Kỹ năng phỏng vấn

Công chức cấp xã gồm những ai – những chức danh bạn nên biết?

1. Đi tìm đáp án cho công chức cấp xã gồm những ai hiện nay?

Công chức cấp xã bao gồm những cán bộ và công chức cấp xã, là người đứng đầu của xã, và làm việc tại cơ quan hành chính của nhà nước, là người giải quyết các vấn đề của người dân. Để tìm hiểu cụ thể đọc những thông tin dưới đây.

Công chức cấp xã gồm những ai?
Công chức cấp xã gồm những ai?

1.1. Các chức vụ hiện nay của cán bộ cấp xã là gì?

Các chức vụ các bộ cấp xã gồm các chức vụ cụ thể như sau:

+ Bí thư đảng ủy và phó bí thư Đảng ủy cấp xã – Là người có công tác chuyên trách về công tác Đảng bộ ở cấp chi bộ xã. Là người đứng ra chỉ đạo các hoạt động chức năng và có nhiệm vụ truyền đạt lại các thông tin của đảng bộ, chi bộ cho các các bộ trong xã, các cán bộ là đảng viên được biết. Là người truyền đạt đường lối, chính sách và chủ trương của đảng.

+ Chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân – Là người đứng đầu hội đồng nhân dân cấp xã. Là tổ chức thể hiện ý ý và biểu thị cho nhân dân, hoạt động vì lợi ích chung và là cơ quan nói lên tiếng nói của người dân với các cơ quan cao hơn để có những chính sách phù hợp với bầu cử,…

+ Chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã – Là người đứng đầu cơ quan nhà nước tại địa phương. Là người chỉ đạo, và chịu trách nhiệm cho các hoạt động của xã. Là người giải quyết và nắm rõ các vụ việc, sự kiện diễn ra tại địa phương mình.

+ Chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã – là người đứng đầu tổ chức mặt trận tổ quốc là người tạo đoàn kết giữa các tổ chức và các người dân với nhau.

+ Bí thư đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã – Là người đại diện cho thanh niên tại xã, đảm nhiệm những vấn đề liên quan đến đoàn thanh niên.

+ Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp xã - Là người đứng đầu tổ chức của phụ nữ, tổ chức bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ tại xã.

+ Chủ tịch hội nông dân Việt Nam cấp xã – Đây là chức danh chỉ có ở cấp xã, cấp huyện. Với nền nông nghiệp là chủ yếu nên hội nông dân được thành lập để hoạt động với mục đích phát triển kinh tế nông nghiệp. Chủ tịch hội nông dân là người đứng đầu.

+ Chủ tịch cựu chiến binh Việt Nam cấp xã – Trải qua một thời gian dài chiến tranh, khi hòa bình trở lại rất nhiều chiến sĩ trở lại cuộc sống bình thường. Rất nhiều người bị thương tật do chiến tranh, chính vì vậy hội cựu chiến binh được thành lập, hoạt động vì lợi ích của cựu chiến binh.

1.2. Chức danh của các công chức cấp xã như thế nào?

Các chức danh hiện nay của công chức cấp xã bao gồm:

+ Trưởng công an xã

+ Chỉ huy quân sự cấp xã

+ Văn phòng thống kê xã

+ Đại chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường xã

+ Tài chính kế toán cấp xã

+ Tư pháp, hộ tịch cấp xã

+ Văn hóa xã hội

Trên đây là các chức danh công chức cấp xã đang có hiện nay trong bộ máy hành chính xã.

1.3. Quy định về số lượng các công chức và cán bộ cấp xã hiện nay?

Theo quy định của nhà nước về số lượng cán bộ công chức caaos sẽ sẽ được bố trí cụ thể như sau:

+ Với cấp xã loại 1 thì cán bộ, công chức cấp xã sẽ không được quá 25 người cho cơ cấu bộ máy xã.

+ Với cấp xã loại 2 thì cán bộ, công chức cấp xã sẽ không được quá 23 người cho cơ cấu bộ máy xã.

+ Với cấp xã loại 3 thì cán bộ, công chức cấp xã sẽ không được quá 21 người cho cơ cấu bộ máy xã.

Số lượng nhân viên cán bộ công chức tại xã là tính cả các cán bộ, công chức được luân chuyển đơn vị công tác, được điều động đi hỗ trợ đơn vị hành chính khác, hoặc các biệt phái về các xã đều được tính.

1.4. Những việc không được làm khi bạn là cán bộ, công chức cấp xã?

Khi bạn là một cán bộ công chức cấp xã bạn sẽ bị hạn chế, và không được làm một số các hành động, hành vi như sau:

Thứ nhất, không được trốn tránh trách nhiệm của mình, chây lười trong công tác, thoái thác nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là không được làm việc gây bè, kéo pháo gây mất đoàn kết tập thể. Và không được tự ý bỏ việc khi không có báo trước và có quyết định nghỉ việc cho bạn.

Thứ hai, không được lạm dụng quyền hành của mình để hách dịch với người dân, diễu sách với họ, gây khó khăn và phiên hà cho các cá nhân, cơ quan tổ chức trong việc giải quyết các công việc tại xã.

Thứ ba, khi bạn là cán bộ, công chức cấp xã bạn sẽ không được thành lập, hay tham gia thành lập các doanh nghiệp. Hoặc việc tham gia vào công tác quản lý các doanh nghiệp tư nhân đều bị nghiêm cấm.

Thứ tư, khi bạn là công chức. cán bộ cấp xã bạn không được lợi dụng chức quyền của mình để bố trí người thân của mình vào các chức vụ, và làm việc tại các vị trí cơ quan hành chính cấp xã.

2. Bảng tính lương cho cán bộ và công chức cấp xã như thế nào?

Công chức cấp xã gồm những ai? bảng lương như thế nào?
Công chức cấp xã gồm những ai? bảng lương như thế nào?

2.1. Các chức vụ cấp xã được xếp lương như thế nào?

* Lương đối với cán bộ cấp xã được tính như sau:

+ Trong trường hợp, bạn là cán bộ chỉ có trình độ sơ cấp, và chưa qua công tác đào tạo chuyên nghiệp sẽ được xếp lượng cụ thể như sau: Bí thư đảng ủy – hệ số lương bậc 1 là 2.35, bậc 2 là 2.85; Đối với các chức vụ phó bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân – hệ số lương bậc 1 là 2.15, hệ số 2 là 2.65; Với các chức vụ chủ tịch uy bản mặt trận tổ quốc, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân – hệ số lương bậc 1 là 1.95, bậc 2 là 2.45; Với các chức vụ bí thư đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ, chủ tịch hội nông dân, chủ tịch hội cựu chiến binh – hệ số lương bậc 1 là 1.75, bậc 2 là 2.25.

+ Trong trường hợp , bạn là cán bộ cấp xã  đã qua tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học sẽ được sếp đúng lương theo quy định về bản lương của cán bộ công chức theo quy định của nhà nước.

+ Trong trường hợp các cán bộ cấp xã bị mất sức lao động, hưởng lương hưu thì hàng tháng sẽ được hưởng thêm 90% lương hệ số lương bậc 1 với chức danh mà bạn đã từng đảm nhiệm. Cùng với đó bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội bạn sẽ không cần đóng.

* Lương được trả cho công chức cấp xã như sau:

- Công chức cấp xã đã tốt nghiệp qua các chương trình đào tạo từ trung cấp trở lên sẽ được xếp lương như chức danh hành chính bạn đảm nhiệm theo quy định tại bảng lương số 2 về lương của công chức trong cơ quan nhà nước.

- Những người chưa tốt nghiệp qua chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nào, thì công chức srx được hưởng 1.18 so với mức lương tối theo được pháp luật quy định.

- Bạn là công chức đang tập sự tại cơ quan hành chính xã sẽ chỉ được hưởng mức lương là 85% bậc lương khởi điểm của mình. Còn nếu bạn có bằng thạc sĩ trở lên thì bạn sẽ được hưởng 85% lương bậc lương số 2.

* Mức lương đối với đối tượng là thương binh:

Nếu cán bộ công chức thuộc diện thương binh bệnh binh được hưởng chế độ thương binh nhưng không được hưởng trợ cấp hưu trí thì sẽ được hưởng lương theo bảng xếp lương theo quy định của nhà nước.

2.2. Quy định nâng bậc lương như thế nào cho các bộ và công chức cấp xã?

Với các cán bộ, công chức cấp xã là người chưa qua đào tạo và trình độ sơ cấp sẽ được hưởng lương bậc 1 là năm 5 năm. Sau 5 năm không vi phạm kỷ luật thì được xét tăng lương bậc 2.

Cán bộ, công chức xã là người đã tốt nghiệp các chương trình chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học được xét nâng lương theo quy định của nhà nước.

Các cán bộ, công chức bị kỷ luật hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, từng bị cảnh cáo thì thời gian để xét năng lương kéo dài thêm 6 tháng, nếu bị cách chức thì thời gian để được nâng lương sẽ kéo dài 1 năm. Tất cả đều được tình từ ngày đưa ra quyết định và quyết định có hiệu lực.

2.3. Các chế độ phụ cấp mà công chức và cán bộ cấp xã được hưởng?

Khi bạn là cán bộ công chức nhà nước bạn sẽ nhận được các phụ cấp. Các phục cấp bạn có thể được hưởng bao gồm:

+ Phục cấp cho chức vụ lãnh đạo. Với các chức vụ lãnh đạo bạn sẽ nhận được phục cấp cho vị trí lãnh đạo của mình. Bí thư đảng ủy là 0.3; Phó bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân là 0.25; Bí thư đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ, chủ tịch hội nông dân, chủ tịch hội cựu chiến binh là 0.15.

+ Phụ cấp thâm niên vượt khung cho các cán bộ, công chức cấp xã. Với các cán bộ cấp xã theo quy định của nhà nước nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp thâm niên vượt khung.

+ Phụ cấp cho các cán bộ, công chức cấp xã theo loại xã. Mỗi một loại xã sẽ có mức phụ cấp khác nhau. Với cán bộ cấp xã loại 1 thì mức phục cấp theo loại xã là 10%; cán bộ cấp xã loại 2 được hưởng phụ cấp theo loại xã là 5%.

+ Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh, sẽ được quy định rõ ràng theo quy định của nhà nước là 20%. Và phụ cấp kiêm nhiệm không tính vào chế độ bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế.

3. Các chế độ mà công chức cấp xã sẽ được hưởng

Công chức cấp xã gồm những ai? Các chế độ?
Công chức cấp xã gồm những ai? Các chế độ?

3.1. Chế độ về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội

Cán bộ cấp xã trong thời gian đảm nhiệm chức vụ của mình sẽ có quyền được hưởng bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Khi nghỉ việc mà bạn đã đóng đủ 15 đến 20 năm bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng các trợ cấp xã hội của bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

3.2. Các chế độ về bồi dưỡng và đào tạo

Các cán bộ, công chức cấp xã được hưởng chế độ đào tạo và bồi dưỡng khi làm việc tại cơ quan hành chính cấp xã như sau:

- Với mỗi chức danh mà bạn đảm nhiệm trong cơ quan hành chính xã bạn sẽ được hưởng chế độ đào tạo phù hợp với từng chức danh theo kế hoạch.

- Khi được cử đi học, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ bạn sẽ nhận đường các chế độ cụ thể như sau: Được hỗ trợ về ăn uống, được hỗ trợ tài liệu học tập, được hỗ trợ chi phí đi lại.

Qua những chia sẻ của timviec24h.vn về công chức cấp xã gồm những ai, bạn đã có một cái nhìn bao quát hơn về bộ máy cơ quan hành chính cấp xã. Cùng với đó bạn nhận được các thông tin cần thiết để có thể biết thêm về các vấn đề khi bạn muốn trở thành một cán bộ, công chức cấp xã trong tương lai.

Đăng ngày 07/10/2022, 277 lượt xem