Các vấn đề về lương

Đơn giá tiền lương là gì? Giải đáp một số thắc mắc liên quan

1. Đơn giá tiền lương là gì?

Hiện nay, trong quá trình tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng đều có những quy định cụ thể về đơn giá tiền lương. Đây là yếu tố, thành phần không thể thiếu, đảm bảo về quyền lợi của người lao động cũng như ảnh hưởng đến vấn đề ngân sách, tài chính của doanh nghiệp. Vậy bạn hiểu về đơn giá tiền lương là gì?

Đơn giá tiền lương là gì
Đơn giá tiền lương là gì?

Giải thích một cách đơn giản nhất thì đơn giá tiền lương chính là mức tiền lương cơ bản sử dụng để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm nào đó hay các nhiệm vụ công việc được giao.

Vấn đề về đơn giá tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã được quy định chi tiết, cụ thể theo Nghị định số 28/CP đưa ra ngày 28/3/1997 và Nghị định số 03/2001/NĐ – CP đưa ra ngày 11/1/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung các nội dung liên quan đến xây dựng, quản lý đơn giá tiền lương. Chi tiết về những định này như thế nào, mời bạn đọc đến với các phần tiếp theo của bài viết.

2. Thông tin chung về xây dựng đơn giá tiền lương cho doanh nghiệp nhà nước

2.1. Đối tượng áp dụng là những ai?

Đối tượng để áp dụng việc xây dựng đơn giá tiền lương theo Nghị định nêu trên bao gồm có:

Đối tượng áp dụng là những ai
Đối tượng áp dụng là những ai?

- Các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Luật doanh nghiệp của nhà nước.

- Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước. Trong đó cũng bao gồm các tổ chức, đơn vị hoạt động nhưng chưa có quyết định trở thành doanh nghiệp nhà nước công ích.

- Các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng,… tự trang trải về tài chính.

Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích mà thuộc lực lượng vũ trang hay không vì mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí chủ yếu từ nhà nước thì sẽ thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng.

2.2. Nguyên tắc chung về việc xây dựng đơn giá tiền lương

Về nguyên tắc xây dựng đơn giá tiền lương thì các doanh nghiệp nhà nước cần tuân thủ theo các quy định sau đây:

- Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước sẽ đều cần phải có định mức lao động, đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương này được xây dựng dựa trên cơ sở là định mức lao động trung bình tiên tiến cùng các thông số tiền lương tối thiểu vùng do nhà nước đã quy định. Nếu có sự thay đổi về định mức lao động, các thông số thì cũng sẽ thay đổi cả đơn giá tiền lương.

Nguyên tắc chung về việc xây dựng đơn giá tiền lương
Nguyên tắc chung về việc xây dựng đơn giá tiền lương

- Lương cứng và thu nhập của người lao động sẽ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm, các dịch vụ, năng suất, chất lượng của lao động kèm theo hiệu quả làm việc.

- Việc xây dựng đơn giá tiền lương và thu nhập của người lao động sẽ phải được thể hiện đầy đủ trong sổ lương theo quy định.

- Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo đúng khoản 4, 5, điều 33 về quy chế quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Nhà nước sẽ trực tiếp quản lý về tiền lương, thu nhập thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát vấn đề áp dụng đơn giá tiền lương, sử dụng quỹ tiền lương cùng hệ thống định mức người lao động của các doanh nghiệp.

3. Hướng dẫn cách xây dựng đơn giá tiền lương cho doanh nghiệp nhà nước

Theo quy định được đưa ra thì việc xây dựng đơn giá tiền lương cho doanh nghiệp của nhà nước sẽ cần phải đảm bảo theo các bước sau đây:

3.1. Xác định các nhiệm vụ năm

Để xây dựng được đơn giá tiền lương thì đầu tiên các doanh nghiệp sẽ cần phải xác định được các nhiệm vụ năm. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng cơ cấu tổ chức, chi tiêu kinh tế của doanh nghiệp gắn với vấn đề trả lương, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiệm vụ năm bằng các chỉ tiêu sau:

Xác định các nhiệm vụ năm
Xác định các nhiệm vụ năm

- Tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả các sản phẩm quy đổi).

- Tổng doanh thu hoặc là tổng doanh số.

- Tổng thu trừ tổng chi, trong đso tổng chi không có lương.

- Lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.

Việc xác định các nhiệm vụ 5 theo chỉ tiêu sẽ cần phải đảm bảo một số vấn đề là:

- Sát với tình hình thực tế, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ trong sản xuất, kinh doanh của năm trước đó.

- Tổng sản phẩm bằng hiện vật được quy đổi cần phải tương ứng theo phương pháp xây dựng định mức lao động/một đơn vị sản phẩm.

- Chỉ tiêu tổng doanh thu hoặc tổng doanh số, tổng thu trừ đi tổng chi không có lương được tính theo quy định tại nghị định 59.

3.2. Xác định về quỹ tiền lương năm

Quỹ tiền lương năm để xây dựng đơn giá tiền lương sẽ được xác định thông qua công thức dưới đây:

Xác định về quỹ tiền lương năm
Xác định về quỹ tiền lương năm

Cụ thể trong đó sẽ có các thông số là:

- Lao động định biên (Lđb): được tính trên cơ sở là định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ quy đổi.

- Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để có thể xây dựng nên đơn giá tiền lương (TLmindn): yếu tố này thì được quy định với từng phần như sau:

+ Mức lương tối thiểu theo quy định mới nhất là 210.000đ/tháng.

+ Hệ số điều chỉnh tăng thêm sẽ không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu để tính vào đơn giá tiền lương. Tại thời điểm năm 2001 trở đi thì phần tăng thêm áp dụng không quá 315.000đ/tháng.

+ Doanh nghiệp được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định nếu đảm bảo được các điều kiện như là doanh nghiệp phải có lợi nhuận, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân.

+ Xác định về hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu sẽ được áp dụng theo công thức là: Kđc = K1 + K2

Trong đó thì Kđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm, K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng, còn K2 là hệ số điều chỉnh theo ngành.

+ Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương theo công thức và các thông tin liên quan như sau:

Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp
Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp

- Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb) sẽ căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ cùng các tiêu chuẩn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, định mức lao động để xác định.

- Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương (Hpc) sẽ căn cứ vào các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Quỹ tiền lương của viên chức quản lý chưa tính trong định mức lao động tổng hợp (Vvc) sẽ căn cứ theo số lao động định biên mà Hội đồng quản trị, cấp thẩm quyền theo phân cấp quy định, hệ số lương cấp bậc, chức vụ cùng một số khoản phụ cấp được hưởng như phụ cấp thu hút, phụ cấp ăn uống, nhà ở,...

3.3. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương

Sau khi đã xác định được tổng quỹ tiền lương, nhiệm vụ năm thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương theo 4 phương pháp sau:

- Đơn giá tiền lương tính dựa trên đơn vị sản phẩm hoặc là các sản phẩm quy đổi. Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch của hoạt động sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật, thường áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, xi măng, điện, xăng dầu,…

Công thức để xác định đơn giá được thực hiện như sau:

Vđg = Vgiờ x Tsp

Trong đó thì Vđg là đơn giá tiền lương, Vgiờ là tiền lương giờ, còn Tsp là mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi.

- Phương pháp thứ 2 là đơn giá tiền lương tính dựa trên doanh thu. Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất,kinh doanh được chọn là doanh thu và thường áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp.

Công thức để tính sẽ là:

Đơn giá tiền lương tính dựa trên doanh thu
Đơn giá tiền lương tính dựa trên doanh thu

- Phương pháp thứ 3 là đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng thu trừ đi tổng chi không có lương. Thường thì phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý tổng thu, tổng chi một cách chặt chẽ.

- Phương pháp cuối cùng đó là đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận, được áp dụng đối với một số doanh nghiệp quản lý tổng thu, tổng chi, xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế.

Công thức để tính cho phương pháp thứ 3 và thứ 4 như sau:

Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương
Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương

Xem thêm: Tiền lương đóng quỹ ht tt là gì

3.4. Quy định về xây dựng đơn giá tiền lương để trình thẩm định

Ngoài ra, còn một số quy định về vấn đề xây dựng đơn giá tiền lương để trình thẩm định mà các doanh nghiệp nhà nước cần lưu ý đó là:

- Đối với các doanh nghiệp có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì sẽ xây dựng đơn giá tiền lượng dạng tổng hợp.

- Đối với các doanh nghiệp vừa có thành viên hạch toán độc lập, vừa có thành viên hạch toán phụ thuộc mà sản phẩm, dịch vụ không thể quy đổi để xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp thì sẽ xây dựng một số đơn giá tiền lương riêng.

Quy định về xây dựng đơn giá tiền lương để trình thẩm định
Quy định về xây dựng đơn giá tiền lương để trình thẩm định

- Đối với các doanh nghiệp vừa có đơn vị thành viên hạch toán độc lập, vừa có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nhưng sản phẩm, dịch vụ có thể quy đổi thì chỉ xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ các thông tin giải đáp đơn giá tiền lương là gì cùng một số quy định liên quan. Hy vọng rằng bài viết sẽ thực sự hữu ích cho bạn đọc đang quan tâm về vấn đề này nhé.

Đăng ngày 14/10/2022, 287 lượt xem