Tâm sự Nghề nghiệp

Có nên nghỉ việc hay không khi bạn bị sếp ghét?

Những lý do bạn nên nghỉ việc

Nhiều người không muốn tự rời bỏ công việc đang nằm trong tay bởi vì rất nhiều lý do. Tuy vậy, trong cuộc sống , ranh giới giữa mong muốn và việc cần phải làm rất mỏng manh. Đôi khi có một vài vấn đề đã xảy ra và chẳng có ai có thể tránh khỏi được chúng. Chính như vậy mà bắt buộc chúng ta phải đưa ra được những quyết định mà không bao giờ mong muốn đó là phải xin nghỉ việc. Vậy vì sao lại “đứt dây đàn”? vì sao mà muốn níu kéo nhưng nhất định vẫn phải buông bỏ? Việc nghỉ việc nhất định không phải là một quyết định được đưa ra tùy tiện. Bởi lẽ nó có những tác động vô cùng lớn tới cuộc sống của mỗi chúng ta. Do vậy mà nếu như bạn buộc phải đưa ra những quyết định về vấn để nghỉ việc thì tốt nhất nên cân nhắc cẩn thận. Hãy tham khảo các cách viết đơn xin nghỉ việc để đưa ra được những lý do xin nghỉ việc thuyết phục và thực hiện theo đúng quy trình. Và bạn cũng nên tìm kiếm sẵn những mẫu cv để chuẩn bị làm hồ sơ xin việc tại chỗ làm mới. Đây là một số lý do phổ biến để bạn đưa ra lời nói Tôi muốn nghỉ việc.

nghỉ việc

Công việc mang đến nhiều mệt mỏi cho bạn. Công việc có mức độ căng thẳng cao sẽ dễ khiến cho chúng ta có cảm cảm giác bị mệt mỏi. Bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với những triệu chứng không tốt về sức khỏe nhưng nhức đầu, đau lưng, mất ngủ,.... Nếu như công ty chính là một nguyên nhân lớn cho vấn đề buộc phải nghỉ việc thì dù chúng có mang tới cho các bạn một mức lương hấp dân và cao ngất ngưởng đi chăng nữa thì bạn cũng được khuyên rằng nên đặt vấn đề sức khỏe lên trên hết.

Khi bạn đã không đóng vai trò quan trọng ở trong công ty nữa. Nói một các đúng hơn thì người sếp của bạn đang dần cắt giảm đi những nhiệm vụ và vai trò của bạn trong các hoạt động của công ty. Lý do của vấn đề này có thể đến từ chính bạn. Dường như bạn đã cảm nhận dược tầm quan trọng của mình đến mức độ nào khi mà người đứng đầu đã dần xem nhẹ vai trò cảu bạn và coi như là không có sự tồn tại của bạn. Nhất là khi tham gia những cuộc họp quan trọng, bạn không còn cơ hội được nêu quan điểm nhiều nữa. Trong trường hợp như thế này thì tốt hơn hết là bạn chớ nên làm điều gì hay là mang tới những lời nói mất kiểm soát. Cố gắng gặp riêng với sếp để nói chuyện trực tiếp với họ. Nếu như sếp của bạn chỉ im lặng hoặc là có ý định rõ ràng muốn bạn rời đi khỏi công ty , không có bất cứ sự cải thiện nào sau đó nữa thì quả thực đây chính là thời điểm thích hợp nhất để cho bạn tìm kiếm một cơ hội việc làm khác tại một  nơi khác phù hợp hơn.

Nguyên nhân vì bạn giỏi giang hơn. Cứ cho ở thời điểm bắt đầu công việc, bạn mới chỉ đứng trong tư cách của một nhân viên tập sự. Thế nhưng mà hiện nay bạn đã là một người chuyên gia trong lĩnh vực này, hoặc còn có thể phát triển hơn nữa so với yêu cầu cao của công việc đòi hỏi. Nhất laf khi bạn cảm thấy rằng bản thân chẳng thể nào bỏ phí kiến thức, năng lực, chuyên môn của bản thân mình dành cho công việc ở hiện tại thì bạn nên chủ động nghỉ việc để tìm kiếm một công việc ở nơi khác phù hợp cho việc vận dụng tốt nhất năng lực , kiến thức mà bạn có.

  • Tham khảo thêm: Dấu hiệu nào cho thấy nhân viên của bạn muốn nhảy việc

lý do nghỉ việc

Khi nhận được một lời để nghị việc làm hấp dẫn tại một công ty có tiếng. Vậy là bạn bị rơi vào  trạng thái mắc kẹt trong một môi trường làm việc có mức lương dường như chẳng hề thay đổi với hy vọng tăng lương và thăng tiến ở lời mời làm việc mới. Thực ra cũng khá dễ để lựa chọn. Chẳng có lý do nào để níu kéo bạn ở lại một môi trường không có tương lai thăng tiến và phát triển mọi mặt. Sự phù hợp lúc này chính là câu trả lời dành cho bạn. Sự phù hợp ở đây chứa đựng những yếu tố tương quan với trình độ chuyên môn , kinh nghiệm và một mức lương hấp dẫn. Bạn cần phải xem xét nghiêm túc công việc như thế này.

Việc làm hiện tại có ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của bạn. Nếu công việc đòi hỏi bạn phải dành thời gian làm việc quá nhiều, nhiệm vụ công việc quá nặng nhọc dẫn tới căng thẳng trong khi đó những lợi ích thu về từ công việc lại không cao chút nào. Và nhất là nó khiến cho bạn bị mất cân bằng nghiêm trọng với cuộc sống và trách nhiệm của bạn với gia đình bị ảnh hưởng lớn. Cho tới khi nào bạn cảm thấy không thể nào kham nổi mọi công việc nữa thì lúc đó nên tạm thời nghỉ ngơi một thời gian, dành cho gia đình và chăm sóc bản thân nhiều hơn

Và một nguyên nhân rất dễ thấy nữa cũng có thể khiến cho bạn phải nghỉ việc. Đó là khi bạn nhận thấy sếp không ưa bạn. Nhưng để biết được có nên nghỉ việc với lý do này hay không thì hãy xem xét những vấn đề xoay quanh nó nhé.

Tác hại khi bị sếp không ưa?

Nếu sếp không ưa bạn thì có rất nhiều bất lợi dành cho bạn đấy nhé. Trước hết đó là việc bạn không được xem trọng. Sếp luôn tỏ thái độ không hay dành cho bạn. Họ hạn chế trò chuyện với bạn, chỉ khi giao việc thì mới nói nhưng những lời nói lại rất “ngắn gọn” đến đáng sợ. Sự thờ ơ, thái độ không muốn hợp tác ở trong đó chính là lý do khiến cho bạn cảm thấy chạnh lòng và không lúc nào thoát ra được mối nghi vấn “tại sao lại như vậy? “ khi ở nơi làm việc.

Thứ hai, khi sếp không ưa bạn, bạn sẽ bị tước đi mọi cơ hội thăng tiến và phát triển. Đương nhiên điều này chẳng có gì khó hiểu.  Tại sao ư? Chẳng có một người nào mang tới những điều tốt đẹp cho người mà họ đã ghét cả. Cũng tương tự như vậy, tất cả những cơ hội tốt đẹp để phat triển sẽ được sếp giao cho người khác thay vì nghĩ tới việc giao cho bạn. Thay vào đó bạn chỉ được đảm nhận những công việc nhỏ vặt và không thể giúp cho bạn phát triển được. Đây chính là một thiệt thòi rất lớn bởi khi đi làm ai cũng có kế hoạch cho sự phát triển sự nghiệp. Bị chính người sếp của mình kìm hãm lại sự phát triển còn tồi tệ hơn bất cứ mánh khóe chơi xấu nào của người đồng nghiệp xấu tính.

quyết định nghỉ việc

Còn rất nhiêu tác hại khác dành cho những ai đã lỡ vô tình bị sếp “ghét”. Nhưng dù có đi trùy tìm ra tất cả chúng cũng không thể giúp ích gì cho sự nghiệp của bạn vì chúng ta đã biết được mẫu số chung của nó. Điều quan trọng ở đây chính là việc phải tìm kiếm ra những cách hay nhất để khắc phục, để quyết định xem có nên nghỉ việc hay không?

Trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc cần làm gì?

Luôn biết cách kiềm chế cảm xúc của chính mình

Bạn nên giữ tâm trạng bình tĩnh cho mình khi ở trong mọi trường hợp. Đây chính là một việc làm hết sức khó khăn. Càng trở nên khó khăn hơn khi mà người sếp của bạn liên tục thực hiện những hành động không hay hoặc tỏ rõ cho bạn thấy thái độ không hài lòng của anh ta. Thế nhưng, bạn nên nhớ rằng một thái độ bình tĩnh của bạn có thể giải quyết tốt nhất vấn đề này. Càng nóng vội và tỏ ra không kiểm soát thì bạn càng làm cho mối quan hệ giữa bạn với sếp trở nên xấu đi.

Chứng tỏ giá trị của bản thân bạn

Nếu như bạn có thể đem về cho công ty những thành tích đáng nể, xuất sắc thì chắc chắn sếp của bạn sẽ phải thay đổi ngay suy nghĩ cũng như cách nhìn về bạn thôi. Vì vậy cho nên bạn nên tập trung toàn tâm toàn lực cho công việc, cố gắng tạo ra những hiệu suất tốt nhất.Qua đó có thể chứng tỏ được giá trị của bản thân mình.

Hãy xư xử một cách lịch sự

Cư xử khéo léo và lịch sự là một trong những điều cần thiết để tạo dựng những mối quan hệ. Đối với một người sếp đang không hề ưa thích gì bạn thì sự lịch sự vẫn luôn đóng vai trò là một chất xúc tác hữu hiệu nhất để kéo mối quan hệ đó trở lại gần nhau hơn. Những gì bạn cần cho sếp thấy chính là một hình ảnh hoàn toàn mới mẻ theo hướng tích cực, không giống như những điều mà sếp đã nghĩ. Cố gắng cho họ thấy được rằng mọi thứ chỉ là hiểu lầm. Ngoài ra bạn cũng đừng quên việc tạo nên mối quan hệ tốt đẹp đối với những người đồng nghiệp ở xung quanh. Một khi bạn đã chiếm được cảm tình của họ thì danh tiếng của bạn  trong lòng sếp cũng sẽ được tăng lên một cách đáng kể.

Tinh thần tích cực tham gia hoạt động của công ty

vì sao nghỉ việc

Bạn không nên né tránh những hoạt động vui chơi, ngoại khóa mà công ty tổ chức nếu chỉ vì lý do sếp không thích bạn nhé. Vì càng né tránh bạn càng biến mình trở nên lu mờ hơn. Nên hãy chủ động tham gia vào mọi hoạt động để chứng tỏ cho mọi người nhất là sếp của bạn thấy bạn là một người rất năng động. Nhờ những hoạt động đó và sự thể hiện của bạn mà bạn có thể thu hẹp được khoảng cách giữa đôi bên. Từ đó góp phần giúp cho sếp hiểu sâu sắc hơn về bạn và ngược lại. Đây chính là một cơ hội rất tốt mà bạn nên tận dụng nó.

Thẳng thắn trực tiếp trao đổi với sếp

Nếu như có bất cứ một lý do nào khiến cho bạn không hiểu về công việc thì hãy thẳng thắn trao đổi lại với người sếp để có thể làm rõ ràng mọi vấn đề. Mỗi khi bạn gặp khó khăn thì chớ ngại ngùng nhờ họ trợ giúp, Dù rằng bạn đang ở trong mối quan hệ không mấy tốt đẹp. Ở cương vị của một người làm lãnh đạo, sếp của bạn có thể bỏ đi cái tôi và mang tới những lời khuyên bổ ích để bạn giải quyết được những vấn đề đang vướng mắc ở trong công việc. Có thể từ những sự hỗ trợ này cộng thêm sự nỗ lực của bạn với công việc mà sếp nhìn thấy thì họ sẽ thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về bạn ngay thôi.

Sau cùng, khi bạn đã cố gắng thay đổi bản thân để cải thiện mối quan hệ với sếp nhưng mọi thứ dường như chẳng có gì khá khẩm thì bạn nên cân nhắc đến phương án tìm cơ hội việc làm mới cho mình. Dù có trung thành ở lại thì một điều chắc chắn là sự nghiệp của bạn cũng khó có thể phát triển, thăng tiến. Hãy tìm kiếm một công ty mới – nơi mà bạn thể hiện được hết tài năng của mình và có một vị sếp chung tiếng nói, đồng điệu về suy nghĩ.

Đăng ngày 06/10/2022, 221 lượt xem