Tin tức tổng hợp

Sốc điện não đồ là gì? Phương pháp này được thực hiện như thế nào?

1. Sơ lược về điện não đồ

1.1. Khái niệm

Điện não đồ (hay được biết đến với tên y học là EEG), là ghi lại các hoạt động thay đổi trong não bằng đồ thị cụ thể gọi là sóng não. Các bác sĩ sẽ dán các điện cực quang vào da đầu của bệnh nhân, một số trường hợp còn được đặt trong vỏ não hoặc trong chất não.

Khi các tế bào và các dây thần kinh trong não hoạt động, tương tác với nhau, chúng sẽ tạo ra các xung điện, các điện cực được sẽ ngay lập tức bắt được tín hiệu này, ghi lại chúng bằng máy đa âm và mô phỏng lại chúng bằng các đường sóng trên màn hình máy đo.  

1.2. Các loại sóng trong điện não đồ

Sóng điện não đồ là gì?
Sóng điện não đồ là gì?

Các chuyên gia cho biết có 4 loại sóng não cơ bản bao gồm:

Sóng Alpha: được phát hiện ở các tần số 8-13 Hz, biên độ 20-100 microvolt, nó có dạng hình sin, phân bố rõ rệt ở vùng đỉnh, thái dương sau hoặc chẩm.

Sóng Theta: được đo ở tần số từ 4-7.5 Hz, biên độ 30-60 microvolt.

Sóng Beta: với tần số lớn hơn 13Hz, biên độ < 29 microvolt, được phát hiện rõ nét ở vùng trán và trung tâm.

Sóng Delta: có tần số < 4Hz và biên độ thường cao.

Ngoài ra còn có thêm một loại đặc biệt gọi là sóng nhiễu gồm có:

Sóng nhiễu sinh lý: là sóng làm nhiễu điện tim, cơ; cử động mắt, lưỡi; hô hấp; tiết mồ hôi,...

Sóng nhiễu không sinh lý: loại sóng này xuất hiện là do yếu tố môi trường, thiết bị hoặc có thể là do điện cực.

1.3. Đo điện não đồ để làm gì?

Đo điện não đồ để làm gì?
Đo điện não đồ để làm gì?

Phương pháp đo điện não đồ sẽ giúp các bác sĩ theo dõi được tình hình sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là nhanh chóng phát hiện ra các tín hiệu điện não bất thường, những nguyên nhân làm suy giảm các chức năng của bộ não. 

Phương pháp này thường được dùng trong khoa thần kinh, chữa các bệnh liên quan đến đau đầu, co giật, mất trí nhớ, và cả trong trại tâm thần. 

Đo điện não đồ giúp các bác sĩ phát hiện các rối loạn chức năng trong não bệnh nhân để tìm ra bệnh hoặc nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra, sử dụng phương pháp này, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán được các bệnh lý như: mất ngủ, sa sút trí tuệ, khối u, viêm não,...

2. Những điều bạn cần biết về sốc điện não đồ 

Bạn đã hiểu về điện não đồ và cách mà bác sĩ ứng dụng nó để chẩn đoán và theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân chưa. Trong nhiều trường hợp đặc biệt, các bác sĩ còn phải thực hiện một phương pháp gọi là sốc điện não đồ (ECT). Phương pháp này được thực hiện như thế nào và những ai sẽ được áp dụng cách thức này? 

2.1. Cách thực hiện

Sốc điện não đồ (ECT) là một thủ thuật y khoa được thực hiện khi gây mê toàn thân, trong đó các dòng điện nhỏ được truyền vào não để cố ý gây ra một cơn co giật ngắn và an toàn. ECT được biết là có tác dụng gây ra những thay đổi trong não và có thể nhanh chóng đảo ngược các triệu chứng của một số bệnh tâm thần.

Sốc điện não đồ
Sốc điện não đồ

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân, đồng thời tiêm thuốc giãn cơ để cơ thể bệnh nhân được thả lỏng tự nhiên. Sau khi xác định bệnh nhân đã rơi vào hôn mê, bác sĩ sẽ tiến hành kích điện vào não người bệnh bằng các điện cực gắn trên đầu họ. Trước đó, bác sĩ đã đặt một miếng chặn nhỏ vào miệng bệnh nhân để trong quá trình kích điện không bị vô tình tự cắn phải lưỡi của mình.

Dòng điện được kích vào cơ thể có cường độ nhỏ và xung động ngắn từ 0.5 – 2.0 ms, đôi khi còn dưới 0.5 ms, vô cùng an toàn cho cơ thể người. Điện được kích vào bộ não sẽ khiến chúng xảy ra những xung đột mạnh mẽ, tương tác với nhau rất kịch liệt và gây ra làm sóng điện rõ ràng, các bác sĩ sẽ theo dõi điện não đồ này trên màn hình để tiến hành chẩn đoán, hoặc đưa ra quyết định tiếp tục kích điện hay dừng lại khi cơ thể người bệnh có phản ứng kịch liệt.

Quy trình thực hiện sốc điện não đồ
Quy trình thực hiện sốc điện não đồ

Một liệu trình thực hiện sốc điện não đồ ( ECT) có thể kéo dài trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, quy trình này bao gồm: 15 – 20 phút để thực hiện thủ thuật, và 20 – 30 phút là thời gian  nghỉ ngơi hồi sức sau đó. 

Tần suất thực hiện sốc điện não đồ có thể là 2 đến 3 lần/ tuần với tổng cộng là 6 đến 12 buổi.

Sau mỗi buổi điều trị, bệnh nhân sẽ được nhắc nhở là không được lái xe trong 24h kể từ khi kết thúc liệu trình. Đồng thời, người bệnh cũng cần được người thân chăm sóc theo dõi cẩn thận cho đến khi họ đi ngủ để kịp thời phát hiện tác dụng phụ, hoặc những phản ứng chậm của cơ thể.

Mặc dù đây được coi là phương pháp hiệu quả để chữa một vào loại bệnh mà thuốc không thể can thiệp, tuy nhiên bạn cũng cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tái phát.

2.2. Các tác động của sốc điện não đồ đến cơ thể

Các tác động của sốc điện não đồ đến cơ thể
Các tác động của sốc điện não đồ đến cơ thể

Tuy các chuyên gia vẫn chưa thể hiểu hết được các cơ chế hoạt động của ECT, nhưng họ đã phát hiện ra được những tác động của sốc điện não đồ có thể làm cơ thể sinh ra các phản ứng và thay đổi như:

Thay đổi nồng độ lưu lượng máu trong não

Thay đổi tính thẩm thấu của máu não

Làm thay đổi cấu hình của sóng não 

Thúc đẩy hoạt động nhanh chóng của các tế bào gen, những thứ có vai trò nhất định đối với sự phát triển của não bộ

Kích thước cơ thể giải phóng ra các loại hormone

Kích thích cơ thể giải phóng ra chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine

2.3. Sốc điện não đồ được dùng trong trường hợp nào?

2.3.1. Đối tượng được áp dụng

Phương pháp này không thể tự do thực hiện với tất cả các bệnh nhân có vấn đề về não bộ, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phương pháp này với các bệnh nhân tâm thần với biểu hiện như: Không phối hợp điều trị, rối loạn tâm thần trường hợp nặng, rối loạn lưỡng cực, rối loạn vận động hay tâm thần phân liệt. 

2.3.2. Đối tượng không được áp dụng

Bên cạnh đó, sẽ có nhiều trường hợp bệnh nhân có vấn đề về não bộ nhưng không thể sử dụng phương pháp này bởi vì các nguyên nhân sau: Bệnh nhân đang có hoặc có tiền sử về bệnh tim, phổi hoặc hệ thống thần kinh. 

Khi sử dụng sốc điện não đồ, các dụng cụ kích điện tạo ra cơn co giật khiến cơ thể bị tăng huyết áp, gây áp lực lên nội sọ, và còn có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và nhịp thở của người bệnh.

2.4. Tác dụng phụ 

Tác dụng phụ của sốc điện não đồ
Tác dụng phụ của sốc điện não đồ

Tác dụng phụ là điều không ai mong muốn, tuy nhiên trong nhiều trường hợp đặc biệt nó vẫn xảy ra tùy vào tình hình sức khỏe, thể chất, và các yếu tố khách quan khác. 

Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra là: đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, rối loạn ý thức,..Các tác dụng phụ nặng hơn có thể xảy ra là rối loạn nhịp tim, khó thở, mất trí nhớ tạm thời.

Bạn đã biết sốc điện não đồ là gì chưa? Việc sử dụng sốc điện não đồ đã gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên bạn có thể yên tâm vì kỹ thuật ECT ngày nay đã an toàn hơn nhiều. ECT vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ, nhưng hiện nay kỹ thuật này được thực hiện trong một môi trường có kiểm soát chặt chẽ để đạt được nhiều lợi ích nhất với ít rủi ro nhất có thể xảy ra.

Đăng ngày 06/10/2022, 261 lượt xem