Bí quyết viết CV

CV Team Leader - “Phát súng đầu” cho sự nghiệp lãnh đạo nhóm

1. Cấu trúc và định dạng của CV Team Leader

Cấu trúc và định dạng của CV Team Leader
Cấu trúc và định dạng của CV Team Leader

Nhiều người cho rằng, CV Team Leader chỉ cần đầu tư về mặt nội dung. Nhưng trên thực tế, họ lại quên mất thiết kế, bố cục hay cách trình bày CV Team Leader cũng là những yếu tố góp phần tạo ra một mẫu CV thành công nhất. Nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa một cuộc từ chối và một lời mời phỏng vấn ngay lập tức. Nhà tuyển dụng thường không có quá nhiều thời gian trong quá trình sàng lọc CV, do đó ứng viên cần tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận nội dung trong CV của bạn một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Cũng như thông qua đó, họ có thể xác định được các thông tin cần thiết về bạn.

Mẹo định dạng CV Team Leader của bạn nên để tâm vào những yếu tố như độ dài (không quá 2 trang giấy A4), phong cách (phông chữ đơn giản, cỡ chữ không nhỏ không lớn), tính dễ đọc (sử dụng bố cục phân nội dung hợp lý và các gạch đầu dòng).

Về cấu trúc của CV Team Leader cũng không có sự khác biệt là bao so với những mẫu CV khác. Trên thực tế, không có một quy chuẩn hay một công thức bắt buộc cho cấu trúc CV Team Leader. Mặc dù vậy, đa phần mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn nhìn thấy những thông tin sau trong CV của bạn: Thông tin ứng viên, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích,...

2. Cần bao gồm những gì trong CV Team Leader của bạn?

Cần bao gồm những gì trong CV Team Leader của bạn?
Cần bao gồm những gì trong CV Team Leader của bạn?

- Kinh nghiệm làm việc trong CV liên quan: Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí Team Leader, có thể bạn đã sở hữu một vài kinh nghiệm nhất định trong một số lĩnh vực, ngành nghề hoặc đơn giản hơn là kinh nghiệm điều hành, quản lý, hay lãnh đạo. Hãy cung cấp một bản tổng quan bao gồm những kinh nghiệm của bạn, bao gồm công ty, thời gian công tác và vai trò của bạn.

- Các kỹ năng trong CV về quản lý và lãnh đạo: Trong mọi lĩnh vực, vai trò của một Team Leader vẫn luôn là quản lý, lãnh đạo và thúc đẩy tinh thần làm việc cho một nhóm nhân viên cụ thể. Chính vì lẽ đó, điều quan trọng là phải đề cập đến những kỹ năng quản lý, lãnh đạo có liên quan nhất và phù hợp với vai trò này nhất. Chẳng hạn như hướng dẫn, đào tạo, dẫn dắt, giải quyết xung đột, ra quyết định,....

- Bằng cấp: Liệt kê tất cả những chứng chỉ trong CV, bằng cấp liên quan đến vị trí Team Leader hoặc thuận theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Thành tích: Việc định lượng giá trị của bạn bằng những thành tích cụ thể có thể sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn về bạn. Chẳng hạn như: bạn đã tiếp nhận và giải quyết khoảng 90% các khiếu nại của nhóm, tăng hiệu suất làm việc nhóm lên 50% trong vòng 3 tháng,...

3. Hướng dẫn chi tiết các hạng mục nội dung quan trọng trong CV Team Leader

Bây giờ, ở những hạng mục nội dung quan trọng nhất, hãy cố gắng áp dụng những bí quyết được chia sẻ sau đây để hoàn thành quá trình tạo ra mẫu CV Team Leader chuyên nghiệp nhất nhé!

3.1. Viết thông tin cá nhân đầy đủ

Viết thông tin cá nhân đầy đủ
Viết thông tin cá nhân đầy đủ

Một Team Leader trong tương lai cần sự tỉ mỉ và chi tiết trong từng nhiệm vụ. Chẳng hay nếu như bạn viết thông tin cá nhân một cách sơ sài, thiếu sót, có lẽ bạn sẽ bị đánh giá cực kỳ thấp. Ngay từ thông tin cá nhân trong CV - giới thiệu bản thân trong CV, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai? Bạn đến từ đâu? Bạn có gì khác biệt với những ứng viên còn lại? Theo đó, đơn giản hãy đề cập chính xác và đầy đủ các thông tin về họ tên của bạn, địa chỉ nơi ở hiện tại, ngày tháng năm sinh, số điện thoại trong CV, địa chỉ thư điện tử,... Bạn cũng có thể bao gồm một liên kết đến trang web, hay mạng xã hội tài khoản cá nhân của bạn. Nhiều nhà tuyển dụng luôn muốn có những nhìn nhận ban đầu về ứng viên thông qua việc xem xét hoạt động của họ trên các kênh truyền thông. Bên cạnh đó bạn có thể điền một số thông tin thêm trong CV như sở thích trong CV, người tham chiếu, hoạt động ngoại khoá trong CV,.... liên quan đến lĩnh vực, nghề nghiệp mà bạn đan ứng tuyển giúp tăng khả năng trúng tuyển.

Lưu ý, ở phần thông tin liên hệ, hãy cố gắng cung cấp thông tin số điện thoại và Email thật chính xác và đầy đủ. Bởi đó cũng chính là cách mà nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn bất cứ lúc nào.

3.2. Trình bày trình độ học vấn logic

Trình bày trình độ học vấn logic
Trình bày trình độ học vấn logic

Đối với vị trí Team Leader, kinh nghiệm có thể là một nội dung được nhà tuyển dụng chú trọng hơn là bằng cấp. Bởi trên thực tế, nhiều Team Leader thành công và họ làm việc theo cách của họ mà không phải vì họ có một trình độ chuyên môn thể hiện qua hệ thống bằng cấp đặc biệt. Mặc dù vậy, một trình độ học vấn trong CV tốt với hệ thống những bằng cấp, chứng chỉ phù hợp có thể lấy được sự ấn tượng lớn hơn từ nhà tuyển dụng. Bạn có thể được họ ưu tiên trong quá trình sàng lọc CV chẳng hạn.

Do đó, hãy bao gồm những thông tin về nền tảng giáo dục của bạn, nếu bạn có nhiều văn bằng. Bắt đầu với bằng cấp cao nhất và tiếp tục với những bằng cấp sau đó. Bạn cũng có thể thêm một vài chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có) hay chứng chỉ đã được đào tạo qua một lớp lãnh đạo thực thụ chẳng hạn.

Ví dụ:

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (2014 - 2018)

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Tốt nghiệp: Loại Giỏi

IELTS 6.5; TOEIC 800,...

3.3. Lấy mục tiêu nghề nghiệp làm điểm nhấn

Lấy mục tiêu nghề nghiệp làm điểm nhấn
Lấy mục tiêu nghề nghiệp làm điểm nhấn

Có khá nhiều nội dung trong mẫu CV Team Leader, và trong thực tế, nhà tuyển dụng đôi khi phải tiếp nhận và đọc hàng loạt mẫu CV Team Leader trung bình mỗi ngày. Bởi lẽ đó, bạn nên có một điểm nhấn sáng giá, có thể truyền tải một thông điệp thu hút và giữ chân nhà tuyển dụng đọc đến hạng mục nội dung cuối cùng trong CV Team Leader của bạn. Không đâu khác, thông qua cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, hãy nói lên những giá trị mang tính điểm nhấn, sự đắt giá và phù hợp nhất với yêu cầu của nhà tuyển dụng cho vị trí Team Leader.

Một người lãnh đạo nhóm ở tương lai rất cần có kỹ năng định hướng và hoạch định mục tiêu cụ thể cho chiến lược của mình. Nếu làm tốt phần nội dung này, chính nó cũng thể hiện và chứng minh thành công kỹ năng cần thiết của Team Leader. Thông qua mục tiêu, nhà tuyển dụng sẽ nhận định được những hoài bão, sự quyết tâm và ý chí của bạn. Nhưng cần cụ thể hóa mục tiêu nghề nghiệp bằng những con số hay những từ khóa có sức nặng, tránh sự lan man, dài dòng nhưng chung chung.

mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

Ví dụ: “Là một người có bề dày thành tích trong việc thực hiện các trách nhiệm của mình. Ngoài khả năng lãnh đạo nhóm hiệu quả, tôi còn có thể thúc đẩy và tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn. Là một người có kỹ năng giao tiếp tốt, tôi có thể truyền đạt thông tin một cách hiệu quả đến mọi đối tượng từ khách hàng, đối tác và cả nhân viên. Tôi hy vọng được gia nhập quý công ty - nơi sẽ công nhận được năng lực và sự cống hiến của tôi. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi mong muốn được công nhận ở vị trí Team Manager trong vòng 3 năm tiếp theo.”

3.4. Chứng minh thực lực bằng kinh nghiệm nghề nghiệp

Tiếp đến là kinh nghiệm làm việc trong CV Team Leader của bạn. Nội dung này mang đến cho bạn một cơ hội khác để có thể làm nổi bật các kinh nghiệm, kỹ năng lãnh đạo cũng như quản lý của bạn.

Đây có phải là một công việc đầu tiên của bạn ở vai trò Team Leader? Bạn vẫn nên bao gồm những kinh nghiệm của mình để chỉ ra con đường sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên nếu có thể hãy thử đưa ra những ví dụ về thời điểm bạn lãnh đạo một nhóm, đưa ra quyết định, giải quyết xung đột, hay phụ trách các dự án trong suốt những vai trò công việc trước đây bạn đã từng trải qua. Nếu bạn có quá nhiều kinh nghiệm để thể hiện? Hãy ưu tiên không gian cho các kinh nghiệm gần nhất và có liên quan nhất đến vị trí Team Leader. Các công việc trước đó khá lâu, hoặc ít liên quan, bạn có thể cân nhắc không liệt kê chúng vào kinh nghiệm nghề nghiệp.

Chứng minh thực lực bằng kinh nghiệm nghề nghiệp
Chứng minh thực lực bằng kinh nghiệm nghề nghiệp

Trước hết, hãy nêu một cách ngắn gọn về toàn bộ kinh nghiệm, nói rõ chi tiết công ty bạn đã làm việc, công việc của bạn,... Ví dụ: “Hướng dẫn, chỉ đạo cho nhóm 20 nhân viên trong một cửa hàng của trung tâm thương mại Vincom, đóng vai trò là điểm liên hệ giữa quản lý và trợ lý cửa hàng.”

Tiếp đến là liệt kê các nhiệm vụ chính của bạn đã thực hiện ở chính vai trò và công ty đó. Sử dụng nội dung ngắn gọn với các gạch đầu dòng, thể hiện thật nhiều những kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, ra quyết định và thúc đẩy tinh thần nhân viên nhất có thể. Ví dụ:

- Theo dõi công việc của nhân viên mới;

- Hỗ trợ quản lý cửa hàng và đại diện khi quản lý cửa hàng vắng mặt;

- Xây dựng báo cáo hàng tuần để trình cho quản lý về mức độ hoàn thành chỉ tiêu, thành tích và đề xuất của nhóm.

Nếu có thể, hãy cung cấp một vài thành tích hoặc những kết quả trong công việc mà bạn đã đạt được. Thông qua những dữ kiện và những con số biết nói ở trong bản CV xin việc để định lượng những điều này, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn sâu sắc, thực tế hơn về năng lực cũng như những giá trị mà bạn có thể mang lại.

kinh nghiệm nghề nghiệp
Kinh nghiệm nghề nghiệp

Ví dụ:

- Đã xây dựng và cải tiến quy trình làm việc của nhân viên, hỗ trợ tăng năng suất lên 30%.

- Hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên nhằm cung cấp chính xác thông tin, công dụng của sản phẩm cho khách hàng. Giúp gia tăng doanh số bán hàng lên 20% trong 4 tháng.

- Cung cấp những sự trợ giúp thầm lặng cho toàn bộ thành viên trong nhóm, góp phần cải thiện 40% mức độ hài lòng của nhân viên.

3.5. Thể hiện sự phù hợp với bộ kỹ năng chuẩn chỉnh

Bộ kỹ năng hoàn chỉnh cho CV Team Leader có thể sẽ không giống nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động. Do đó, hãy luôn đảm bảo linh hoạt các kỹ năng của bạn trong CV Team Leader phù hợp với mô tả công việc. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng của Team Leader:

- Lãnh đạo và quản lý: Là một người đứng đầu phụ trách một nhóm, tất nhiên bạn sẽ cần phải chứng minh những kỹ năng lãnh đạo và quản lý của mình trong CV Team Leader. Không chỉ liệt kê đơn thuần, chúng còn được thể hiện qua những nội dung như mục tiêu, kinh nghiệm, thành tích,...

Thể hiện sự phù hợp với bộ kỹ năng chuẩn chỉnh
Thể hiện sự phù hợp với bộ kỹ năng chuẩn chỉnh

- Giao tiếp: Team Leader làm việc thường xuyên với tất cả các đối tượng. Vì vậy CV Team Leader của bạn cần thể hiện được kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ, cùng với sự kiên nhẫn lắng nghe và đồng cảm.

- Xử lý khiếu nại: Bạn có thể xử lý những rắc rối trên nhiều góc độ: nhóm mà bạn đang quản lý, khách hàng, quản lý cấp cao,... Do đó, hãy đảm bảo thể hiện năng lực xử lý khiếu nại của bạn và cải thiện được tình trạng khiếu nại sau đó.

- Đào tạo: Team Leader thường chịu trách nhiệm chính trong công tác huấn luyện, hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới. Nếu bạn đã từng cố vấn, hướng dẫn cho người khác, cho dù trong công việc hay những vai trò ngoài cộng đồng, thì CV Team Leader cũng đáng được liệt kê kỹ năng này.

- Kiến thức về lĩnh vực/sản phẩm: Nhân viên cấp dưới, lãnh đạo cấp trên, khách hàng,.. có thể là những đối tượng thường xuyên tìm đến và “kiểm tra” những kiến thức của bạn. Do đó, kiến thức về lĩnh vực/sản phẩm mà bạn đang ứng tuyển nên được đề cập trong mẫu CV này.

bộ kỹ năng chuẩn chỉnh
Bộ kỹ năng chuẩn chỉnh

- Dịch vụ khách hàng: Các vấn đề, thắc mắc của khách hàng thường sẽ do bạn xử lý. Và thật tuyệt nếu bạn có thể chủ động xử lý chúng mà không cần đến lãnh đạo cấp trên.

- Teamwork trong CV: Dưới vai trò Team Leader, bạn sẽ dẫn dắt một nhóm nhân viên cụ thể, và bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm thành thạo, có hiệu quả đấy.

Nếu bạn đã đọc và ứng dụng những bí quyết viết CV Team Leader trong bài viết trên từ đầu đến cuối, tin rằng bạn sẽ sở hữu được một mẫu CV đáng đọc, chuyên nghiệp và thu hút. Bằng cách thể hiện năng lực lãnh đạo của bạn, các nhà tuyển dụng đã sẵn sàng mời bạn đến cuộc phỏng vấn!

Đăng ngày 14/10/2022, 227 lượt xem