Top 12 Dàn ý bài văn tả con vật chi tiết nhất

Dán ý bài văn: Tả con mèo

1. Mở bài

  • Gia đình em nuôi con Mèo từ lúc nào, nó được xin về nuôi hay từ Mèo mẹ sinh ra.
  • Hàng ngày con mèo rất thân thiết với mọi người trong gia đình em.

2. Thân bài
Miêu tả tổng quát con mèo nhà em đang nuôi. Con mèo nhà em có bộ lông trắng tinh và rất mượt mà. Lâu lâu con mèo lại xù lông lên như cục bông trông rất đáng yêu.

Miêu tả về ngoại hình bên ngoài của con mèo:

  • Con mèo nhà em nặng 10kg, bốn chân nó mập ú có từng khoanh màu vàng quanh các chân.
  • Tả gương mặt con mèo: Con mèo có cái đầu khá to và bộ mặt tròn tròn. Hai lỗ tai con mèo lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng xung quanh. Đôi mắt của nó có màu vàng, vào buổi tối khi cả nhà tắt điện đi ngủ là đôi mắt của nó rất sáng. Xung quanh miệng con mèo có bộ râu rất dài, mỗi lần ăn cơm xong là con mèo lại le lưỡi liếm liếm xung quanh rồi dùng 2 chân trước của nó chà chà lên trông như đang vuốt râu.
  • Tả 4 chân và chuyển động của con mèo: Con mèo nhà em rất mập nhưng nó di chuyển nhanh nhẹn lắm, hàng ngày nó vẫn đi lùng bầy chuột quanh nhà, và bắt được rất nhiều chuột.
  • Tả về tính cách và hoạt động của con mèo
    • Con mèo nhà em ban ngày nó thường hay nằm lim dim, lâu lâu chỉ ngỏng đầu lên nghe ngóng tiếng động, hở mà nghe tiếng chít chít của bầy chuột là con mèo tỉnh dậy ngay.
    • Mỗi khi em ở nhà là nó rất thích được em ôm nó đi loanh quanh chơi.
    • Hàng ngày nó rất hiền, nhưng nếu có người lạ đụng nó là con mèo lại gào lên rất hung dữ.
    • Vào buổi đêm con mèo nhà em lại nhảy lên đi loanh quanh trên hiên nhà sau đó lại đi vòng sau vườn bắt chuột.

3. Kết bài
Viết về tình cảm của em dành cho con mèo: Em rất quý con mèo vì nó thường chơi với em. Và nó cũng giúp ích rất nhiều cho gia đình em. Dạo này vì nó mập lên nên bố mẹ đang giao em nhiệm vụ giúp nó giảm cân.

Dán ý bài văn: Tả con mèo
Dán ý bài văn: Tả con mèo

Dán ý bài văn: Tả con mèo
Dán ý bài văn: Tả con mèo

Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 1)

1. Mở bài:

  • Nhà em có nuôi nhiều gà.
  • Em thích nhất là chú gà trống thiến.

2.Thân bài:

a. Hình dáng:

  • Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
  • Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
  • Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
  • Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
  • Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
  • Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
  • Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
  • Đôi mắt như hai hạt tiêu.
  • Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
  • Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.

b. Hoạt động, tính nết

  • Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
  • Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
  • Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
  • Dũng cảm chống lại đối thủ.

3. Kết bài

  • Gà trống rất có ích.
  • Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
  • Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.

Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 1)
Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 1)

Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 1)
Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 1)

Dàn ý bài văn: Tả con trâu

1. Mở bài:

Giới thiệu về con trâu mà em tả: Con trâu của gia đình em nuôi hay con trâu mà em có dịp nhìn thấy ngoài đồng.


2. Thân bài:

Tả về ngoại hình bên ngoài của con trâu:

  • Là một chú trâu đực có lớp da dày màu đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn
  • Nổi bật trên khuôn mặt con trâu là 2 cái sừng dài cong vút.
  • Hai lỗ tai to bè như cánh quạt lâu lâu lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt.
  • Đôi mắt của con trâu đen láy tròn xoe rất dễ thương
  • Miệng con trâu rất to và nó liên tục nhồm nhoàm nhai cỏ. Và con trâu nó không có hàm răng trên nên mỗi lần nó ăn cỏ là lại thè chiếc lưỡi to bè ra liếm lấy bụi cỏ tạo nên âm thanh bục bục
  • Hai lỗ mũi con trâu cũng to và liên tục thở phì phò phì phò
  • Bốn chân của con trâu cao và to gần bằng cột nhà
  • Phía sau là cái đuôi dài có dính một ít lông, và chiếc đuôi phẩy qua phẩy lại 2 bên mình liên tục để đuổi bầy ruồi.

Tả về hành động của con trâu

  • Là con trâu đực nên nó khá hung dữ, người lạ đến đụng vào người nó là quay đầu lại và khịt khịt mũi rất đáng sợ.
  • Đang gặm cỏ nhưng chốc chốc nó lại ngẩng đầu lên như đang quan sát có ai đến quấy rầy nó không.
  • Khi phát hiện có con trâu đực khác đi lại gần là nó gầm lên Ọ Ọ Ọ và giương cặp sừng lên cảnh báo không cho lại gần.
  • Mỗi ngày con trâu này giúp ích cho gia đình em rất nhiều, nó kéo xe chở đất, chở phân và cày ruộng rất khỏe.
  • Khi nào ba em đeo xe vào cho nó kéo là em leo lên ngồi trên lưng nó cảm giác rất tuyệt như đang cởi ngựa trong mấy bộ phim trên tivi
  • Vào thời gian gặt lúa mùa hè con trâu làm việc rất vất vả, nó liên tục phải chở lúa gặt ngoài đồng về cho nhà em rồi những nhà hàng xóm thuê. Nên vào buổi tối nó được ba em cho ăn rất nhiều và còn tắm cho nó nữa.

3. Kết bài:

Em rất yêu quý con trâu này, hàng ngày em đều đi với nó như một người bạn thân thiết. Và ba em cũng thường hay nói Con trâu là đầu cơ nghiệp nên cả nhà em rất quan tâm chăm sóc nó.

Dàn ý bài văn: Tả con trâu
Dàn ý bài văn: Tả con trâu

Dàn ý bài văn: Tả con trâu
Dàn ý bài văn: Tả con trâu

Dàn ý bài văn: Tả con khỉ

1. Mở bài:

  • Em đã được nhìn thấy những chú khỉ rất nhiều lần trên ti vi, trên báo và ảnh chụp,
  • Nhưng tuần trước, khi được nhà trường tổ chức cho đi dã ngoại ở vườn thú Thủ Lệ, em mới được dịp tận mắt quan sát những chú khỉ ngộ nghĩnh. Có một chú khỉ nhỏ xinh xắn ở gần bên ngoài nên em quan sát được rõ nhất.

2. Thân bài:

* Tả chi tiết về hình dáng của chú khỉ

  • Chú khỉ mà em quan sát được không phải là con khỉ to nhất đàn nhưng nó có có một vẻ rất đáng yêu.
  • Chú ta to gần bằng cái nồi cơm điện ở nhà em. Bộ lông màu vàng xám, rất mượt, phần lông ở bụng thì màu trắng hơi xám.
  • Đầu chú ta tròn, to bằng quả bưởi. Khuôn một chú ta nhìn hao hao giống khuôn mặt của con người,
  • Cái trán dô ra đằng trước, hai bên má có nhiều lông bờm xờm. Ánh mắt chúa ta nhìn mọi người rất bạo dạn mà không hề sợ hãi.
  • Hai tay của khỉ dài qua cả đầu gối. Mỗi bàn tay khỉ có năm ngón rất dài, nhìn gần giống bàn tay người, bàn tay có nhiều vết chai màu đen xám. Nó bám vào các cành cây và thành sắt trên chuồng để leo trèo dễ dàng, Khi cầm nắm thức ăn cũng rất chắc.
  • Hai chân khỉ ngắn hơn, mỗi bàn tay, bàn chân đều có móng dài và cứng
  • Mông khỉ màu đỏ, có lẽ vì thế mà nó được các nhà khoa học đột tên là loài Khỉ đít đỏ.
  • Cái đuôi của chú khỉ rất dài, lúc chạy nhảy thì đuôi duỗi ra mềm mại, Lúc ngồi thì cuộn lại.

* Tả hoạt động của con khỉ

  • Em quan sát thấy cả bầy khỉ rất náo nhiệt, chúng nô đùa với nhau rất vui vẻ và nhiệt tình. Chú khỉ em quan sát thấy thì không ngừng chuyền cành, đu dây và trèo ra lan can xin mọi người thức ăn.
  • Khi có người đưa thức ăn qua song sắt, chú ta thích chí và xòe tay ra cầm rất điệu nghệ, đưa lên mồm ăn ngon lành.

3. Kết bài:

  • Qua quan sát, em như hiểu rõ hơn về hình dáng, hoạt động và thói quen sinh hoạt của loài khỉ.
  • Em còn biết khỉ rất thông minh, khỉ còn biết làm xiếc đặc biệt biết làm bẫy cá và đi xe đạp.
  • Em sẽ luôn làm theo lời cô giáo dặn là phải tích cực bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Dàn ý bài văn: Tả con khỉ
Dàn ý bài văn: Tả con khỉ

Dàn ý bài văn: Tả con khỉ
Dàn ý bài văn: Tả con khỉ

Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 2)

1. Mở bài: Con lợn này mẹ em mua ngoài chợ về nuôi đã được gần ba tháng nay rồi. Mới ngày nào đó anh ta chỉ to bằng một trái dưa hấu thôi mà giờ đã gần trăm kí rồi đấy. Hay: Trong các loài vật có lẽ con lợn là loài vật ham ăn nhất, con lợn nhà mẹ mua về cách đây gần ba tháng từ một người quen ở xóm.

2. Thân bài:

a. Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con lợn.

  • Chú lợn mặc nguyên một bộ đồ màu trắng như cước, bộ lông chú cứng và dày để bảo vệ chú khỏi lạnh khi nằm dưới nền xi măng.
  • Chú có lỗ mũi to và dài nằm chễm chệ trên khuôn mặt. Thật hay với cái lỗ mũi dài ấy mỗi khi dụi vào máng ăn như là một ống hút khổng lồ. Chỉ loáng một cái trong máng chẳng còn gì nữa cả.
  • Hai cái tai của chú ta như hai cái quạt giấy vậy.
  • Đôi mắt thì híp lại như chỉ biết có thức ăn thôi ngoài ra chẳng còn thấy ai nữa cả.
  • Cái bụng phệ trông thật nặng nề.
  • Hai cái chân ngắn nhưng thật to để nâng thân hình vạm vỡ của chú.
  • Cái đuôi dài nhưng cong tít lại, chỉ ve vẩy vài cọng lông ngoài đuôi như cái quạt nhỏ được xòe ra.

b. Tả hoạt động của con lợn.

  • Mỗi khi mẹ em cho nó ăn xong, trông nó thật tội nghiệp khi phải khiêng cái bụng bệ vệ đi tìm chỗ ngủ.
  • Chú ta có dáng đi ì à ì ạch trông thật nặng nề và mệt mỏi, tới nơi nghỉ ngơi là chú ta nằm ịch xuống ngủ một giấc ngon lành chẳng cần suy nghĩ gì cả.
  • Đôi mắt của chú lúc ăn no nê rồi cứ đờ ra như người nghiện thuốc phiện trông thật buồn cười.
  • Hai cái tai thì quất qua quất lại như muốn cảm ơn mẹ đã cho ăn một bữa ngon lành.
  • Mỗi khi đi học về em thường chạy ngay ra vườn cắt rau cho chú ta ăn, nhìn em chú rất vui vẻ, hỉnh hỉnh cái mũi dài lên như vui mừng với em.

3. Kết bài: Chỉ còn một tháng nữa là mẹ xuất chuồng nên mẹ dặn mọi người trong nhà nên cho lợn ăn nhiều để được nặng ký. Hay: Đến một ngày không xa nữa thôi là em không còn được nhìn thấy con lợn này nữa, mẹ sẽ bán nó đi và thay vào đó là một cậu bé khác thay vào, rồi em lại có người bạn mới.

Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 2)
Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 2)

Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 2)
Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 2)

Dàn ý bài văn: Tả con voi

1. Mở bài: Giới thiệu con voi ở trong vườn thú. Cuối tuần vừa rồi em đã được bố mẹ cho đến chơi vườn bách thú. Tại đây có rất nhiều loài động vật khác nhau nhưng trong số đó em có ấn tượng nhất với con voi.

2. Thân bài:

a. Tả hình dáng

  • Con voi được nhốt trong chuồng như thế nào: cái chuồng của voi khá lớn. Ở đó được thiết kế để trông giống như một khu rừng tự nhiên, có cây cỏ, có hồ nước.
  • Tả hình dáng, kích thước của con voi. Con voi to lớn như thế nào, cái vòi của voi to như con đỉa khổng lồ, 4 cái chân như 4 cái cột đình, cái đuôi phe phẩy, hai cái tai như hai cái quạt,… Con voi có nước da màu bùn đất.
  • Con voi trưởng thành có 2 cái ngà màu trắng rất dài, nhọn và cứng.
  • Da của voi hơi nhăn nheo chứ không được mềm mịn.
  • Voi đi lại tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại đầy dũng mãnh.
  • Cái vòi của voi rất cứng cáp. Nhờ có cái vòi này mà chúng có thể làm được rất nhiều việc khác nhau. Vòi voi cũng có thể được xem như một vũ khí lợi hại của voi.
  • Đôi mắt của voi to và tròn.

b. Tả hoạt động

  • Những bước đi của voi tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại rất vững chắc.
  • Cái vòi đưa qua đưa lại. Nhờ cái vòi này mà voi có thể làm được rất nhiều việc khác nhau như uống nước, lấy thức ăn hay vẫy chào mọi người.
  • Những con voi ở trong rạp xiếc còn biết làm một số trò như đi xe đạp, ném bóng,…
  • Con voi phải ăn rất nhiều để đủ nuôi được thân hình to lớn của nó. Tuy nhiên thức ăn của voi chỉ là các loại rau, củ, quả hay các loại cỏ.
  • Voi thường hút nước bằng chiếc vòi của mình sau đó lại phun chúng lên người.
  • Voi tiến lại gần vẫy chào và bắt tay những người đang xem chúng.

3. Thân bài:

Phát biểu cảm nghĩ của em về con voi. Em yêu quý con voi như thế nào

Dàn ý bài văn: Tả con voi
Dàn ý bài văn: Tả con voi

Dàn ý bài văn: Tả con voi
Dàn ý bài văn: Tả con voi

Dàn ý bài văn: Tả con gà mái

1. Mở bài:

  • Con gà này em thấy ở đâu? (Nhà em nuôi, của nhà hàng xóm, đi chơi nhìn thấy,…).
  • Độ lớn của nó? (Bao nhiêu tháng tuổi?)

2. Thân bài:

Tả bao quát:

  • Nhìn con gà với độ tuổi ấy hãy so sánh với hình ảnh nào đó (như cô thiếu nữ mới lớn rất điệu đà).
  • Nó nặng khoảng:…
  • Màu lông: Bộ lông màu nâu mượt mà.

Tả đến chi tiết:

  • Đầu: tròn, có mào.
  • Mỏ: màu nâu vàng, cứng, hơi khoằm.
  • Đôi mắt: nhỏ xíu, tròn như hạt đỗ.
  • Cánh úp sát vào thân.
  • Chân, ngón chân, móng,…

Hoạt động của con gà:

  • Khi tìm thức ăn: lấy chân bới đất tìm giun, khi ăn hay kêu “tục tục” như mời bạn trước khi thưởng thức.
  • Khi đẻ trứng: kêu to “cục ta… cục tác…” báo hiệu cho em đến lấy trứng
  • Các hoạt động khác cùng đàn gà.

3. Kết bài:

  • Nêu tình cảm của em đối với con gà.
  • Nêu lợi ích của con gà đối với bản thân em hoặc đối với mọi người.

Dàn ý bài văn: Tả con gà mái
Dàn ý bài văn: Tả con gà mái

Dàn ý bài văn: Tả con gà mái
Dàn ý bài văn: Tả con gà mái

Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 1)

1. Mở bài:

Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng hôm nay lại xuất hiện con chó lai này đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ.

Hay: Mỗi khi đi học về mọi mệt mỏi, nóng nực trong người được tan biến đi đó là nhờ con chó Mực – người bạn thân thiết nhất của em.

2. Thân bài:

a. Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.

  • Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ nó đã cao lớn rồi.
  • Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.
  • Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam.
  • Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
  • Đôi mắt to màu nâu sẫm.
  • Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
  • Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi màu hồng hay lè ra ngoài.

b. Tả hoạt động của con chó.

  • Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm liền.
  • Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì ch ngoáy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
  • Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhỏ nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.

3. Kết bài: Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em.

Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 1)
Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 1)

Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 1)
Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 1)

Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 2)

1. Mở bài: giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?)

Có thể giới thiệu một con chó mà em trông thấy (trông thấy ở đâu? Do ai nuôi?)

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)
  • Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?

b. Tả chi tiết:

  • Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất. Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
  • Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?
  • Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
  • Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
  • Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)

c. Hoạt động của chó:

  • Canh giữ nhà.
  • Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
  • Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...

d. Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.

3. Kết luận:

  • Nêu ích lợi của việc nuôi chó.
  • Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.

Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 2)
Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 2)

Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 2)
Dàn ý bài văn: Tả con chó (bài số 2)

Dàn ý bài văn: Tả con gà con

1. Mở bài:

Những chú gà con mẹ mới mua ở chợ về để làm giống. Những chú gà bé xíu, xinh xắn nằm trong lòng bàn tay của mẹ.

Hay: Nhà em mới được bà ngoại cho 5 chú gà con xinh xắn, những chú gà này mới được 3 tuần tuổi.

2. Thân bài:

a. Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con gà con.

  • Nhìn tổng quát những con gà con cũng như những em bé, nhỏ bé, đáng yêu và thơ ngây.
  • Toàn thân những chú gà con được phủ một lớp lông tơ vàng nhạt, cảm giác mềm mượt.
  • Cái đầu tròn nhỏ xíu, được nổi bật giữa đàn bởi cái mào hồng hào.
  • Cái mỏ nhỏ xinh bằng hai chiếc vỏ trấu.
  • Đôi mắt tròn như hai hạt cườm lấp lánh.
  • Cổ của những con gà con còn ngắn và lúc nào cũng tỏ vẻ rụt rè.
  • Đôi chân màu vàng nhỏ như những chiếc tăm, yếu ớt và cần được nâng niu.

b. Tả hoạt động của con gà.

  • Lúc nào em thức dậy cũng đã thấy những chú gà con tỉnh dậy và chiêm chiếp đòi ăn.
  • Những con gà con bị tách mẹ thường đi theo những cô gà mái khác trong bầy, chắc chúng nhớ mẹ lắm.
  • Những chú gà con ngoài thức ăn riêng được mẹ em mua cho, vẫn thường xuyên đi theo học bới đất, tìm giun như các anh chị gà lớn khác.
  • Những chú gà con rất ngoan, được các anh chị bảo vệ trước kẻ thù.

3. Kết bài:

Em yêu những con gà con của nhà em không chỉ bởi sự xinh xắn mà sau này lớn lên, mỗi em sẽ có thêm những lợi ích khác cho gia đình em.

Dàn ý bài văn: Tả con gà con
Dàn ý bài văn: Tả con gà con

Dàn ý bài văn: Tả con gà con
Dàn ý bài văn: Tả con gà con

Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 1)

1. Mở bài: giới thiệu con vật mà em yêu thích

Ví dụ: Hè vừa rồi em được ba mẹ cho về quê ngoại chơi. Nhà ngoại em ở dưới quê, ở quê rất vui và thú vị. nhà ngoại em trồng rất nhiều loại trái cây, nào bưởi, xoài, mận, ổi, cam,… Nhà ngoại em còn nuôi rất nhiều con vật như: chó, heo, gà, vịt,…. Một con vật mà em rất thích đó là con heo, con heo rất dễ thương.

2. Thân bài: tả con vật mà em yêu thích

a. Tả hình dáng con vật mà em yêu thích:

  • Con heo nhà ngoại em thân hình ủn ỉn, mũm mỉm rất dễ thương
  • Con heo có lông dày, lông của nó màu trắng và cứng
  • Heo có hai tai, hai lỗ tai rất to
  • Con heo có cái mũi rất to
  • Miệng của con heo rất rộng
  • Con heo có bốn cái chân, mỗi cái chân của nó ngắn nhưng rất to
  • Thân hình con heo dài
  • Nó có cái đuôi ngắn cũn nhưng rất dễ thương

b. Tả hoạt động của con heo

  • Con heo ăn cám
  • Con heo ăn bằng cách liếm
  • Con heo hay kêu ủn ỉn ủn ỉn
  • Heo đi rất dễ thương, giống như rất khó khăn
  • Con lúc nào cũng ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn

c. Tả tính nết con heo

  • Heo thích ăn cám
  • Con heo thích ăn và ngủ
  • Con heo rất lười biếng
  • Con heo thích ngửi ngửi mỗi khi ai lại gần

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con vật mà em yêu thích

Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 1)
Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 1)

Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 1)
Dàn ý bài văn: Tả con lợn (bài số 1)

Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 2)

1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)

2. Thân bài:

a. Tả bao quát hình dáng chú gà trống:

• Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.

• Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.

b. Tả chi tiết:

  • Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.
  • ầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
  • - Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.
  • - Mình gà: lẳn, chắc nịch.
  • - Đùi gà: to, tròn mập mạp.
  • - Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.
  • - Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.

c. Hoạt động của chú gà;

Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.

d. Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.

3. Kết luận:

  • Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)
  • Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)

Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 2)
Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 2)

Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 2)
Dàn ý bài văn: Tả con gà trống (bài số 2)

Đăng ngày 17/07/2024, 19 lượt xem