Tin tức tổng hợp

Vải nhung tăm là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về vải nhung tăm

1. Vải nhung tăm là gì?

Là loại vải có từng thớ dọc theo chiều dài của vải, và điều khác với vải nhung là có bề mặt mịn. Đối với vải này có nhiều màu sắc khác nhau, trên bề mặt vải có các sợi nhỏ li ti giúp tạo ra những hiệu ứng thay đổi về màu sắc và theo từng môi trường tiếp xúc.

Bạn có biết đến loại vải nhung tăm
Bạn có biết đến loại vải nhung tăm?

Vải nhung tăm có tên tiếng anh là Corduroy. Bạn có thể thấy rằng đôi khi vải sẽ được làm từ chất liệu vải len. Được dệt với 3 loại sợi khác nhau, sẽ có hai loại sợi ngang và 1 sợi dọc tạo liệu là vải len. Sợi vải thứ 3 sẽ được đan xen vào nhau để tạo dọc nổi cho vải.

2. Nguồn gốc của vải nhung tăm

Vải nhung tăm lần đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập vào những năm 200 sau Công nguyên, với chất liệu ban đầu được gọi là Fustian. Chất liệu này sẽ có nhiều đường vân trên bề mặt và nó thô hơn chất liệu nhung hiện nay. Và vật liệu sau này được phát triển bởi các nhà máy dệt ở Anh vào thế kỷ 18, vì thế nên vải nhung tăm được cho là sinh ra từ Anh.

Nguồn gốc xuất xứ của loại vải này từ đâu
Nguồn gốc xuất xứ của loại vải này từ đâu?

Vải nhung tăm được coi là loại vải phổ biến ở Anh vào những năm 1700, và đến thế kỷ 19 các loại vải nhung tăm sang trọng được thay thế vải nhung. Nên loại vải này đã dần bị hạn chế sử dụng hơn.

Đến đầu thế kỷ 20 thì vải nhung tăm bắt đầu được sử dụng lại. Với chất liệu như vậy được sử dụng để may đồng phục cho học sinh.

Cho đến những năm 1950, loại vải này được sử dụng nhiều hơn. Chất liệu phù hợp cho thời tiết mùa đông nên có thể may các loại quần áo phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Và đến nay vải nhung tăm đã trở thành một trong những loại vải làm nên xu hướng thời trang thế giới.

3. Quy trình sản xuất vải nhung tăm

3.1. Tạo sợi vải

Để tạo ra được một tấm vải trước tiên cần làm ra sợi vải trước
Để tạo ra được một tấm vải trước tiên cần làm ra sợi vải trước

Nguyên liệu để làm ra những tấm vải lớn đó là sợi vải. Nếu dây vải được làm bằng sợi bông thì phải thu hoạch bông, rồi tách hạt và thực hiện kéo sợi bông.

Với trường hợp sợi polyester bạn sẽ cần phải thực hiện phản ứng hóa học để tạo ra polime. Đơn chất được tạo thành là do phản ứng hóa học giữa rượu (etylen glicol) và axit (đimetyl terephthalate) ở nhiệt độ cao. Monome tiếp tục phản ứng với axit để thành polyme.

Sau khi tạo thành hợp chất sẽ được đưa vào bể để làm sạch bằng nước, và hợp chất sẽ được sấy khô ở 160 độ C trước khi được nóng chảy để tạo ra sợi. Tiếp theo đó dung dịch sẽ được nóng chảy đi qua máy bơm vào cụm và chảy vào thành phần để phun ra sợi.

Các sợi ép đùn được để nguội tự nhiên trong không khí, các sợi sẽ được kéo căng để tạo ra sức mạnh, độ bền và độ dẻo dai. Kích thước của vải có thể thay đổi lên tới hàng trăm lần so với chiều dài ban đầu của sợi vải. Đây được coi là bước nối các sợi đơn lại với nhau để phục vụ cho các công đoạn tiếp theo.

Nếu vải được dệt từ len để sản xuất đồ len thì trước hết bạn phải lấy lông của các động vật như: dê, cừu, bò, thỏ… Sau khi được lấy bộ lông của nó sẽ được làm sạch.

Với phần lông thô có chứa chất nhầy lanolin và sẽ được làm sạch bằng chất xúc tác hóa học. Sau khi đã được phân loại sợi len trở thành bông vải thô. Quá trình này chúng ta tiếp tục kéo thành sợi.

3.2. Dệt vải

Dệt vải nhung tăm ra làm sao
Dệt vải nhung tăm ra làm sao?

Loại vải này được dệt theo kiểu dệt trơn. Khi dệt các sợi ngang được luồn lên trên, phía dưới là các sợi dọc. Ngoài ra có thể dệt bằng kiểu dệt đan chéo, nhưng kiểu này thì ít phổ biến hơn.

Sau khi đã dệt xong sợi dọc, sợi ngang rồi thì các sợi còn lại được bổ sung vào để tạo thành các sợi cọc. Các cọc sợi này sẽ tạo thành các đường vân đặc trưng của vải nhung tăm.

3.3. Dán keo và cắt sợi cọc

Sau khi đã dệt xong, bạn cần bôi một lớp keo lên bề mặt sau của tấm vải nhung. Việc dán keo này giúp tạo điều kiện cho các vết cắt dọc và cắt bằng máy công nghiệp. Ngoài ra thì chất keo cũng làm mềm các cạnh để vải được mềm và nhẹ nhàng hơn.

3.4. Nhuộm vải

Với sợi vải nhung tăm sẽ được nhuộm bằng máy nhuộm công nghiệp. Trước khi cho vào máy nhuộm sẽ được qua một lớp khử bằng hóa chất và sau đó được đưa vào máy nhuộm đã được chọn màu.

Bạn có thể thấy rằng vải cotton nhung tăm hiện nay được nhuộm với đa dạng màu sắc khác nhau. Và cũng nhờ vào sự kết hợp của các sợi tổng hợp, nhung tăm giờ đã có khả năng chống bạc màu.

4. Các loại vải nhung tăm phổ biến hiện nay

Vải nhung tăm dần được cải tiến thành nhiều loại vải khác nhau như: nhung tăm dây voi, nhung tăm chuẩn, vải nhung tăm nhuộm… Ở mỗi loại vải sẽ có những đặc điểm khác nhau.

4.1. Vải nhung tăm chuẩn

Với loại vải nhung tăm chuẩn này thì số lượng sợi nằm trong khoảng từ 11 đến 12 trên mỗi inch vải. Đây là loại vải xuất hiện đầu tiền và là tiền đề cho các loại vải nhung tăm khác ra đời.

4.2. Vải nhung tăm dây voi

Loại vải này được đặt tên như vậy là vì có những đường vân nổi lên như nếp gấp của da voi vậy. Nó có các đường gân to và dày mang lại cảm giác ấm áp và bền cho người mặc.

4.3. Vải nhung tăm nhuộm

Là một loại vải có nhiều mắc sắc đa dạng, thường được sử dụng để sản xuất ra quần áo, phụ kiện. Có một điểm trừ ở loại vải này là sẽ bị ố vàng khi người dùng giặt.

4.4. Vải nhung tăm Spandex

Đây là loại vải kết hợp cả 3 sợi vải điển hình là: cotton, poly và spandex. Chất liệu vải này sẽ co giãn tốt hơn các loại vải nhung khác. Loại vải này thường dùng để may quần áo cho trẻ em.

4.5. Vải nhung tăm Pinwale

Vải Pinwale có đường vân mịn và mỏng hơn vải nhung tăm dây voi. Số lượng sợi dọc, sợi ngang là 21 sợi cho 1 inch vải. Với loại vải này sẽ không có độ co giãn nhiều nhưng sẽ mang lại cảm giác ấm cho người mặc.

4.6. Vải nhung tăm Bedford

Loại vải này có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, được dệt như vải cotton vậy. Các đường gờ sẽ không được làm rõ như những vải nêu trước đó. Với loại vải này thường sẽ được may váy và quần áo mùa đông.

5. Một số ưu nhược điểm của vải nhung tăm

5.1. Ưu điểm

+ Độ bền cao: Đa phần các sợi nhung tăm được dệt từ nhiều loại vải khác nhau nên nó sẽ tương đối là bền. Chất liệu dày dặn nên không dễ bị rách trong quá trình chúng ta sử dụng.

+ Tính thẩm mỹ cao: Với chất liệu ngày càng được sản xuất theo nhiều cách khác nhau nên người ta có thể dùng vải này để may nhiều trang phục khác nhau. Trên bề mặt vải bạn để ý kỹ sẽ có những đặc điểm rất hay mà không phải loại vải nào cũng có. Với những chiếc tăm trên bề mặt vải giúp tạo nên tính thẩm mỹ cho bộ trang phục.

Vải nhung tăm mang cho mình nhiều ưu điểm được cho là tích cực
Vải nhung tăm mang cho mình nhiều ưu điểm được cho là tích cực

+ Giá cả hợp lý: So với một số loại vải thông thường thì vải nhung tăm có giá thành rẻ hơn, vì đây là sự kết hợp của nhiều sợi vải nên giá thành sẽ ở mức trung bình so với mặt bằng chung.

+ Vải ít bị nhăn: Những sợi vải nhung tăm sẽ không bị nhăn như các chất liệu làm từ vải cotton. Vì nó có cách dệt khác biệt so với một số loại vải khác nên sẽ hạn chế được việc vải bị nhăn nhúm, chảy xệ.

5.2. Nhược điểm

+ Không thích hợp với các quốc gia có khí hậu nhiệt đới: Những nước có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nghĩa là vào mùa đông thì thời tiết quá lạnh, mùa hè thì nhiệt độ quá cao. Với vải nhung tăm thì khả năng giữ nhiệt của nó chỉ ở mức độ trung bình nên chất liệu này không phù hợp cho con người sinh sống ở những nước có khí hậu nhiệt đới.

Vải nhung tăm không thích hợp cho các quốc gia có khí hậu nhiệt đới
Vải nhung tăm không thích hợp cho các quốc gia có khí hậu nhiệt đới

+ Vải dễ bị sờn màu: Khi bạn sử dụng lâu ngày thì vải nhanh chóng phai màu theo thời gian vì bề mặt vải thường xuyên bị tiếp xúc. Nên việc thay đổi màu sắc vải là điều không thể tránh.

+ Độ đàn hồi chưa được tốt: Vì có nhiều đường gân nổi trên bề mặt vải nên vải sẽ mất đi độ đàn hồi, cũng vì thế nên chất liệu vải này thường ít sử dụng để may các đồ bó sát.

Trên đây là những thông tin về vải nhung tăm, một phần cũng giúp bạn hiểu được vải nhung tăm là gì? Nó có những ưu nhược điểm gì? Hay là nó phổ biến với các loại vải nào? Đúng không nhỉ. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài chia sẻ này giúp bạn lựa chọn cho mình được những sản phẩm làm từ vải nhung tăm ưng ý nhé.

Đăng ngày 06/10/2022, 211 lượt xem