liệt kê tên của mỗi chứng chủ, giải thưởng kèm với thời gian bạn nhận được chứng chỉ hoặc giải thưởng đó.

1.2.7. Liệt kê các kỹ năng liên quan

Cuối cùng, liệt kê bất kỳ kỹ năng nào có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Xem xét kỹ mô tả công việc và lưu ý những kỹ năng cần thiết nhất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở một ứng viên. Bạn nên liệt kê cả những kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn để chứng minh bản thân có khả năng xử lý tốt những tình huống hay sự cố phát sinh trong quá trình làm việc.

2. Những lưu ý khi viết CV kỹ sư

Mục đích chủ yếu của chiếc CV xin việc là phải ngay lập tức làm nổi bật lên những thế mạnh riêng biệt của ứng viên trước mắt nhà tuyển dụng. Để làm được điều này bạn cần thực sự nghiêm túc với công việc và tôn trọng nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số lưu ý ứng viên cần ghi nhớ khi viết CV kỹ sư.

- Đừng giới hạn CV xin việc chỉ trong một trang

Khi tham khảo những hướng dẫn viết CV xin việc, bạn thường được khuyên chỉ nên gói gọn CV của mình trong khuôn khổ 1 trang A4. Tuy nhiên, điều này không hẳn luôn đúng trong mọi trường hợp.

Độ dài CV có thể linh hoạt từ 1 đến 2 trang
Độ dài CV có thể linh hoạt từ 1 đến 2 trang

Những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên áp dụng lời khuyên trên. Nhưng nếu bạn là một người có nhiều kinh nghiệm và muốn thể hiện ưu thế này của bản thân thì CV một trang sẽ không đáp ứng được yêu cầu của bạn. Bạn có những thế mạnh riêng và đó chính là chìa khóa giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy bạn cần có đủ đừng giới hạn không gian để PR bản thân.

- Cung cấp thông tin chi tiết hơn kinh nghiệm làm việc

Nếu bạn là người có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy mạnh dạn đưa những thông tin này lên phần đầu của CV. Trong bất cứ công việc nào kinh nghiệm làm việc cũng là yêu tố đầu tiên được nhà tuyển dụng cân nhắc tới. Một người có nhiều kinh nghiệm làm việc ở các vị trí cao thường sẽ có chuyên môn và kỹ năng tốt.

Bên cạnh đó bạn cũng nên viết chi tiết hơn về những kinh nghiệm làm việc của bản thân. Hãy lựa chọn ra những dự án tâm đắc nhất mà bạn tham gia và cung cấp thêm các thông tin về quy mô, thời gian, nội dung công việc, vai trò của bạn trong dự án đó và đặc biệt là những thành tích bạn đã đạt được.

Điều quan trọng ở đây không nằm ở việc bạn đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong nghề, mà là ở những thành tích bạn đã đạt được.

- Kiểm tra lại nhiều lần để tránh những sai sót

Kiểm tra soát lỗi chính tả và diễn đạt
Kiểm tra soát lỗi chính tả và diễn đạt

Sai sót là không thể tránh khỏi trong quá trình viết CV. Tuy nhiên bạn có thể loại bỏ hoàn toàn điều này trong CV gửi đến nhà tuyển dụng bằng cách kiểm tra lại nhiều lần sau khi đã hoàn thành CV. Đặc biệt là cần kiểm tra lại toàn bộ CV sau khi thực hiện bất cứ một sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất. Bạn cũng nên nhờ người khác kiểm tra lại CV vì “người ngoài cuộc” sẽ dễ dàng phát hiện ra những sai sót hơn. Nghề kỹ sư đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác đến từng chi tiết nhỏ, vì vậy bạn cũng nên thể hiện điều này ngay từ chiếc CV xin việc của mình.

- Dành sự ưu tiên cho những kinh nghiệm làm việc

Bằng cấp chứng chỉ và những kinh nghiệm làm việc đều có thể chứng minh cho trình độ chuyên môn của bạn. Tuy nhiên kinh nghiệm làm việc mới là cơ sở chính xác nhất để đánh giá năng lực của mỗi ứng viên, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật. Bạn nên liệt kê những kinh nghiệm làm việc trước đây ngay từ phần đầu CV. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nhận biết ngay được giá trị của bạn và những gì bạn có thể cống hiến cho công ty.

- Tập trung khai thác những dự án từng tham gia nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm

Với những ứng viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc không phải là lợi thế của bạn. Vậy làm thế nào để lấp đầy khoảng trống gây ra bởi nguyên nhân thiếu kinh nghiệm? Cách xử lý hiệu quả nhất đó là tập trung phân tích những dự án bạn từng tham gia và những gì bạn học hỏi được khi tham gia các dự án đó. Động thái này sẽ giúp điều hướng suy nghĩ của nhà tuyển dụng và chứng minh với họ rằng bạn có động lực và niềm đam mê với công việc

- Kỹ năng cá nhân có thể là chìa khóa đậu phỏng vấn

Kỹ năng cá nhân là chìa khóa đậu phỏng vấn
Kỹ năng cá nhân là chìa khóa đậu phỏng vấn

Lĩnh vực kỹ thuật, hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác, đều coi trọng kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Bạn nên chia phần thông tin về kỹ năng thành 2 phần rõ ràng cho kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Tại mỗi mục hãy chọn kỹ năng bản thân ưng ý nhất đưa lên đầu tiên. Bạn cũng có thể giải thích thêm về mỗi kỹ năng, tuy nhiên đừng quá lan man.

- Sử dụng “ngôn ngữ của nhà tuyển dụng”

Bằng việc phân tích kỹ bản tin tuyển dụng và lựa chọn ra những từ khóa “đắt”, bạn có thể vận dụng những từ khóa này khi viết CV xin việc. Điều này sẽ tạo cảm giác thân quen và nhà tuyển dụng luôn có thiện cảm hơn với những ứng viên có sự tìm hiểu kỹ càng từ trước về công ty và công việc.

CV kỹ sư là công cụ tuyệt vời và thiết thực nhất giúp ứng viên làm nổi bật lên n giá trị của bản thân và chinh phục nhà tuyển dụng. Hãy đọc kỹ bản tin tuyển dụng và tìm hiểu kỹ về công việc cũng như công ty để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn nhé.

Đăng ngày 14/10/2022, 227 lượt xem