Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 6
I. Tác giả, tác phẩm
1. Về thể loại
Văn bản Quan Âm Thị Kính thuộc thể loại chèo. Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
2. Xuất xứ
Văn bản Quan Âm Thị Kính là kịch bản của một vở chèo. Tuy chỉ là kịch bản nhưng Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, đặc biệt là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ xưa,…
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Đọc kĩ phần tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.
Câu 2:
Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ khó.
Câu 3:
* Trích đoạn Nỗi oan hại chồng gồm có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Cả 5 nhân vật này đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch, trong đó, Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo.
* Loại vai của các nhân vật:
Thị Kính là nhân vật nữ chính, đại diện tiêu biểu cho người dân thường, đặc biệt là đại diện cho thân phận của người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt và bất hạnh trong xã hội cũ.
Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác (mụ ác và nữ chính là hai nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo), đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.
Câu 4:
* Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, tuy không gân gũi và phổ biến với nhân dân như cảnh “chồng cày, vợ cấy” nhưng cũng là ước mơ về hạnh phúc gia đình của người dân.
* Qua lời nói và cử chỉ của nhân vật Thị Kính, em thấy Thị Kính là một người phụ nữ rất dịu dàng, hết mực yêu thương chồng. Khi chồng ngủ, dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng; thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng thì băn khoăn, lo lắng về sự dị hình chẳng lành.
=> Suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện tình cảm nồng nàn và chân thực của một người phụ nữ yêu chồng.
Câu 5:
* Hành động của Sùng bà với Thị Kính rất tàn nhẫn, thô bạo: “dúi đầu Thị Kính xuống”, “bắt Thị Kính ngửa mặt lên”, “không cho Thị Kính phân bua”, “dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống”, “nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình”.
* Ngôn ngữ của Sùng bà thì toàn những lời nói đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà với Thị Kính không phải là cách mắng chửi của một người bà mẹ chồng với cô con dâu của mình. Và có vẻ như mụ muốn đuổi Thị Kính vì lí do khác hơn là lí do giết chồng.
Giống nhà bà đây giống phượng giống công – Tuồng bay mèo mả gà đồng
Nhà bà đây cao môn lệch tộc – Mày là con nhà cua ốc.
Trứng rồng lại nở ra rồng – Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
=> Sùng bà là một con người độc ác, tàn nhẫn. Sử dụng những lời lẽ đay nghiến, miệt thị phũ phàng để phân biệt cao thấp, phân biệt sự sang hèn giữa vị thế gia đình bà và gia đình Thị Kính. Nội dung những lời lẽ đó đã vượt khỏi quan hệ gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Từ đó, cho thấy quan niệm về giai cấp vẫn bám rễ trong hôn nhân phong kiến sâu sắc.
Câu 6:
* Trong đoạn trích, có 5 lần Thị Kính kêu oan, trong đó có 4 lần kêu oan là hướng về mẹ chồng và chồng:
Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi!
Oan cho con lắm mẹ ơi!
Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
Bốn lần kêu oan này đều vô ích bởi chồng thì nhu nhược, mẹ chồng thì cay nghiệt nên càng kêu, nỗi oan ức của Thị Kính lại càng đầy.
Và đến lần thứ 5, lần kêu oan cuối cùng, Thị Kính kêu oan với Mãng ông (cha đẻ của nàng). Lần này, Thị Kính mới nhận được sự thông cảm. Nhưng đó lại là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Cuối cùng thì nỗi oan của nàng vẫn không được giải, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
Câu 7:
* Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn dựa lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra thì bắt ông sang dắt con về khiến cho cha con Mãng ông nhục nhã. Hơn thế nữa, còn thể hiện bằng những hành động vũ phu đối với cha con họ.
* Xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ Mãng ông bị Sùng ông dúi ngã, Thị Kính chạy lại đỡ cha, hai cha con ôm nhau than khóc, Thị Kính bị đẩy lên tột cùng nỗi đau: oan ức, tan vỡ gia đình mà còn bị liên lụy cha bị khinh bỉ, bị hành hạ.
Câu 8:
* Qua cử chỉ, ngôn ngữ, có thể thấy, tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:
Lưu luyến, đau khổ khi phải xa chồng, phải chịu oan ức.
Ngậm ngùi, xót xa cho thân phận hẩm hiu, số phận bất hạnh của mình.
* Việc Thị Kính “trá hình nam tử bước đi tu hành” để giải thoát đau khổ có 2 ý nghĩa gần như là đối lập nhau:
Phải tiếp tục sống ở đời mới mong có thể tỏ rõ được con người đoan chính => ý nghĩa tích cực.
Cho rằng số kiếp mình khổ nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt => ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Đây hoàn toàn không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ vì người phụ nữ này chưa đủ bản lĩnh để vượt lên hoàn cảnh, chỉ biết cam chịu bằng sự chịu đựng nhẫn nhục. Có thể nói, Thị Kính có đấu tranh nhưng sự đấu tranh của nàng chỉ dừng lại ở những lời than trách số phận và ước muốn “nhật nguyệt sáng soi” mà thôi.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.
Trả lời:
Vào một buổi tối, Thiện Sĩ đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi may vá bên cạnh rồi quạt cho chồng. Trong lúc đó, nàng đã phát hiện ra dưới cằm chồng có cái râu mọc ngược. Nàng nghĩ đây là điềm chẳng lành, nên đã cầm dao khâu định xén nó đi. Chưa kịp xén thì Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy và hô hoán lên. Sùng ông và Sùng bà vốn không ưa Thị Kính nên đã đay nghiến, mắng nhiếc và đổ cho Thị Kính tội giết chồng. Mặc cho Thị Kính một mặt kêu oan, van xin nhưng Sùng ông và Sùng bà đã gọi Mãng ông (bố Thị Kính) sang và làm cho hai cha con phải nhục nhã, khổ sở. Quá đau khổ vì uất ức, Thị Kính lạy cha mẹ rồi giả trai, chọn kiếp tu hành, nương nhờ ở cửa Phật.
Câu 2. Thảo luận ở lớp: Nêu chủ đề của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”. Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?
Trả lời:
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, nghiệt ngã của người phụ nữ đối lập giai cấp:
- Mở đầu trích đoạn là khung cảnh gia đình ấm cúng, lời nói và cử chỉ của Thị Kính làm bật lên hình ảnh người phụ nữ
- Thị Kính rời khỏi nhà Sùng bà trong mối đau khổ và bất lực, tan vỡ hạnh phúc.
- Thị Kính giả trai đi tu, vừa để tự thanh minh vừa để thoát tục
Thành ngữ “oan Thị Kính" để nói về nỗi oan khiên không thể giãi bày, thanh minh.
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 6
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 2
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Thể loại
Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
2. Tác phẩm
Văn bản Quan Âm Thị Kính là phần lời (kịch bản) của một vở chèo – một loại hình văn nghệ dân gian kết hợp nhiều hình thức như hát, múa, diễn tích, kể chuyện,… được trình bày trên sân khấu (còn gọi là chiếu chèo).
Tuy chỉ là kịch bản sân khấu nhưng Quan Âm Thị Kính (và trích đoạn Nỗi oan hại chồng) cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ,…
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
Trả lời câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.
Trả lời:
Tóm tắt:
Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm.
Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
Trả lời câu 2 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đọc kĩ đoạn trích Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó.
Trả lời câu 3 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?
Lời giải chi tiết:
- Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
- Tất cả các nhân vật trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch. Nhưng có hai nhân vật chính thể hiện xung đột là Sùng bà và Thị Kính. Sùng bà thuộc loại nhân vật “mụ ác”, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến; Thị Kính thuộc loại nhân vật “nữ chính”, đại diện cho phụ nữ lao động, người dân thường.
Trả lời câu 4 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Lời giải chi tiết:
- Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, tuy không gần gũi và phổ biến với nhân dân như cảnh “thiếp nón, chàng tơi”, “chồng cày, vợ cấy” nhưng cũng là ước mơ về hạnh phúc gia đình của nhân dân.
- Qua lời và cử chỉ của Thị Kính, ta thấy Thị Kính rất ân cần, dịu dàng với chồng: khi chồng ngủ, dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng; thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng thì băn khoăn lo lắng về sự dị hình chẳng lành.
⟶ Thị Kính là người vợ thương chồng. Tình cảm đối với chồng rất chân thật, tự nhiên.
Trả lời câu 5 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính.
Lời giải chi tiết:
- Hành động Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo: “dúi đầu Thị Kính xuống”, “bắt Thị Kính ngửa mặt lên”, “không cho Thị Kính phân bua”, “dúi tay đẩy Thị Kính khụy xuống”.
- Ngôn ngữ của Sùng bà toàn những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả. Dường như mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại thêm một tội. Mụ trút cho Thị Kính đủ tội, không cần hỏi rõ sự tình, không cần biết phải trái. Mụ muốn đuổi Thị Kính vì lí do khác hơn lí do giết chồng. Cụ thể:
+ Giống nhà bà đây giống phượng giống công - Tuồng bay mèo mả gà đồng.
+ Nhà bà đây cao môn lệnh tộc - Mày là con nhà cua ốc.
+ Trứng rồng lại nở ra rồng - Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
⟶ Lời lẽ là vốn từ ngữ để phân biệt chuyện “thấp - cao” của mụ thật giàu có. Lúc này không phải là quan hệ mẹ chồng - nàng dâu nữa mà là quan hệ giai cấp. Lời lẽ của mụ qua các làn điệu hát sắp, nói lệch, múa hát sắp chợt càng bộc lộ thái độ trấn áp tàn nhẫn phũ phàng, giọng khinh thị người nghèo. Mâu thuẫn giai cấp trong vấn đề hôn nhân phong kiến rất sâu sắc.
Sùng bà là một trò trong một lớp nhưng rất tiêu biểu cho một loạt vai trong chèo cổ: Vai mụ ác (hợm của, khoe dòng giống...) Mụ là kẻ tạo ra “luật” và “lệ” trong gia đình.
Trả lời câu 6 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trong đoạn trích, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
Lời giải chi tiết:
Trong trích đoạn, năm lần Thị Kính kêu oan. Trong đó có bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng:
- Giời ơi Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ
- Oan cho con lắm mẹ ơi!
- Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
- Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
Bốn lần kêu oan trên đều vô ích. Chồng nhu nhược, mẹ chồng cay nghiệt nên càng kêu, nỗi oan của nàng càng đầy.
Lần kêu oan thứ năm, lần cuối là kêu với Mãng ông (cha đẻ). Thị Kính mới nhận được sự thông cảm. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Cuối cùng nỗi oan không được giải và Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
Trả lời câu 7 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thế hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm một điều tàn ác là: dựng lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra bắt ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã. Hơn thế, còn thể hiện bằng những hành động vũ phu với cha con họ.
- Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất. Trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con lẻ loi. Thị Kính thì bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: gia đình chồng nghi oan, hạnh phúc tan vỡ, cha bị hành hạ, khinh bỉ. Cảnh cha con ôm nhau khóc là sự oan khuất mà bất lực. Sự bố trí dồn dập, xô đẩy, kéo dài những tình tiết kịch của sân khấu đây mang nhiều ý nghĩa.
Trả lời câu 8 (trang 120 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khố trong xã hội cũ không?
Lời giải chi tiết:
Qua cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà: đau đớn vì bằng chứng của tình thủy chung bây giờ là dấu vết của sự thất tiết. Thị Kính đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời, không biết sẽ về đâu.
Việc Thị Kính “trá hình nam tử đi tu hành” có ý nghĩa là giải thoát. Con đường giải thoát có hai mặt:
- Tích cực: muốn sổng ở đời để tỏ rõ con người đoan chính.
- Tiêu cực: cho rằng mình khổ do số kiếp, tìm cửa Phật để tu tâm.
Đây không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ vì người phụ nữ này chưa đủ bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh, cam chịu bằng sự chịu đựng nhẫn nhục. Thị Kính có đấu tranh nhưng mới chỉ dừng ở những lời trách móc số phận và ước muốn “nhật nguyệt sáng soi”.
LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.
Vào một buổi tối, Thiện Sĩ đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi may vá bên cạnh rồi quạt cho chồng. Trong lúc đó, nàng đã phát hiện ra dưới cằm chồng có cái râu mọc ngược. Nàng nghĩ đây là điềm chẳng lành, nên đã cầm dao khâu định xén nó đi. Chưa kịp xén thì Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy và hô hoán lên. Sùng ông và Sùng bà vốn không ưa Thị Kính nên đã đay nghiến, mắng nhiếc và đổ cho Thị Kính tội giết chồng. Mặc cho Thị Kính một mặt kêu oan, van xin nhưng Sùng ông và Sùng bà đã gọi Mãng ông (bố Thị Kính) sang và làm cho hai cha con phải nhục nhã, khổ sở. Quá đau khổ vì uất ức, Thị Kính lạy cha mẹ rồi giả trai, chọn kiếp tu hành, nương nhờ ở cửa Phật.
Trả lời câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Thảo luận ở lớp: Nêu chủ đề của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”. Em hiểu thế' nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?
Chủ đề của đoạn trích nỗi oan hại chồng: đoạn trích thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của Thị Kính và những nỗi oan, bế tắc của nàng cũng như của không ít người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó phản ánh những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. Thành ngữ “Oan Thị Kính” đã được phổ biến rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân lao động. Mọi người dùng thành ngữ này để nói lên những nỗi oan khuất quá mức, cùng cực không thể nào giải toả được của con người nói chung.
Nội dung chính
Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng, học sinh nhận ra được những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm: lời bênh vực cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lời đồng cảm với tình cảnh bất hạnh của học đồng thời tác phẩm gay gắt phê phán xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào cảnh ngộ oan khuất, bi thảm.
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 2
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Thể loại chèo
Chèo: loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn được gọi là chèo sân đình. Nó được này sinh và phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ
Tích truyện được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm. Nó đề cao đạo đức, tài năng của con người, thông cảm với số phận nhân vật kịch, châm biếm, đả kích trực tiếp những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến.
Nhân vật truyền thống: thư sinh nho nhã, nữ chính đức hạnh, nết na; nữ lệch lẳng lơ, mụ ác tàn nhẫn, độc địa; hề chèo...
Nhân vật chèo khi bước ra sân khấu phải tự xưng danh rồi mới bước vào diễn tích. Tính chất ước lệ và cách điệu của chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật hóa trang, hát, múa của các nhân vật.
2. Vở chèo Quan Âm Thị Kính
Được lấy tích từ truyện cổ tích Quan Âm Thị Kính
Nội dung vở chèo: Có thể chia làm 3 phần
Phần 1: Án giết chồng
Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bât giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.
Phần 2: Án hoang thai
Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tỉnh lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.
Phần 3: Oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen
Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng
Đoạn trích Nỗi oan hại chồng là phần 1 của vở chèo
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 kỳ 2
Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính
Bài làm:
Nội dung vở chèo: Có thể chia làm 3 phần
Phần 1: Án giết chồng
Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bât giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.
Phần 2: Án hoang thai
Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tỉnh lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.
Phần 3: Oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen
Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
Câu 2: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó
Bài làm:
Đọc trong sách giáo khoa
Câu 3: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?
Bài làm:
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng Bà và Mãng ông
Những nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng Bà và Thị Kính, một bên thì một mực buộc tội, một bên thì cố gắng minh oan.
Các nhân vật thuộc:
Sùng bà: loại nhân vật mụ ác, tàn nhẫn độc địa; là đại diện cho tầng lớp thống trị, địa chủ và những lễ giáo phong kiến hà khắc.
Thị Kính: loại nhân vật nữ chính đức hạnh, nết na; là đại diện cho tầng lớp bị trị, người dân thường, đặc biệt là những người phụ nữ vốn là những con người chịu nhiều bất công thua thiệt trong xã hội đương thời.
Câu 4: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Bài làm:
Khung cảnh hiện lên ở đầu đoạn trích là buổi đêm yên tĩnh, Thiện Sĩ ngồi học mệt mỏi nên muốn nằm trên tràng kỉ nghỉ ngơi. Thị Kính thì dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ rồi tranh thủ khâu.
Lời nói "Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc/ Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta" và việc dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ giữa đêm hè nóng bức cho chúng ta hiểu Thị Kính là một người vợ hiền, yêu thương chồng. Khun cảnh ây cũng dựng nên một bầu không khí gia đình hòa thuận, đầm ấm với người chồng dốc sức tạo dựng sự nghiệp, ngày đêm dùi mài kinh sử và người vợ hiền thục, nữ công gia chánh luôn kề cận bên chồng.
Nhìn chồng thiu thiu ngủ, Thị Kính thấy sợi râu mọc ngược trên mặt chồng nên toan cầm dao khâu xén đi. Hành động vô tình ấy của nàng lại chính là nguyên nhân khiến nàng phải chịu nỗi oan khiên có âm mư giết chồng.
Câu 5: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính?
Bài làm:
Những hành động và ngôn ngữ của Sùng bà với Thị Kính
Hành động:
Dúi đầu Thị Kính xuống đất
Dúi tay Thị Kính ngã khuỵu xuống
Đuổi Thị Kính về nhà với ông Mãng
Ngôn ngữ:
Con mặt sứa gan lim
Bay là mèo mả gà đồng lẳng lơ
Câm đi!
Trên dâu dưới Bộc hẹn hò
Chém bổ băm vẩm xích mặt
Phi mặt gái trơ như mặt thớt
Ngựa bất kham, đồng nát, gái nỏ mồm
Liu điu, con nhà cua ốc
Đồ sát chồng
Nhận xét: Sùng bà đã sử dụng những từ ngữ cay nghiệt và hành động dứt khoát để sỉ nhục và buộc tội Thị Kính, không chỉ tội mưu sát chồng, mà còn cả tội lẳng lơ, trai gái, không đứng đắn. Người phụ nữ tội nghiệp ấy không được lên tiếng để buộc tội cho chính mình vì bị gạt phắt đi bởi lời khẳng định chắc chắn của Sùng bà.
Câu 6: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
Bài làm:
Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan năm lần:
3 lần kêu oan với Sùng bà: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!; Oan cho con lắm mẹ ơi! Chàng học khuya mỏi mệt, Con thấy râu mọc ngược dưới cằm...; Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
Một lần kêu oan với Thiện Sĩ (chồng): Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
Một lần kêu oan với Mãng ông (Cha): Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
Những lần kêu oan của Thị Kính với Sùng ông, Sùng bà và Thiện Sĩ hoàn toàn không nhận được sự cảm thông mà là sự buộc tội, lạnh lùng của những con người ấy. Sùng bà không để Thị Kính nói lời giải thích, không để nàng giãi bày nỗi oan khiên. Thậm chí, chồng nàng là Thiện Sĩ, người đầu ấp tay gối, suốt ngày ở bên cạnh cũng không hề tin tưởng và nhân cách, đức hạnh của nàng. Hắn không hề lên tiếng bênh vực cũng không hề hỏi vợ sự tình là thế nào mà nghe theo lời mẹ, buộc tội Thị Kính, ngầm đồng ý để Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ
Lời kêu oan của Thị Kính với cha mới nhận được sự cảm thông, thấu hiểu. Mãng ông là người đã sinh ra và nuôi dạy Thị Kính nên ông biết rõ con gái mình là người đức hạnh, nết na. Ông thương con nhưng không biết kêu oan cho con thế nào. Ông chỉ có thể đưa Thị Kính về nhà để "cha liệu cho con"
Câu 7: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch chính trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? VÌ sao?
Bài làm:
Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà đã gọi Mãng ông sang để hạ nhục bằng những câu nói mỉa mai "Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!", "Ông vẫn khoe con ông nữ tắc nữ công nhỉ?", "Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!" rồi liên tục chửi và đuổi hai cha con ra khỏi nhà "Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bào", "...bớt cái mồm mà khoe khoang...","Về đi!". Đặc biệt, Sùng ông còn cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cái dúi ngã Mãng ông rồi quay đầu bỏ vào nhà.
Xung đột kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm qua hình ảnh Thị Kính chạy lại đỡ cha rồi Hai cha con ôm nhau than khóc. Hình ảnh nức nở, bất lực của hai cha con Thị Kính trước những lời nói nhục mạ, những hành động không tôn trọng của Sùng ông, Sùng bà chính là số phận của những người dân lao động nghèo thấp cổ bé họng, bị áp bức trong xã hội phong kiến xưa trước tầng lớp thống trị tàn nhẫn, độc ác.
Câu 8: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?
Bài làm:
Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã quay vào nhà "nhìn từ cái kỉ sách, thúng khâu rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay" . Hành động ây của nàng cho ta thấy một sự lưu luyến với mối duyên vợ chồng này, bởi đây là nơi nàng đã sống và từng có quãng thời gian hạnh phúc, yên ấm "bấy lâu sắt cầm tịnh hảo" bên Thiện Sĩ. Nhưng hành động bóp chặt cái áo trong tay là sự bàng hoàng, uất ức cũng là sự cam chịu trước số phận hẩm hiu, bi thảm của mình khi phải xa chồng còn mang án oan suốt đời không thể rửa sạch, án giết chồng.
Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" là cách nàng đoạn tuyệt với quá khứ, với những sân si, ganh đua, toan tính của đời; cũng là cách nương nhờ cửa Phật, mong muốn Phật tổ minh chứng cho tấm lòng và nhân cách của mình.
Thế nhưng, nương nhờ cửa Phật cũng không giúp nàng thoát khỏi nỗi khổ đau trong xã hội cũ, bởi thời gian ở chùa, nàng lại phải mang trên mình án oan thai để rồi bị đuổi khỏi cổng chùa, nhẫn nhục xin sữa nuôi con của Thị Mầu
Luyện tập
Bài tập 1: trang 121 sgk Ngữ Văn tập 2
Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn Nỗi oan hại chồng
Bài làm:
Thiện Sĩ học đêm mệt nên nằm trên tràng kỉ thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi khâu, thấy trên cằm chồng có sợi râu mọc ngược nên dùng dao khâu định xén đi thì Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy, hô hoán lên. Sùng ông, Sùng bà hốt hoảng chạy vào. Sùng bà dùng lời lẽ cay độc để hạ nhục, đổ cho Thị Kính tội giết chồng và đuổi nàng về nhà bố đẻ.
Bài tập 2: trang 121 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Thảo luận ở lớp: Nêu chủ đề của trích đoạn Nỗi oan hại chồng. Em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính"?
Bài làm:
Chủ đề của đoạn trích: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đây là một chủ đề khá quen thuộc trong văn học trung đại. Bởi lẽ đây là thời kì phong kiến, tức là thời kì mà mọi quyền lực trong gia đình, xã hội nằm trong tay của người đàn ông. Người ta hay gọi chế độ phong kiến là chế độ nam quyền độc đoán, chế độ trọng nam khinh nữ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người phụ nữ là những người không có tiếng nói trong gia đình, trong xã hội. Tiếng nói của họ bị coi rẻ, giá trị của họ bị phủ nhận, nhân cách của họ bị chà đạp. Đau đớn hơn nữa, người phụ nữ còn phải hứng chịu một cái nhìn hà khắc với những quy tắc, khuôn mẫu ngặt nghèo, khắt khe của xã hội: tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Nếu chỉ thiếu một trong những thứ ấy, hoặc chỉ làm sai một việc nhỏ, người phụ nữ cũng sẽ bị hành hạ, đay nghiến, xúc phạm.
Câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để chỉ những nỗi oan khiên không thể thanh minh, khiến cho người đó rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, không có lối thoát.
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 4
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 3
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Đọc kĩ phần tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính.
Câu 2. Đọc kĩ phần trích và các chú thích.
Câu 3. Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà và Mãng ông.
Hai nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng bà và Thị Kính.
Sùng bà thuộc loại vai “mụ ác” trong chèo, ở đây mụ đại diện cho lớp người giàu sang, nhiều quyền thế thuộc một gia đình “cao môn lệnh tộc” có địa vị cao trong xã hội phong kiến.
Thị Kính thuộc loại vai “nữ chính” trong chèo. Thị Kính đại diện cho lớp người nghèo, xuất thân trong một gia đình nông dân bình thường, chẳng có địa vị gì trong xã hội phong kiến, thường phải mò cua bắt ốc để kiếm sống.
Câu 4. Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh người vợ yêu thương chăm sóc chồng. Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ta thấy đây là một con người đoan trang, đúng mực, biết lo cho chồng.
Câu 5. Hành động và ngôn ngữ của Sùng bà: Hốt hoảng chạy ra - khi nghe Thiện Sĩ nói về câu chuyện thực hư chưa tường thì Sùng bà đã sỉ vả Thị Kính: “Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?”.
Sau đó mụ luôn cao giọng kể về dòng giống cao sang của mình: “Giống nhà bà đây giống phượng giống công”.
“Trứng rồng lại nở ra rồng”.
“Nhà bà đây cao môn lệnh tộc”.
Và mụ ta luôn tỏ vẻ khinh miệt Thị Kính, coi nàng là dòng dõi rắn “liu diu” là “phường mèo mả gà đồng”, thực thất chỉ vì nàng là “con nhà cua ốc”, tức là xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó.
Trên cơ sở khinh miệt người nghèo khó đó, mụ ta không thèm nghe lời phân tích của Thị Kính và càng mắng nhiếc, càng thắt chặt tội cho nàng:
Này con kia! Mày có trót say hoa đắm nguyệt
Đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò...
Mày cứ thú với bà, bà cũng thứ đi cho.
Can chi phải dụng tình bất trắc.
Mụ bắt Thị Kính ngửa mặt lên mà rủa xả làm nhục nàng:
“Ôi chao ơi là mặt!
Chém bổ băm vàm xả xích mặt!
... Phi mặt gái trơ như mặt thớt”
Rồi mụ bắt Sùng ông đi gọi Mãng ông là cha của Thị Kính tới để nhận con về, kiên quyết không nhận nàng làm con dâu nhà họ Sùng nữa.
Qua hành động và ngôn ngữ của Sùng bà ta thấy mụ ta đúng là con người độc ác, luôn cậy mình là giàu sang, khinh bỉ người nghèo khó và xét xử sự việc một cách hồ đồ.
Câu 6. Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan sáu lần:
- Lạy cha, lạy mẹ! Cho con xin trình cha mẹ...
- Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!
- Oan cho con lắm mẹ ơi!
Chàng học khuya mỏi mệt.
Con thấy râu mọc ngược dưới cằm...
- Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
- Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
- Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
Nàng đã kêu oan với cha mẹ chồng, với chồng, với cha đẻ, nhưng chỉ khi nói với cha đẻ (Mãng ông) nàng mới nhận được sự cảm thông. Tuy nhiên, cha nàng là người hiền lành, nghèo khó, không sao đối đáp nổi với mụ sui gia chanh chua, độc ác, không sao bênh vực được nàng, đành chỉ đau đớn và bất lực khuyên con theo mình về nhà rồi mọi chuyên sẽ tính sau.
Câu 7. Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà đã đẩy ngã Thị Kính, Sùng ông thì mỉa mai, châm chọc Mãng ông:
"... Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo. Từ giờ trở đi, ông hãy bớt cái mồm mà khoe khoang, nữ tắc với chả nữ công, về đi!”
Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào. Đó là điều tàn ác. Xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ Sùng ông đẩy ngã Mãng ông một cách tàn nhẫn và hai cha con Thị Kính chỉ còn biết ôm nhau khóc. Hành động của Sùng ông đã bộc lộ rõ nhất sự cách biệt và đối lập giữa hai gia đình họ Sùng, họ Mãng và cũng bộc lộ rõ nhất sự nhẫn tâm của gia đình họ Sùng.
Câu 8. Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã khẩn khoản kêu oan với mọi người trong nhà họ Sùng nhưng đều vô hiệu. Nàng thực sự là người đoan chính nên vô cùng đau đớn tủi hổ trước lời buộc tội giết chồng. Nàng thực sự yêu thương chồng nên vô cùng đau xót trước cảnh tình vợ chồng phải lìa tan. Việc Thị Kính quyết tâm cải dạng nam tử để đi tu có ý nghĩa là nỗi oan của nàng quá lớn không còn có thể giải quyết, minh oan được ở trong cuộc đời thường, nàng đành tìm tới cửa chùa “cầu Phật tổ chứng minh” cho tấm lòng ngay thẳng, từ thiện của nàng.
Tuy nhiên, con đường đó cũng chẳng phải là con đường thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ. Khi đã trở thành nhà sư trẻ, nàng lại phải đeo chịu một nỗi oan khác mà chỉ khi chết đi mới có thể giãi bày.
Ghi nhớ:
Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và trích đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thông. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua sự xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn Nỗi oan hại chồng
Một đêm, Thiện Sĩ ngồi đọc sách rồi mỏi mệt nằm xuống tràng kỉ ngủ thiếp đi. Thị Kính, vợ chàng, ngồi khâu ở bên cạnh, nhìn thấy cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, toan cầm dao khâu xén đi. Nhưng khi lưỡi dao vừa đưa vào gần cổ, Thiện Sĩ bất giác giật mình, hô hoán lên. Cha mẹ Thiện Sĩ là Sùng ông, Sùng bà chạy vào và cứ đinh ninh là Thị Kính muốn giết chồng, không cho nàng nói lời minh oan, mắng nhiếc nàng thậm tệ rồi gọi cha nàng là Mãng ông tới để trao trả nàng về nhà cha mẹ đẻ. Thị Kính đau đớn tột độ, đành phải theo cha ra khỏi nhà họ Sùng, nhưng sau đó nàng quyết cải dạng nam trang, vào chùa tu để “cầu Phật tổ chứng minh” cho tấm lòng trong sạch của mình.
Câu 2. Đoạn trích đã học ở trên có chủ đề là nêu bật nỗi oan mang tiếng giết chồng của một người đàn bà rất mực đoan trang là Thị Kính.
- Thành ngữ “Oan Thị Kính” đã chứng tỏ rằng nỗi oan này là một nỗi oan điển hình mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia phải chịu đựng.
Hai điều oan trái lớn mà Thị Kính phải mang còn được đúc kết trong hai câu:
Khi làm vợ bị chồng ngờ thất tiết
Lúc giả trai, bị gái đổ oan tình
Hai điều oan trái lớn này không thể giãi bày, không thể minh oan khi nàng còn sống, mãi đến khi nàng chết đi, lá thư do nàng để lại mới giúp nàng tỏ rõ được sự đoan chính của mình.
Kết quả cần đạt
Hiểu được một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thông. Nắm được tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật...) của trích đoạn Nỗi oan hại chồng.
Nắm được cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 3
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 1
I. Đôi nét về tác phẩm Quan Âm Thị Kính
1. Đôi nét về thể loại chèo
- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ
- Tích truyện trong chèo được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm, xoay quanh trục bĩ cực (đau khổ, oan trái) – thái lai (tốt đẹp, yên vui). Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức, tài năng để mọi người noi theo
- Nội dung: bên cạnh việc cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ, chèo còn châm biếm, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.
- Nhân vật trong chèo:
+ Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng như: thư sinh (nho nhã, điềm đạm), nữ chính (đức hạnh, nết na), nữ lệch (lẳng lơ, bạo dạn), mụ ác (tàn nhẫn, độc ác), hề chèo (những vai hài mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc cho người dân)
+ Nhân vật chèo khi bước sân khấu đầu tiên phải tự xưng danh (xưng tên, họ, quê quán, nghề nghiệp, tính cách), sau đó mới bước vào diễn tích
+ Tính ước lệ và cách điệu của sân khấu chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật hóa trang, nghệ thuật hát, múa của các nhân vật
2. Tóm tắt
Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
3. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “thấy sự bất thường”): Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng
- Phần 2 (tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”): Thị Kính bị nhà chồng vu oan là giết chồng, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà
- Phần 3 (còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.
4. Giá trị nội dung
Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
5. Giá trị nghệ thuật
- Xung đột kịch gay gắt
- Miêu tả nhân vật độc đáo
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Tóm tắt
Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm
close
Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
Câu 2 (trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Đọc kĩ đoạn trích và xem chú thích.
Câu 3 (trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Trong đoạn trích có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
- Nhân vật Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật tạo xung đột chính của đoạn trích:
+ Sùng bà: kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị thời phong kiến
+ Thị Kính: nhân vật nữ chính, tiêu biểu cho người dân thường, vốn chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ
Câu 4 (Trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Cảnh đầu đoạn trích là cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách
→ Gợi lên không khí đầm ấm, hạnh phúc
- Cử chỉ và lời nói của nhân vật Thị Kính:
+ Thị Kính dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng ngủ
+ Thị Kính chăm chú nhìn chồng và phát hiện sợi râu mọc ngược
+ Thị Kính lấy dao định xén chiếc râu đó
→ Hành động của Thị Kính hết sức tự nhiên, chứng tỏ tình cảm chân thành và hết mực yêu chồng
Câu 5 (trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Hành động và ngôn ngữ Sùng bà là hiện lên là người kẻ tàn nhẫn, độc ác, coi thường người lao động hiền lành:
- Hành động:
+ Dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên ( kiểu hạ nhục người khác)
+ Chửi mắng Thị Kính, không cho nàng được thanh minh
+ Hất tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống đất, nhất quyết trả Thị Kính về gia đình
- Lời nói:
+ Đay nghiến, nhiếc mắng Thị Kính
+ Lời mắng nhiếc của Sùng bà luôn nhấn mạnh tới sự đối lập đến giai cấp, sự không “môn đăng hộ đối” giữa hai gia đình
→ Mụ Sùng là người tàn nhẫn, độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên nên bà coi thường người khác, nhất là người lao động
Câu 6 (trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Thị Kính kêu oan 5 lần
- 4 lần kêu oan đầu tiên đến mẹ chồng và chồng (Oan con lắm mẹ ơi! Oan cho thiếp lắm chàng ơi!)
+ Lời kêu oan không được thấu tỏ do:
+ Thiện Sĩ là kẻ bạc nhược, đớn hèn còn mụ Sùng thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính
- Lần thứ năm lời kêu oan của Thị Kính nhận được sự cảm thông, thấu hiểu của Mãng ông
+ Mãng ông dù biết con gái bị oan nhưng chỉ là người nông dân nghèo không thể giúp đỡ con gái
Câu 7 (trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)
- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, mụ Sùng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho cha con Thị Kính nhục nhã, ê chề.
+ Lừa Mãng ông sang “ăn cữ cháu” sau đó vu oan cho Thị Kính “nửa đêm cầm dao giết chồng”
+ Gọi Mãng ông sang sau đó dúi ngã Mãng ông để cự tuyệt quan hệ thông gia và bỏ vào nhà
- Hình ảnh hai cha con ôm nhau của những người chịu oan, đau khổ hoàn toàn bất lực
→ Tình cảnh thống khổ của những người nông dân nghèo trước sự cay nghiệt của bọn thống trị.
Câu 8 (trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà nàng hát:
“Thương ôi… gối lẻ loi”
- Các cặp từ đối lập bấy lâu- bỗng, sắt cầm- chăn gối lẻ loi… : sắc thái ý nghĩa đối lập diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau chuyển đổi đột ngột
+ Từ cuộc sống hòa hợp đầm ấm đến tình cảnh chia lìa
→ Bị đẩy khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hóa bơ vơ giữa cái vô định giữa cái vô định cuộc đời.
- Thị Kính giả trai vào tu trong chùa càng khẳng định nàng không có lối thoát
+ Quan niệm về định mệnh, cho rằng sự khổ cực là do số kiếp nên quay về cửa Phật tìm lối giải thoát, tu tâm tích đức.
Luyện tập
Bài 1 (trang 121 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Tóm tắt
Thiện Sĩ ngồi đọc sách thì thiu thiu ngủ, Thị Kính ngồi khâu bên cạnh nhìn thấy chồng có chiếc râu mọc ngược thì lấy dao khâu định xén đi. Thiện Sĩ chợt tỉnh thì hô toáng lên. Rồi mặc cho Thị Kính hết lời van xin, Sùng ông, Sùng Bà đánh đuổi Thị Kính về nhà Mãng ông. Sau khi làm cho hai bố con Mãng ông nhục nhã, khổ sở hai vợ chồng nhà Sùng bỏ vào nhà mặc cho hai bố con ôm nhau khóc rồi đưa nhau về.
Bài 2 (trang 121 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, nghiệt ngã của người phụ nữ đối lập giai cấp:
- Thành ngữ “oan Thị Kính để nói về nỗi oan khiên không thể giãi bày, thanh minh
- Mở đầu trích đoạn là khung cảnh gia đình ấm cúng, lời nói và cử chỉ của Thị Kính làm bật lên hình ảnh người phụ nữ
- Thị Kính rời khỏi nhà Sùng bà trong mối đau khổ và bất lực, tan vỡ hạnh phúc.
- Thị Kính giả trai đi tu, vừa để tự thanh minh vừa để thoát tục
Ý nghĩa - Nhận xét
Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng, học sinh nhận ra được những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm: lời bênh vực cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lời đồng cảm với tình cảnh bất hạnh của học đồng thời tác phẩm gay gắt phê phán xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào cảnh ngộ oan khuất, bi thảm.
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 1
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 5
I. Đôi nét về thể loại Chèo
- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
- Tích truyện trong chèo được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm, xoay quanh trục bĩ cực (đau khổ, oan trái) – thái lai (tốt đẹp, yên vui). Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức, tài năng để mọi người noi theo
- Nội dung: bên cạnh việc cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ, chèo còn châm biếm, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.
- Nhân vật trong chèo:
+ Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng như: thư sinh (nho nhã, điềm đạm), nữ chính (đức hạnh, nết na), nữ lệch (lẳng lơ, bạo dạn), mụ ác (tàn nhẫn, độc ác), hề chèo (những vai hài mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc cho người dân)
+ Nhân vật chèo khi bước sân khấu đầu tiên phải tự xưng danh (xưng tên, họ, quê quán, nghề nghiệp, tính cách), sau đó mới bước vào diễn tích.
+ Tính ước lệ và cách điệu của sân khấu chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật hóa trang, nghệ thuật hát, múa của các nhân vật.
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Tóm tắt:
Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm .
Trong làng có Thị Mầu con của một vị trưởng giả giàu có ở vùng ấy, thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt. Thị Mầu vốn lẳng lơ đã gian díu với anh Nô rồi có thai bị làng bắt vạ gọi ra tra hỏi, thị chối quanh nhưng về sau lại đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm bị oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.
Nuôi con ròng rã 3 năm, rồi nàng "hóa" được lên đài sen trở thành Phật Bà Quan Âm.
2. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “thấy sự bất thường”): Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng
- Phần 2 (tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”): Thị Kính bị nhà chồng vu oan là giết chồng, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà
- Phần 3 (còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.
III. Đọc - Hiểu văn bản
1. Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật Thị Kính
- Cử chỉ: dọn kỉ, quạt, băn khoăn, lo lắng khi thấy râu mọc ngược
-> Thị Kính rất yêu thương chồng, đó là tình cảm tự nhiên, chân thật.
b. Nhân vật Sùng bà
- Hành động rất tàn nhẫn và thô bạo
- Lời nói khinh thường, nhục mạ, xỉ vả, nguyền rủa và buộc tội Thị Kính
-> bản chất độc địa, coi thường người bình dân
c. Bi kịch của người lương thiện
- Cha đẻ thông cảm nhưng không hiểu được nỗi oan của con gái
d. Xung đột lên đến đỉnh điểm
- Xung đột thể hiện cao nhất 8 cảnh Mãng ông bị dúi ngã, Thị Kính phải chịu nỗi đau ê chề, nhục nhã:vợ chồng tan vỡ, cha già bị khinh rẻ
- Thị Kính tìm đến Phật tổ nương chốn từ bi
e.Tâm trạng Thị Kính khi rời nhà Sùng bà
- Tâm trạng lưu luyến, đau khổ
- Đó là cách giải thoát thể hiện ước muốn được sống đẹp nhưng có mặt tiêu cực đó là sự nhẫn nhục, cam chịu chứ chưa phải là hành động đấu tranh
2. Tổng kết
a. Nội dung:
Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
b. Nghệ thuật:
- Xung đột kịch gay gắt.
- Miêu tả nhân vật độc đáo.
IV. Trả lời câu hỏi trong sgk
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.
Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.
Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Học sinh tự thực hiện .
Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Trong đoạn trích có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
Nhân vật Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật tạo xung đột chính của đoạn trích:
+ Sùng bà: đại diện cho tầng lớp thống trị
+ Thị Kính: tiêu biểu cho người nông dân có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu thiệt thòi, bất hạnh.
Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
- Khung cảnh hiện lên ở đầu đoạn trích là buổi đêm yên tĩnh, Thiện Sĩ ngồi học mệt mỏi nên muốn nằm trên tràng kỷ nghỉ ngơi. Thị Kính thì dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ rồi tranh thủ khâu.
- Lời nói "Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc/ Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta" và việc dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ giữa đêm hè nóng bức cho chúng ta hiểu Thị Kính là một người vợ hiền, yêu thương chồng. Khung cảnh ấy cũng dựng nên một bầu không khí gia đình hòa thuận, đầm ấm với người chồng dốc sức tạo dựng sự nghiệp, ngày đêm dùi mài kinh sử và người vợ hiền thục, nữ công gia chánh luôn kề cận bên chồng.
- Nhìn chồng thiu thiu ngủ, Thị Kính thấy sợi râu mọc ngược trên mặt chồng nên toan cầm dao khâu xén đi. Hành động vô tình ấy của nàng lại chính là nguyên nhân khiến nàng phải chịu nỗi oan khiên có âm mưu giết chồng.
Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Hành động và ngôn ngữ Sùng bà là hiện lên là người kẻ tàn nhẫn, độc ác, coi thường người lao động hiền lành:
– Hành động:
+ Dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên ( kiểu hạ nhục người khác).
+ Chửi mắng Thị Kính, không cho nàng được thanh minh.
+ Hất tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống đất, nhất quyết trả Thị Kính về gia đình.
– Lời nói:
+ Đay nghiến, nhiếc mắng Thị Kính.
+ Lời mắng nhiếc của Sùng bà luôn nhấn mạnh tới sự đối lập đến giai cấp, sự không “môn đăng hộ đối” giữa hai gia đình.
→ Mụ Sùng là người tàn nhẫn, độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên nên bà coi thường người khác, nhất là người lao động.
Câu 6 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Thị Kính kêu oan 5 lần:
- 4 lần kêu oan đầu tiên đến mẹ chồng và chồng (Oan con lắm mẹ ơi! Oan cho thiếp lắm chàng ơi!)
+ Lời kêu oan không được thấu tỏ do:
+ Thiện Sĩ là kẻ bạc nhược, đớn hèn còn mụ Sùng thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính
- Lần thứ năm lời kêu oan của Thị Kính nhận được sự cảm thông, thấu hiểu của Mãng ông
+ Mãng ông dù biết con gái bị oan nhưng chỉ là người nông dân nghèo không thể giúp đỡ con gái
Câu 7 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm hạ nhục cha con Thị Kính:
+ Lừa Mãng ông sang “ăn cữ cháu” sau đó vu oan cho Thị Kính “nửa đêm cầm dao giết chồng”
+ Dúi ngã Mãng Ông, trả con gái về, đoạn tuyệt quan hệ thông gia
Xung đột kịch cao trào nhất ở đoạn này: Thị Kính không chỉ bị đẩy vào cảnh bị oan, hạnh phúc gia đình tan vỡ mà còn chứng kiến cảnh gia đình mình bị nhà chồng xem thường, làm nhục
Câu 8 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
- Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã quay vào nhà "nhìn từ cái kỉ sách, thúng khâu rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay" . Hành động ấy của nàng cho ta thấy một sự lưu luyến với mối duyên vợ chồng này, bởi đây là nơi nàng đã sống và từng có quãng thời gian hạnh phúc, yên ấm "bấy lâu sắt cầm tịnh hảo" bên Thiện Sĩ. Nhưng hành động bóp chặt cái áo trong tay là sự bàng hoàng, uất ức cũng là sự cam chịu trước số phận hẩm hiu, bi thảm của mình khi phải xa chồng còn mang án oan suốt đời không thể rửa sạch, án giết chồng.
- Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" là cách nàng đoạn tuyệt với quá khứ, với những sân si, ganh đua, toan tính của đời; cũng là cách nương nhờ cửa Phật, mong muốn Phật tổ minh chứng cho tấm lòng và nhân cách của mình.
- Thế nhưng, nương nhờ cửa Phật cũng không giúp nàng thoát khỏi nỗi khổ đau trong xã hội cũ, bởi thời gian ở chùa, nàng lại phải mang trên mình án oan thai để rồi bị đuổi khỏi cổng chùa, nhẫn nhục xin sữa nuôi con của Thị Mầu
Luyện tập
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng thuộc phần đầu của vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể lại nỗi oan giết chồng của Thị Kính. Một đêm, khi Thiên Sĩ mỏi mệt do học hành, thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi quạt cho chồng thấy dưới cằm chồng chiếc râu mọc ngược, bèn dùng dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình choàng tỉnh, nghĩ rằng Thị Kính có ý đồ giết mình bèn hô hào lên. Cả gia đình nhà chồng vu cho Thị Kính tội giết chồng, gọi Mãng ông – cha đẻ nàng sang để nhận con mặc cho Thị Kính ra sức giải thích. Thị Kính trên đường trở về nhà cùng cha thì quyết định từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi bước đi tu hành.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
- Chủ đề của đoạn trích: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đây là một chủ đề khá quen thuộc trong văn học trung đại. Bởi lẽ đây là thời kì phong kiến, tức là thời kì mà mọi quyền lực trong gia đình, xã hội nằm trong tay của người đàn ông. Người ta hay gọi chế độ phong kiến là chế độ nam quyền độc đoán, chế độ trọng nam khinh nữ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người phụ nữ là những người không có tiếng nói trong gia đình, trong xã hội. Tiếng nói của họ bị coi rẻ, giá trị của họ bị phủ nhận, nhân cách của họ bị chà đạp. Đau đớn hơn nữa, người phụ nữ còn phải hứng chịu một cái nhìn hà khắc với những quy tắc, khuôn mẫu ngặt nghèo, khắt khe của xã hội: tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Nếu chỉ thiếu một trong những thứ ấy, hoặc chỉ làm sai một việc nhỏ, người phụ nữ cũng sẽ bị hành hạ, đay nghiến, xúc phạm.
- Câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để chỉ những nỗi oan khiên không thể thanh minh, khiến cho người đó rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, không có lối thoát.
Bài soạn "Quan Âm Thị Kính" số 5