Top 5 Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã hay nhất

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 4

Động vật là nguồn tài nguyên phong phú của bất kì một quốc gia nào trên thế giới, việc bảo vệ động vật chính là điều cần thiết và tất yếu. Hiện nay, có khoảng 15 triệu sinh vật sinh sống trên trái đất của chúng đa. Các cá thể đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất được tạo nên bởi vô số hệ sinh thái gồm các loài động thực vật cũng như môi trường sống tự nhiên của chúng. Nhiều loài động vật hoang dã tưởng như vô dụng cũng đã cho thấy lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Người nông dân thường sử dụng các loại côn trùng và động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng. Bên cạnh đó là sử dụng các loại cây trồng chứa độc tố tự nhiên đẩy lùi công trùng gây hại, chúng là những thiên địch, là biện pháp thay thế vừa an toàn, vừa hiệu quả đồng thời còn đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường, ít tốn kém hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp. Việc bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết và đánh giá chất lượng của môi trường.Sự sụt giảm về số lượng chim ưng và đại bàng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh về mức độ nguy hiểm của thuốc trừ sâu DDT – loại này đang được sử dụng rộng rãi và thường tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật (gây suy yếu khả năng sinh sản cũng như ấp trứng của loài động vật này). Trường hợp này sẽ gửi lời cảnh báo tới con người về tác động biến đổi khí hậu cũng như chất gây ô nhiễm môi trường. Một số giải pháp bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam được đưa ra bao gồm: điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép động vật hoang dã, đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả, nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới tất cả mọi hình thức, tiêu hủy tất cả kho sừng tê giác và ngà voi thu giữ được, đóng cửa tất cả các cơ sở nuôi hổ đồng thời chấm dứt các hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát… Động vật hoang dã góp phần không nhỏ vào sự đa dạng sinh học của môi trường sống, vì vậy chúng ta cần phải chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 4
Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 4

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 1

Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 1
Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 1

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 5

Một lượng lớn các loài động vật hoang dã trên trái đất đột nhiên biến mất là vấn đề lớn, phức tạp mà mỗi quốc gia đang phải đối đầu. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ chúng ta làm đều rất quan trọng. Bạn chỉ có thể làm một chút trong số các vấn đề lớn nhưng cũng đủ giúp cứu vớt động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc xâm phạm rừng, làm biến đổi môi trường sống của các loài đang là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều động vật trong Sách Đỏ Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới bị tuyệt chủng. Một số rất hiếm hoi còn lại thì đứng trên bờ vực. Hiện, khoảng 10-15 triệu loài sinh vật sinh sống trên hành tinh chúng ta. Hiện tại, khoảng 1.556 loài được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Các khu rừng nhiệt đới, nơi trú ẩn của một nửa số sinh vật hiện tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp hàng trăm nghìn ha mỗi năm. Vô số loài đã biến mất khi môi trường sống của chúng bị phá hủy. Nói cách khác, tốc độ tuyệt chủng của sinh vật hiện nay không hoàn toàn là do tự nhiên. Việc bảo tồn sự đa dạng của các loài động thực vật trong tự nhiên là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã không phải đơn thuần do môi trường sống bị mất mà là chính bàn tay của con người gây trực tiếp gây ra. Các hành động săn bắn, bẫy thú đã làm số lượng động vật hoang dã giảm xuống đến tốc độ chóng mặt. Một số lượng lớn các loài động vật hoang dã như voi, tê giác bị săn bắn đến mức số lượng chẳng còn lại là bao nhiêu trên khắp thế giới. Nếu những hành động săn bắn trái phép này còn tiếp diễn thì một ngày nào đó chẳng có voi, tê giác hoặc rùa. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của con người về môi trường tự nhiên cũng là việc làm thiết thực. Các khóa học đạo đức cho học sinh, chương trình đào tạo về sinh thái học và quản lý đa dạng sinh học sẽ khiến xã hội nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường, ngăn chặn hành vi trái pháp luật. Kết nối cộng đồng có lẽ là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tiếng nói của một người sẽ không có tác dụng nhưng khi toàn bộ cộng đồng lên tiếng lại hoàn toàn khác. Hiện nay, giới trẻ cũng như cộng đồng nhận ra tác hại của việc săn bắn, giết hại động vật hoang dã dã mang chỉ vì mục đích lợi nhuận hay đơn giản từ thú vui nhất thời. Các trang mạng xã hội như Fanpage, Twitter… có một số lượng lớn giới trẻ, danh nhân, nghệ sĩ và chính trị gia… Chúng ta có thể sử dụng cộng đồng năng động này để lên tiếng bảo vệ động vật hoang dã và phản đối hành động săn bắn, sát hại chúng. Cách này sẽ tạo ra được một luồng lớn dư luận, tác động đến các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng. Tiếng nói của động đồng là sức mạnh bảo vệ động vật đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Mỗi loài đều có những giá trị ẩn sâu bên trong. Việc làm biến mất một loài sinh vật được ví như xé những trang giấy ra khỏi cuốn vở nhưng chưa kịp đọc. Có vẻ như chúng ta đã quá quen với việc môi trường tự nhiên đa dạng mà quên mất rằng động vật hoang dã cũng cần được bảo vệ. Vì vậy, chúng ta nên hành động trước khi quá muộn.

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 5
Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 5

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 3

Hàng ngày ta vẫn thường xem TV hoặc đọc báo có đưa tin phát hiện, bắt giữ một vụ buôn bán động vật trái phép. Các con vật này thường là các loài động vật hoang dã, quý hiếm có nguồn gốc trong nước hoặc vận chuyển từ nước ngoài về. Đó có thể là hổ, một số loài linh trưởng, tê tê, rùa hoặc là sản phẩm từ động vật như sừng tê giác, nhung hươu hoặc mật gấu...Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả trái đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả.Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lý do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Mỗi loài vật biến mất sẽ là những giá trị độc nhất bị mất đi vĩnh viễn, không thể phục hồi. Kéo theo đó là những hậu quả về sinh thái, môi trường không thể lường trước. Thay đổi quan niệm và thay đổi hành động của mỗi cá nhân sẽ góp phần duy trì các giá trị vô giá đó cho các thế hệ tương lai của chúng ta.

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 3
Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 3

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 2

Hiện nay sự đa dạng về số loài động vật trên thế giới đã không còn như trước. Rất nhiều nước trên thế giới đã bắt và săn bắc động vật quý hiếm nì lợi ích cá nhân. Hậu quả để lại sau này sẽ rất nghiêm trọng. Không ai có thể biết một cách đầy đủ các loài có tác động như thế nào tới nhau trong cùng một hệ sinh thái nhưng sự biến mất của một động vật sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với những loài thú có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường. Thế nên chúng ta cần phải chung tay góp sức bảo vệ các loài động vật. Cần phải tuyên truyền và làm những việc để bảo vệ động vật. Khi thấy mọi người đang săn bắt thú rừng thì chúng ta cần phải ngăn chặn họ và báo với kiểm lâm để lần sau không còn xảy ra tình trạng thế nữa.

Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 2
Đoạn văn bảo vệ động vật hoang dã số 2

Đăng ngày 09/07/2024, 32 lượt xem