Tin tức tổng hợp

Chất vải Umi là chất vải gì? Những đặc tính nổi bật của vải Umi

1. Chất vải Umi là chất vải gì? Lịch sử ra đời của chất vải Umi

1.1. Chất vải Umi là chất vải gì?

Đây là một câu hỏi mà mọi người thắc mắc đầu tiên khi tiếp xúc với chất liệu này. Vải Umi là một chất liệu bán tổng hợp, có sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi nhân tạo và sợi tự thiên thông qua các thành phần từ bột gỗ tự nhiên tre, nứa, gỗ,… đồng thời có sự tác động thêm của một số chất hóa học khác như poly,… Điều này đã giúp cho chất vải được đánh giá cao về trải nghiệm khi sử dụng cũng tối ưu giá thành sản phẩm.

Loại vải này được người sử dụng đánh giá cao về khả năng thấm hút mồ hôi và độ co giãn. Bởi vì trong quá trình hình thành cuộn vải umi từ việc kéo sợi, người ta đã cho thêm vào hỗn hợp này một số hợp chất như spandex hay cotton để tăng độ thấm hút và sự mau khô, mềm mại. Với các đặc tính nổi bật này, nó đã trở thành sản phẩm hàng đầu trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Vải Umi là chất vải gì
Vải Umi là chất vải gì?

1.2. Lịch sử ra đời của chất liệu vải Umi

Chất vải Umi bắt đầu xuất hiện trên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ trước. Lúc đầu, vải Umi được các nhà sản xuất chế tạo với mục đích có giá thành rẻ hơn nhằm cạnh tranh với chất liệu tơ tằm đang “nổi đình đám” trên thị trường. Tuy nhiên, sự thành công đã vượt quá sự mong đợi, chất vải đã người dùng đón nhận bởi khả năng co giãn tuyệt hảo giúp tạo nên những chiếc áo hay chiếc đầm ôm sát body mà không cảm thấy khó chịu.

Vải Umi nổi bật bởi khả năng co giãn 4 chiều, bề mặt vải nhìn gọn gàng, tinh tế giúp cho người mặc có cảm giác thoáng mát, dễ chịu. Điều này đã làm cho loại vải này luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong các dịp lễ hội, sự kiện hay buổi dạ hội.

2. Vải Umi được sản xuất như thế nào?

Để tạo nên những tấm vải Umi chất lượng cao, những người sản xuất phải tuân thủ một quy trình vô cùng nghiêm ngặt. Mặc dù mỗi hãng sản xuất sẽ có những bí quyết riêng nhưng nhìn chung, vải Umi được tạo ra với các bước cơ bản sau:

Bước 1: Người sản xuất sẽ tiến hành nghiền nhỏ các loại cây thành bột rồi trộn với chất hóa học để tạo thành dung dịch bột gỗ màu nâu. Chất hóa học giúp thân cây tạo thành bột này gọi là natri hydroxit.

Bước 2: Trước khi được làm thành sợi vải, các bột gỗ sẽ được những người kỹ sư làm sạch, rồi đem đi tẩy trắng.

Bước 3: Bột gỗ sẽ được xử lý bằng chất học học carbon disulfide, sau đó người ta sẽ tiếp tục sử dụng Natri Hydroxit để dung dịch này hóa tan thành chất visco.

Bước 4: Sau khi đã có được chất Visco, người ta sẽ sử dụng máy tạo sợi để ép dung dịch thành Xenlulozo tái sinh. Từ chất hóa học này, người ta ép để dệt và đan thành chất liệu Umi.

Vải Umi có nguồn góc từ bột gỗ
Vải Umi có nguồn góc từ bột gỗ

3. Những loại vải Umi nào trên thị trường?

3.1. Chất liệu vải Umi thun

Mặc dù trên thị trường đã chất vải thun được rất nhiều người sử dụng nhưng nhìn chúng không được cao cấp. Điều này đã khiến các nhà sản xuất vô cùng trăn trở tạo nên vải thun Umi. Mang theo nhiều đặc điểm nổi bật của 2 chất liệu vải khác nhau, vải thun Umi đem đến cho người dùng sự mềm mịn, đứng dáng, co giãn cực kỳ tuyệt vời. Chất liệu này rất thích hợp để làm nên các trang phục thể thao hay đồ tập thể dục, đặc biệt trong môn chạy bộ hay bóng đá,…

3.2. Chất liệu vải Umi Hàn Quốc

Chất liệu Umi Hàn Quốc là một loại vải rất được ưa chuộng trong các set đồ công sở. Loại vải này có những đặc tính nổi bật, vượt xa vải âu thông thường như khả năng mềm mại, mịn mát, mặc lên cảm thấy co giãn mà không bị bức bí. Chính điều này đã giúp sản phẩm cực kỳ nổi tiếng trên thị trường.

Vải Umi đem lại sự lịch sự nhã nhặn
Vải Umi đem lại sự lịch sự, nhã nhặn

3.3. Chất liệu vải Umi Cotton

Có thể nói, đây là một “đứa con lai” của vải cotton và vải Umi. Chất liệu này mang trong mình đầy đủ sự ưu việt của vải cotton như có khả năng thấm mồ hôi và co giãn cực tốt. Đồng thời, loại vải này còn rất an toàn cho làn da trong quá trình mặc.

Vải Umi Cotton đem lại cảm giác dễ chịu
Vải Umi Cotton đem lại cảm giác dễ chịu

3.4. Chất liệu vải Umi hoa

Trong những “anh em” của vải Umi, chúng ta không thể không nhắc đến chất liệu vải Umi hoa. Loại vải này nổi bật bởi họa tiết in hoa vô cùng độc đáo, thường được sử dụng làm các bộ đồ mặc ở nhà hay áo sơ mi. Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp loại vải này vào các dịp cuối xuân, đầu hè khi mà các chị em thường lựa chọn để đi chơi, đi phượt để không bị thấm hút mồ hôi hay mùi cơ thể.

3.5. Chất vải Umi co giãn 4 chiều

Cuối cùng sẽ là vải Umi co giãn 4 chiều. Loại vải này được sử dụng để may thành quần đen hay quần công sở. Với những đặc tính nổi bật của vải umi, chất liệu này sẽ mang đến cho chúng ta sự co giãn cực tốt, cảm giác thoải mái trong quá trình mặc, đồng thời còn đem đến sự phẩm mỹ, rất thời trang trong các dịp đặc biệt.

4. Vải Umi có những điểm mạnh và điểm yếu nào?

4.1. Điểm mạnh của chất liệu Umi

4.1.1. Giá thành phù hợp

Giá thành rẻ là đặc điểm đầu tiên khiến rất nhiều người yêu thích vải Umi. Mặc dù giá tiền không quá cao nhưng nó vẫn đem đến cho người mặc cảm giác thoải mái, mịn màng nhưng không kém phần tinh tế trong quá trình mặc.

4.1.2. Độ giữ màu của vải

Chất liệu Umi chiếm được rất nhiều cảm tình của nhà sản xuất bởi khả năng nhuộm màu và giữ màu cực tốt. Đồng thời nó có thể “ăn” được rất nhiều loại màu khác nhau khiến rất nhiều khách hàng lựa chọn. Đặc biệt, khi thực hiện giặt giũ hay tẩy rửa, vải cũng không có dấu hiệu bị phai màu hay sờn rách.

Vải Umi không bị phai màu sau một thời gian sử dụng
Vải Umi không bị phai màu sau một thời gian sử dụng

4.1.3. Khả năng thấm hút mồ hôi

Bên cạnh những đặc điểm nổi bật trên, vải umi còn cho thấy khả năng thấm mồ hôi cực tốt, khô nhanh. Đặc biệt, chất liệu này không hấp thụ nhiệt giúp cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong quá trình mặc, rất phù hợp vào những ngày hè nóng bức, khó chịu.

4.2. Điểm yếu của vải Umi

4.2.1. Độ bền kém, dễ ẩm mốc

Điểm yếu đầu tiên mà chúng ta phải nhắc đến là đồ bền tương đối kém. Bởi thành phần chủ yếu của chất liệu này là bột gỗ nên vải rất dễ rách, đồng thời cũng dễ ẩm mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Đây chính là nhược điểm khiến cho chất liệu mau chóng mất đi tính thẩm mỹ, không được sử dụng dài lâu.

4.2.2. Dễ bị nhăn trong quá trình mặc

Khi sử dụng một thời gian dài, vải umi rất dễ bị nhăn nheo, khó làm phẳng như hiện trạng ban đầu. Để khắc phục điểm yếu này, người ta đã cho vào bột gỗ thêm một số chất khác như spandex để chất liệu có sự bền bỉ, khả năng co giãn tốt hơn.

5. Vải Umi được dùng làm gì?

Cũng giống như các loại vải khác, vải Umi được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và đời sống. Với ngành thời trang, chúng ta có thể sử dụng loại vải này để làm đồ văn phòng, đồ đồng phục, thẩm mỹ viện. Thậm chí, nó còn được sử dụng làm đồ mặc ở nhà hay bộ đồ đi chơi. Ngoài ra chất liệu còn được dùng làm trang trí đồ nội thất như chăn ga, khăn trải bàn hay rèm cửa,…

Vải Umi được dùng làm trang phục thể thao
Vải Umi được dùng làm trang phục thể thao

Như đã thấy, vải Umi sẽ đem đến cho chúng ta sự hài hòa và tinh tế, có thể sử dụng trong nhiều dịp khác nhau. Với bài viết của timviec24h.vn. các bạn đã biết chất vải Umi là chất vải gì chưa? Nếu có bất kỳ câu hỏi hay khúc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng mình nhé!

Đăng ngày 13/03/2023, 164 lượt xem