Bí quyết viết CV

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình ấn tượng

Trên thực tế, ngành báo chí truyền hình có rất nhiều các nghề nghiệp khác nhau, bạn cần phải dựa vào tính chất của công việc để thay đổi mục tiêu xin việc sao cho phù hợp. Ngoài ra, cần làm làm nổi bật bằng cấp, kỹ năng cũng như kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được. Cụ thể chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn trong các mục tiếp theo.

1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình cho người có kinh nghiệm

Chưa đề cập đến cụ thể công việc, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho những ai chưa có kinh nghiệm. Chắc chắn rằng nhiều bạn sẽ rất quan tâm đến mục này, bởi vì hàng năm luôn có một số lượng ứng viên lớn chưa có kinh nghiệm ứng tuyển vào ngành này. Ví dụ như các bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người chuyển từ ngành nghề khác sang, chưa có quá nhiều kinh nghiệm để viết vào phần mục tiêu của mình.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình

Trên thực tế, phần này không yêu cầu chúng ta phải viết vào đó kinh nghiệm của bản thân, nhưng nếu có sẽ là một lợi thế. Vậy khi không có hoặc có quá ít kinh nghiệm thì chúng ta phải làm gì? Bản chất của phần mục tiêu nghề nghiệp đó là bạn cần phải cung cấp cho nhà tuyển dụng thấy khả năng của bạn, những điều bạn có thể làm cho công việc và doanh nghiệp. Chính vì vậy, câu trả lời phù hợp nhất ở đây chính là điền vào đó những kỹ năng của bạn.

Tuy nhiên, kỹ năng ở đây không có nghĩa là tất cả các kỹ năng bạn có, mà là những kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn đang chuẩn bị ứng tuyển. Mỗi một công việc nhà tuyển dụng sẽ gửi cho bạn bản mô tả chi tiết, việc mà bạn cần làm đó là nhìn thật kỹ các yêu cầu ở trong đó để xem xem nhà tuyển dụng cần tuyển những người có yếu tố như thế nào.

Chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình

Bước tiếp theo, bạn chỉ cần thay đổi những từ ngữ có trong bản mô tả công việc. Thay thế bằng những từ đồng nghĩa, sau đó lắp chúng vào phần mục tiêu nghề nghiệp của mình. Ví dụ như nghề nghiệp của bạn yêu cầu một người có kỹ năng viết lách tốt, thì bạn có thể thay thế bằng cụm từ “có khả năng sử dụng linh hoạt ngôn ngữ”. Hoặc nhà tuyển dụng yêu cầu tìm người giỏi giao tiếp thì bạn có thể nói rằng bạn là người “ngoại giao tốt” chẳng hạn.

Những kỹ năng của bạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn phù hợp với công việc này. Họ sẽ ưu tiên những người phù hợp hơn những người giỏi, và quan trọng hơn là nó thể hiện rằng bạn thực sự có nghiên cứu về vị trí ứng tuyển. Qua đây, bạn đã nắm được cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình cho người chưa có kinh nghiệm chưa?

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình cho người chưa có kinh nghiệm

Cho dù là có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm, bạn cũng cần phải nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp. Bởi lẽ, bạn chỉ nên ghi vào mục tiêu nghề nghiệp những thứ mà nhà tuyển dụng tìm kiếm, không nên ghi quá dài và lan man dù là bạn có nhiều hay ít thứ để viết. Vì như vậy không chỉ tốn không gian của chiếc CV mà còn làm thông tin bị thừa thãi không đáng có.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người chưa có kinh nghiệm
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người chưa có kinh nghiệm

Dù bạn có nhiều kinh nghiệm, bạn cũng chỉ nên liệt kê chúng một cách có chọn lọc, cũng giống như cách liệt kê các kỹ năng vậy. Thứ tự ưu tiên của kinh nghiệm làm việc đó là những công việc liên quan đến chuyên ngành, thời gian dài và là công việc gần đây nhất. Liệt kê kinh nghiệm không cần quá chi tiết, nên tập trung vào nói đến thành tựu mình đã đạt được ở công việc cũ để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một nhân viên có tiềm năng.

Trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể kết hợp nó với phần kỹ năng. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo mục tiêu nghề nghiệp như vậy. Chỉ có lưu ý rằng hãy cân bằng dung lượng cho từng phần sao cho hợp lý nhất. Kinh nghiệm chính là lợi thế của bạn khi ứng tuyển, tuy nhiên nếu không viết đúng yêu cầu thì bạn hoàn toàn có thể bị mất điểm và để mất cơ hội của mình vào tay những ứng viên khác.

3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình cho từng công việc cụ thể

3.1. Nghề quay phim

Yêu cầu của nghề quay phim không giống với các nghề khác bởi tính chất công việc khác nhau khá nhiều. Nghề quay phim cần đến các kỹ năng như khả năng quay phim, khả năng sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc quay và đặc biệt là yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy, khi viết mục tiêu nghề nghiệp bạn cần phải quan tâm nhiều đến những yếu tố này.

Nghề quay phim
Nghề quay phim

Gợi ý: Với kinh nghiệm 2 năm làm quay phim cho các chương trình thời sự, thời tiết và phóng sự, tôi tự tin rằng mình có thể thực hiện tốt công việc được giao.

3.2. Nghề biên tập viên truyền hình

Đây là nghề đòi hỏi nhiều về khả năng ăn nói cũng như xuất hiện trước ống kính. Yêu cầu của biên tập viên khá cao, từ khả năng giao tiếp cho đến khả năng ứng biến tình huống. Bạn có thể thấy các biên tập viên thời sự và đặc biệt là phóng sự luôn luôn cần những người có thể khéo léo xử lý khi chương trình gặp sự cố bất ngờ.

Nghề biên tập viên truyền hình
Nghề biên tập viên truyền hình

Họ cần phải đặc biệt ăn nói lưu loát và dễ hiểu để có thể tiếp cận đến công chúng một cách dễ dàng nhất. Chính vì vậy, bạn cần phải bám vào những kỹ năng này để đưa ngay vào phần mục tiêu nghề nghiệp của mình. Mặc dù công việc này đề cao hơn vòng phỏng vấn nhưng để vào được đó thì trước hết CV của bạn phải thật chỉnh chu đã.

Gợi ý: Tôi đã có hai năm làm việc với vị trí biên tập viên của kênh ABC, các chương trình của tôi nhận được hầu hết các phản ứng tích cực từ phía khán giả. Chính vì vậy, khi trở thành biên tập viên mới của kênh, tôi sẽ dốc hết sức để biến kênh trở thành một trong những kênh truyền hình về giải trí lớn mạnh nhất.

3.3. Nghề dẫn chương trình truyền hình

Nghề dẫn chương trình truyền hình có khá nhiều điểm giống so với nghề biên tập viên. Đối với nhiều nơi, hai vị trí này còn được gộp làm một bởi đặc điểm công việc giống nhau. Tuy nhiên công việc của dẫn chương trình sẽ cụ thể hơn, họ sẽ làm mc cho một chương trình phát sóng theo khung giờ cụ thể.

Việc của họ là xuất hiện trên các chương trình truyền hình, dẫn dắt nó trong suốt khoảng thời gian quy định. Những kỹ năng của nghề biên tập viên cũng chính là kỹ năng của người dẫn chương trình truyền hình. Một điểm nữa là vị trí này thường xuyên yêu cầu những người có kinh nghiệm đảm nhận.

Nghề dẫn chương trình truyền hình
Nghề dẫn chương trình truyền hình

Gợi ý: Tôi đã từng làm việc dưới cương vị một người dẫn chương trình tại chương trình chiếc nón kỳ diệu phát trên kênh truyền hình quốc gia. Với lối dẫn hóm hỉnh nhưng không kém phần duyên dáng, tôi được nhiều khán giả yêu thích và bình chọn là hướng dẫn viên của năm. Chính vì điều đó mà tôi tự tin rằng mình có thể trở thành một yếu tố lớn giúp chương trình thu hút khán giả và tăng lượng người xem.

Trên đây là một vài thông tin về cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình. Mỗi một vị trí hoặc mỗi cá nhân sẽ có một cách viết mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Hãy thật sáng suốt trong việc lựa chọn cho mình những từ ngữ để lắp ghép và hoàn thiện phần mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, đừng quên để lại bình luận để chúng tôi có thể chia sẻ và giải đáp.

Đăng ngày 14/10/2022, 256 lượt xem