Tin tức tổng hợp

Chất đạm là gì? Chất đạm có quan trọng với cơ thể con người không?

1. Chất đạm là gì? Bạn biết gì về chất đạm? Chất đạm có lợi ích gì?

1.1. Chất đạm là gì?

Chất đạm còn được gọi là protein, là chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể con người xây dựng và tái tạo các mô, đồng thời giúp cơ thể điều tiết hoạt động sống hàng ngày, tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tìm hiểu chất đạm là gì
Tìm hiểu chất đạm là gì

Bạn có biết rằng, phần lớn các cơ quan nội tạng trong cơ thể, hay như cơ, da, xương của con người đều được cấu tạo từ protein hay không? Không chỉ vậy, protein còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra enzyme và hormone giúp cơ thể điều hòa các phản ứng hóa học.

Chất đạm không phải là một đơn chất mà thành phần căn bản của chúng là một chuỗi amino acid với 22 loại riêng biệt được tổng hợp từ nhiều chất hữu cơ. Mỗi một chất đạm sẽ kết nối với nhau theo thứ tự với một amino acid đặc biệt và các amino acid này luôn được cơ thể tái sử dụng hoặc luôn luôn phân biến. Kể từ khi thai nhi hình thành, quá trình này đã diễn ra và xuyên suốt suốt quá trình sống của con người.

Tỷ lệ chất đạm trong cơ thể con người trung bình, tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng, thường chiếm từ 10 tới 20% trọng lượng cơ thể. Và chất đạm được chia thành 2 loại là đạm động vật và đạm thực vật, bạn sẽ dễ dàng bổ sung chất đạm trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày.

Chất đạm có nhiều trong hải sản và các loại thịt
Chất đạm có nhiều trong hải sản và các loại thịt

Cụ thể, trong đạm động vật, nguồn đạm dồi dào có trong hải sản, thị, sữa, cá và trứng, chiếm từ 15 tới 40% trọng lượng của thức ăn. Ngoài ta, bạn có thể bổ sung chất đạm từ các loại thực vật, đặc biệt trong các loại hạt và đậu như đậu phụ, đậu xanh, vừng, đậu nành, rau xanh, hạt hướng dương, ngũ cốc, trái cây, khoai, cải có màu xanh lục…

Trong một loại thực vật, đạm chất sẽ không có đủ 9 amino acid thiết yếu, tuy nhiên khi con người ăn chung chúng vào cơ thể, chúng sẽ tự bổ túc cho nhau. Ví dụ: Trong bữa ăn, bạn ăn đậu và gạo với nhau, đậu nhiều lysine và gạo lại thiếu lysine nên khi bạn ăn chung hai thứ này, cơ thể của bạn sẽ được cung cấp đủ amino acid. Bởi vậy, khi bạn ăn chung các loại đạm trong thực vật cùng lúc hoặc chỉ ăn cách nhau vài tiếng thì sự bổ túc của amino acid sẽ đạt được kết quả tốt nhất.

1.2. Chất đạm đem lại cho cơ thể con người những lợi ích nào?

Đối với làn da và mái tóc của con người, collagen đóng vai trò như một loại protein dạng sợi cực kỳ quan trọng, giúp các mô, cơ quan và tế bào như da và tóc được bảo vệ, phục hồi liên tục.

Chất đạm đóng vai trò như collagen cho cơ thể
Chất đạm đóng vai trò như collagen cho cơ thể

1.2.1. Cải thiện cơ bắp

Khi đi tập tại các phòng gym, các huấn luyện viên thường khuyến khích bạn nếu muốn có một vóc dáng cơ bắp thì nên bổ sung protein cho cơ thể, đây chính là chức năng quen thuộc của protein.

Các nhà khoa học khi thực hiện tìm hiểu về protein thường đánh giá đây là một chất quan trọng có mặt trong các mô cơ ở dạng nhiều vi chất và góp phần xây dựng các khối cơ trong cơ thể, vì vậy bạn càng bổ sung đầy đủ protein, cơ càng phát triển tốt.

1.2.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Các protein đặc biệt còn được gọi là kháng thể giúp cơ thể có khả năng tự bảo vệ, đồng thời chúng sẽ tự động phát hiện khi tìm thấy những “kẻ xâm hại” tới sức khỏe của con người trong cơ thể. Sau đó, cơ thể chúng ta sẽ tự động phản ứng với những kẻ thù gây bệnh này, tìm hiểu xem chúng là nhóm virus hay vi khuẩn nào, từ đó giúp cơ thể tạo ra những kháng thể để “tiêu diệt” những vi khuẩn này.

1.2.3. Cải thiện hệ thần kinh và tái tạo mô tế bào

Trong hệ thần kinh, protein đóng vai trò quan trọng, giúp các hoạt động của hệ thần kinh trơn tru hơn và hỗ trợ việc truyền tín hiệu tới tế bào hệ thần kinh trung ương. Hơn nữa, protein còn giúp các tế bào và mô mới trong cơ thể được tái tạo và hình thành, đặc biệt là da, móng tay và tóc, duy trì cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.

Cải thiện hệ thần kinh và tái tạo mô tế bào
Cải thiện hệ thần kinh và tái tạo mô tế bào

1.2.4. Cân bằng hormone

Trong các quá trình sinh hóa và phản ứng với cơ thể, enzyme là protein xúc tác đóng vai trò quan trọng. Một dạng protein khác như glucagon, insulin, hormone tăng trưởng cũng giúp cơ thể hoạt động tốt các chức năng và thực hiện tốt vai trò của mình.

1.2.5. Giúp cơ thể vận chuyển, lưu trữ chất cần thiết và cung cấp năng lượng

Trên màng tế bào của cơ thể, protein đóng vai trò lưu trữ và vận chuyển các chất khác nhau, giúp máu lưu thông trơn tru và các tế bào trong cơ thể được nuôi dưỡng.

Ngoài ra, enzyme cũng được cấu thành bởi protein nên các chất này hoạt động giống như chất xúc tác sinh học, giúp thức ăn chuyển hóa thành năng lượng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

2. Bạn sẽ mắc bệnh gì nếu thiếu chất đạm?

Sau khi đã hiểu được chất đạm là gì và lợi ích của chất đạm, chúng ta cùng tìm hiểu nếu thiếu chất đạm, cơ thể con người sẽ ra sao nhé!

Khi thiếu chất đạm, việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và hấp thu các chất dinh dưỡng đều bị ảnh hưởng, dù cho bạn đã cố gắng bổ sung các chất dinh dưỡng này trong khẩu phần ăn của mình. Nếu protein trong cơ thế quá thấp khiến cho lượng protein trong máu thấp, lòng mạch có áp lực thẩm thấu thấp khiến lòng mạch bị nước thoát khỏi, nước sẽ đi vào khoang bào khiến cơ thể gặp phải hiện tượng phù nề.

Thiếu chất đạm khiến cơ thể gặp phải nhiều bệnh lý nghiêm trọng
Thiếu chất đạm khiến cơ thể gặp phải nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Bên cạnh đó, khi cơ thể thiếu protein, bạn sẽ gặp phải các tình trạng như gầy yếu, suy nhược, da mất độ đàn hồi, rụng tóc, xương và cơ kém phát triển, da xanh xao, kinh nguyệt và nội tiết tố trong cơ thể đều bị rối loạn… Bởi vậy, protein có vai trò vô cùng quan trọng, bạn nên cung cấp cho cơ thể lượng chất đạm phù hợp mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh nhé!

3. Nếu cơ thể thừa chất đạm thì dẫn tới bệnh gì?

Tuy chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, tuy nhiên nếu trong một ngày, bạn tiêu thụ quá nhiều chất đạm thì có thể gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm và khiến sức khỏe gặp bất lợi như:

- Tăng cân và bị béo phì: Nếu nạp vừa đủ chất đạm cho cơ thể, có thể hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên nếu bạn nạp thừa chất đạm và không thường xuyên vận động, chất đạm sẽ tích tụ lại thành mỡ thừa trong cơ thể, khiến bạn nhanh chóng tăng cân một cách khó kiểm soát.

- Bị táo bón: Nếu sử dụng quá nhiều chất đạm có nguồn gốc từ động vật mỗi ngày, bạn dễ dàng gặp phải tình trạng táo bón vì thiếu chất xơ từ rau củ và tinh bột.

- Mắc bệnh về gan và thận: Cơ thể bạn thừa đạm sẽ khiến gan và thận phải làm việc hết công suất để loại bỏ các thặng dư, do đó nếu bạn thừa đạm trong thời gian dài có thể khiến chức năng của gan và thận bị suy giảm, từ đó khiến hai bộ phận này dễ mắc bệnh.

Thừa chất đạm dễ mắc nhiều bệnh
Thừa chất đạm dễ mắc nhiều bệnh

- Cơ thể bị mất nước: Nếu cơ thể bạn có quá nhiều đạm, bạn có thể bị mất nước vì cần có nước, protein mới có thể hoạt hóa, vì vậy khi cơ thể càng có nhiều protein, cơ thể càng trở nên “cần” nước. Bên cạnh đó, những bạn mà ăn nhiều protein nhưng ít uống nước có thể khiến da mất độ đàn hồi và nổi lên những cái mụn cực kỳ đáng ghét.

Vì vậy, bạn không nên nạp quá nhiều protein vào trong cơ thể và nên tính toán hàm lượng protein mỗi ngày mà cơ thể cần để đảm bảo “vừa đủ” nhé!

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chất đạm là gì cùng một số thông tin thú vị khác về chất đạm. Cơ thể con người không thể thiếu chất đạm, và chất đạm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, giúp con người bổ sung các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ sự phát triển của các tế bào trong cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên tính toán số lượng chất đạm mà bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày để đảm bảo không thiếu, không thừa chất đạm nhé!

Đăng ngày 19/12/2022, 218 lượt xem