Top 9 Ngày lễ và kỷ niệm nổi bật nhất trong tháng 8 dương lịch của Việt Nam

Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (1945): 19/08

Sau một thời gian chuẩn bị rất ngắn, Xứ uỷ Bắc Kỳ, Thành uỷ Hà Nội đã phát động nhân dân Hà Nội nổi dậy giành chính quyền vào ngày 19-8-1945. Ngay từ sáng sớm, Hà Nội đỏ rực màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân nghèo, với các vũ khí thô sơ từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại lý Hoàn Long, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng khu vực Ngã Tư Sở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ở nội thành.

Hàng vạn quần chúng nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh như thác đổ. Tất cả đều tập hợp trước Nhà hát lớn. Cả Thành phố Hà Nội như rung chuyển trong tiếng hô khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", “Chính quyền nhân dân cách mạng", "Cách mạng thành công muôn năm", "Lập uỷ ban dân quân cách mạng", “Việt Nam hoàn toàn độc lập", “Đả đảo các cuộc xâm lăng", “Đả đảo mọi thế lực chống cách mạng Việt Nam”, “Chống xâm lăng"...

Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát lớn, Uỷ ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị võ trang tự vệ dẫn đầu chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát... Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường hầu hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay nhân dân. Riêng ở trại lính bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình, nhưng trước khí thế sôi sục của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt Minh, chúng phải rút lui. Ngay khi chiếm được Phủ Khâm sai, đồng chí uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ có mặt tại đó gọi điện cho Thị trưởng, Tỉnh trưởng các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định báo tin cách mạng đã thành công ở Hà Nội, ra lệnh cho chúng phải nhanh chóng trao chính quyền cho Việt Minh địa phương. Tối ngày 19-8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi.

Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (1945): 19/08
Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (1945): 19/08

Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (1945): 19/08
Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (1945): 19/08

Ngày sinh của Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: 25/08

Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), tên khai sinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những người thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh đuổi Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975), thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.

Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và cho tới nay là người duy nhất 2 lần được tặng thưởng Huân chương này (lần thứ nhất năm 1950 và lần thứ hai năm 1979).

Ngày sinh của Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: 25/08
Ngày sinh của Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: 25/08

Ngày sinh của Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: 25/08
Ngày sinh của Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: 25/08

Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (2004): 19/08

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là 1 trong 3 hệ thống truyền hình phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tiền thân là Ban biên tập Truyền hình Kỹ thuật số thành lập ngày 19/8/2004 đặt trực thuộc Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC, đến nay, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã có hơn một thập kỷ phát triển và trưởng thành.

Trong suốt chiều dài lịch sử, VTC từng được đánh giá là hiện tượng của làng truyền hình nhờ tiên phong phát sóng kỹ thuật số chuẩn DVB-T vào thời điểm hầu hết các đơn vị truyền hình trong khu vực đều chỉ phát sóng bằng công nghệ tương tự analog. VTC cũng là một trong số ít các Đài Truyền hình sở hữu số lượng Kênh phong phú với 15 Kênh chương trình đặc sắc. Bên cạnh đó, Đài còn là cơ quan chủ quản của VTC News – Báo điện tử có lượng độc giả lớn tại Việt Nam.

Ngày 02/12/2013 khi Nghị định 132/2013/NĐ-CP chính thức thức có hiệu lực, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC được điều chuyển từ Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC về trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông.

Sau gần 2 năm hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ, đến ngày 02/06/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 752/QĐ-TTg về việc chuyển Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC về Đài Tiếng nói Việt Nam VOV. Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu bước phát triển mới của VTC khi Đài trở thành đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí lớn của Quốc gia.

Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (2004): 19/08
Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (2004): 19/08

Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (2004): 19/08
Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (2004): 19/08

Ngày sinh của Tôn Đức Thắng, Chủ tịch thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1888): 20/08

Tôn Đức Thắng (20 tháng 8 năm 1888 - 30 tháng 3 năm 1980) là một nhà cách mạng, chính khách của Việt Nam. Tôn Đức Thắng còn có bí danh Thoại Tôn, sinh tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Nơi thường trú tại quận Nam Từ Liêm, thủ đô Hà Nội. Là con đầu của ông Tôn Văn Đề, và bà Nguyễn Thị Dị. Gia đình đông con, theo thông lệ miền Nam, ông còn được gọi là Hai Win.Gia đình ông thuộc hạng nông dân khá giả nên từ nhỏ ông đã được học hành đàng hoàng. Năm 1906, sau khi tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires Indochinoises - CEPCI) tại Long Xuyên, ông rời quê lên Sài Gòn học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu (L’école des Mécaniciens Asiatiques), dân gian thường gọi là Trường Bá Nghệ. Tốt nghiệp hạng ưu, ông được nhận vào làm công nhân ở Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp tại Sài Gòn.

Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam (từ ngày 22 tháng 9 năm 1969 đến khi qua đời); trước đó là Phó Chủ tịch nước (1960-1969) và Quyền Chủ tịch nước (từ 2 tháng 9 cho đến 22 tháng 9 năm 1969), Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960) - tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ.

Sau khi kế nhiệm Hồ Chí Minh, ông trở thành Chủ tịch nước thứ 2 và cũng là Chủ tịch nước cuối cùng của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch nước đầu tiên của chính thể sau đó - Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày sinh của Tôn Đức Thắng, Chủ tịch thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1888): 20/08
Ngày sinh của Tôn Đức Thắng, Chủ tịch thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1888): 20/08

Ngày sinh của Tôn Đức Thắng, Chủ tịch thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1888): 20/08
Ngày sinh của Tôn Đức Thắng, Chủ tịch thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1888): 20/08

Ngày sinh Dương Quân, nhà thơ trào phúng Việt Nam: 08/08

Dương Quân - Nhà thơ trào phúng. Tên thật là Dương Tự Cường. Ông sinh ngày 8 tháng 8 năm 1926 (Bính Dần) tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Mất ngày 3 tháng 7 năm 1985 (Ất Sửu) tại Hà Nội. Ông sống ngang tàng, khí khái, thích tự do, không tham gia bất cứ hội đoàn, đàng phái nào. Lương ông thấp lắm, đến lúc nhắm mắt xuôi tay mới ở mức "cán sự 2". Sau nhà thơ trào phúng Huyền Thanh, ông phụ trách chuyên mục thơ trào phúng châm biếm, và đây cũng là mảng đề tài mà ông gắn bó sáng tác trong suốt quãng đời cầm bút gian khó của mình, gian khó là vì thời ông viết chống tham nhũng, tham ô, hối lộ, quan liêu, cửa quyền, móc ngoặc, chống bệnh thành tích, huênh hoang phô trương, làm láo báo cáo hay không phải dễ dàng...

Sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam không thiếu những nhà thơ cùng thời viết ra chỉ để tung hứng chứ không dễ viết hết gan ruột của mình, thì lúc đó những bài thơ châm biếm phê phán nội bộ của ông viết ra kiên quyết không thỏa hiệp. Ông dũng cảm vạch trần chân tướng, bộ mặt, lòng dạ mưu mô xảo quyệt của những ông quan tham thời hiện đại như bài: "Ông đấm rồi ông lại xoa" báo Văn Nghệ tháng 8/1983. Phanh phui phơi bày đầy đủ những xấu xa, thối nát, ung nhọt, bệnh hoạn của một xã hội mà mọi giá trị văn hóa, nhân phẩm đang có nguy cơ rơi xuống vực thẳm. Hơn 500 bài thơ trào phúng châm biếm của ông được trình làng trên nhiều tờ báo ngoài Bắc trong Nam, Trung ương và địa phương như báo Lao động, Văn Nghệ, Nhân dân, Độc Lập, Báo Đại Đoàn Kết, Hà Nội mới, Thương Nghiệp, Sài Gòn Giải Phóng, Công nhân Giải Phóng... đã minh chứng điều đó. Ngoài ra ông còn cộng tác với nhiều nhà xuất bản, tạp chí, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Có thể nói ông là cây bút viết thành công khá sớm ở thể loại chống tiêu cực này. Dù khả năng của ông còn viết được mạnh hơn thế, song tiếc rằng lúc đó sự kiểm duyệt báo chí gắt gao, bài vở bị cắt xén thêm bớt một cách tùy tiện, vô tội vạ, chỉ cho phép tác giả viết trong khuôn mẫu hạn định nên thơ ông chưa phát huy được hết sở trường của mình. Điển hình như bài thơ thứ 500 mang tên "Chuột và mèo" có minh họa của Bùi Xuân Phái đăng trên báo Lao động số xuân Giáp Tý (1984) đã từng bị công an văn hóa đến tòa soạn "hỏi thăm". Sau chuyến công tác vào Nam mùa hạ năm 1985, ông bất ngờ qua đời vì bạo bệnh???

Thơ ông ngôn ngữ mộc mạc, bình dân, dí dỏm, hài hước, rõ ràng và thông hoạt. Nhuần nhuyễn ca dao tục ngữ. Trong những bài thơ châm biếm thói hư tật xấu của xã hội, xảo quyệt thủ đoạn của những ông quan tham. Ông sử dụng câu từ mạnh bạo, dứt khoát. Ngòi bút châm của ông sắc nhọn. Ông có tài lẩy Kiều và tập Kiều vào trong thơ của mình. Thơ ông có duyên, cái duyên châm biếm từ bên trong mà người đọc bật cười và đồng ý với vấn đề ông đặt ra chứ không đơn thuần ở chữ nghĩa hay vần điệu.

Ngày sinh Dương Quân, nhà thơ trào phúng Việt Nam: 08/08
Ngày sinh Dương Quân, nhà thơ trào phúng Việt Nam: 08/08

Ngày sinh Dương Quân, nhà thơ trào phúng Việt Nam: 08/08
Ngày sinh Dương Quân, nhà thơ trào phúng Việt Nam: 08/08

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day), Ngày thành lập tỉnh BR-VT (1991): 12/08

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên của Liên hiệp quốc được Đại Hội đồng Liên hợp Quốc chọn vào ngày 12 tháng 8 hàng năm, bắt đầu từ năm 1999 nhằm thúc đẩy nhân quyền và sự phát triển nhân loại, đặc biệt là của thế hệ trẻ.

Ngày 12 tháng 8 hàng năm là ngày đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Quốc tế thanh niên, hoạt động được tổ chức thường niên trên toàn cầu với mục đích khẳng định vị trí, tầm quan trọng và phát huy vai trò của thanh niên trong quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định tại địa phương, quốc gia, khu vực và cấp độ quốc tế, là cơ hội để thanh niên nâng cao nhận thức, quyết tâm hành động với những thách thức và vấn đề mà giới trẻ thế giới phải đối mặt.

Hiện nay, các vấn đề về môi trường là một thách thức rõ rệt đang diễn ra ở Việt Nam. Tại Hội nghị Liên hợp quốc về BĐKH lần thứ 24 (COP24), tổ chức phi chính phủ Germanwatch đã công bố bảng xếp hạng mới nhất của các quốc gia dựa trên chỉ số ảnh hưởng bởi BĐKH hay mức độ mất mát mà từng quốc gia phải chịu do thiên tai liên quan đến BĐKH, Việt Nam đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng này.

Các vấn đề liên quan đến môi trường hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng. Nhận thấy rằng vì một đất nước Việt Nam yên bình, tươi xanh cho các thế hệ trong tương lai, giới trẻ cần phải hành động làm sạch môi trường ngay từ bây giờ.

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day), Ngày thành lập tỉnh BR-VT (1991): 12/08
Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day), Ngày thành lập tỉnh BR-VT (1991): 12/08

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day), Ngày thành lập tỉnh BR-VT (1991): 12/08
Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day), Ngày thành lập tỉnh BR-VT (1991): 12/08

Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (2004): 10/08

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hàng triệu người dân Việt Nam và những thế hệ thứ ba, thứ tư sinh ra trong hòa bình vẫn hằng ngày phải mang trong mình di họa của cuộc chiến ấy - phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin do Mỹ rải xuống khắp chiến trường miền Nam trong 10 năm trời, bắt đầu từ ngày 10/8/1961. Từ năm 2004, ngày 10/8 hằng năm được lấy làm ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Nhiều hành động, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được thực thi nhằm giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam, cùng chia sẻ với nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cũng để thức tỉnh lương tri nhân loại cùng chung tay đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc da cam/dioxin, nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng. Ngày 15/01/1961, sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Kennedy đã tuyên bố dùng chất diệt cỏ để kiểm soát, ngăn chặn quân Cộng sản. Ngày 10/8/1961 là ngày đầu tiên Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam. Chỉ trong 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971) quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin xuống 26.000 thôn, bản, với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần 1/4 tổng diện tích Miền Nam Việt Nam (trong đó có 44 triệu lít da cam/dioxin loại 2,4D và 2,4,5-T); 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần...

Những năm qua, dịp 10/8 đã thực sự trở thành những ngày hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, ngày hội “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”. Tinh thần ấy cần được cổ vũ, lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân, khơi dậy lương tâm và trách nhiệm của mỗi người đối với nạn nhân chất độc da cam, tiếp thêm cho họ niềm tin và tình yêu cuộc sống, khát vọng và ý chí vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (2004): 10/08
Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (2004): 10/08

Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (2004): 10/08
Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (2004): 10/08

Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam (1945): 19/08

Ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội. Ở các tỉnh Bắc Bộ đã thành lập Sở Liêm phóng, Trung Bộ lập Sở Trinh sát, Nam Bộ lập Quốc gia tự vệ cuộc. Tuy tên gọi ở 03 miền khác nhau, nhưng các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân đều có chung nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng và tài sản của nhân dân. Ngày 19/8/1945 được xác định là Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Ngày 13/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 521/QĐ-TTg, Quy định ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định; “Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, được nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc, viết nên truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam:

  • Công an nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam; suốt đời phấn đấu, hi sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
  • Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.
  • Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
  • Công an nhân dân phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
  • Công an nhân dân đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỷ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.
  • Công an nhân dân cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương quyết, khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm.
  • Công an nhân dân không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác; tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu.
  • Công an nhân dân nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, có nghĩa, có tình.

Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam (1945): 19/08
Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam (1945): 19/08

Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam (1945): 19/08
Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam (1945): 19/08

Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World's Indigenous People): 09/08

Ngày Quốc tế người dân tộc thiểu của thế giới lần đầu tiên được phát âm là do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng Mười Hai năm 1994, được tổ chức hàng năm trong suốt thập kỷ quốc tế đầu tiên của người dân bản địa của thế giới (1995-2004). Năm 2004, Đại hội đã công bố một thập kỷ Second International, 2005-2015, với chủ đề “Một thập kỷ hành động và Dignity”. Những người từ các quốc gia khác nhau đều được khuyến khích tham gia vào các quan sát ngày để truyền bá thông điệp của Liên hợp quốc về người dân bản địa. Các hoạt động có thể bao gồm các diễn đàn giáo dục và các hoạt động trong lớp học để đạt được một sự đánh giá cao và một sự hiểu biết tốt hơn về các dân tộc bản địa.

Theo quyết 49/214 của 23 tháng mười hai năm 1994, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định rằng Ngày Quốc tế của người dân bản địa của thế giới sẽ được quan sát thấy trên ngày 09 tháng 8 hàng năm trong Thập kỷ quốc tế của người dân bản địa của thế giới. Ngày đánh dấu một ngày của cuộc họp đầu tiên, vào năm 1982, các nhóm công tác của Liên Hợp Quốc về quần thể bản địa của các tiểu ban về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World's Indigenous People): 09/08
Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World's Indigenous People): 09/08

Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World's Indigenous People): 09/08
Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World's Indigenous People): 09/08

Đăng ngày 14/08/2024, 46 lượt xem