Tin tức tổng hợp

Nói tiếng bụng là gì? Rèn luyện cách để nói tiếng bụng

1. Hiểu về nói tiếng bụng

1.1. Nói tiếng bụng là gì

Nói tiếng bụng có tên tiếng anh là ventriloquism hay ventriloquy. Đây là một bộ môn nghệ thuật sân khấu mà người nghệ sĩ sẽ phát ngôn làm sao cho càng ít cử động cơ miệng càng tốt, khiến cho người xem có cảm giác như là những lời nói này do một người khác tạo ra.

Khi biểu diễn thì người nghệ sĩ sẽ thường mang theo một con rối để làm đạo cụ diễn. Họ sẽ cử động người con rối để tạo cho người xem cảm giác như thể là con rối đang biết nói chuyện thật. 

Nói tiếng bụng là gì
Nói tiếng bụng là gì

1.2. Lịch sử của nói tiếng bụng

Tiếng bụng, đây là một kỹ năng đã được biết đến từ rất lâu, thời xa xưa. Nó được có trong mô tả của Kinh thánh. Tuy nhiên được hiểu theo một nghĩa tiêu cực. Tiếng bụng này được sử dụng bởi người Hy Lạp, La Mã và Ai Cập cổ đại. Theo như những gì từ xa xưa nói, những người biết nói tiếng này thường được coi là người bị ám ảnh bởi ma quỷ, bị bức hại bằng rất nhiều các biện pháp tàn nhẫn khác nhau. Trên thực tế, người ta cho rằng nó là quỷ và nói chuyện trực tiếp vì khi nói họ không cần cử động cơ miệng tí nào. 

2. Những cách để tập luyện nói tiếng bụng

2.1. Luyện tập từ xa

2.1.1. Hít vào

Trước tiên chúng ta phải hít một hơi thật sâu, lấy càng nhiều không khí càng tốt: Để nói được tiếng bụng thì phải dựa vào một áp lực khi ép một lượng lớn không khí đi qua khe hẹp ở cổ họng. Chính vì thế việc hít một hơi thật sâu để lấy lượng lớn không khí là bước thiết yếu đầu tiên. Tuy nhiên khi hít một hơi thật sâu bằng mũi phải chú ý không được phát ra tiếng động, tránh việc thở ra hổn hển như thể bằng miệng. 

Luyện tập từ xa
Luyện tập từ xa

2.1.2. Nâng lưỡi lên

Đưa cuống lưỡi đến vị trí sát vòm họng tuy nhiên không được chạm vào vòm họng mềm: Hành động này sẽ làm đóng hầu hết cổ họng lại. Chỉ để ra một khe hở nhằm tạo ra một giọng nói như bị nghẹn. 

2.1.3. Sử dụng áp lực từ cơ hoành

Hóp bụng và thắt chặt cơ hoành lại và sử dụng áp lực dưới phổi: Cơ hoành là cơ quan quan trọng trong việc hít vào và thở ra. Và khi bạn hít vào thì cơ hoành sẽ hoạt động. Vì cơ hoành ở ngay dưới phổi và xung quanh dạ dày trên nên việc co dãn cơ ở vùng bụng sẽ làm co thắt cơ hoành. Việc này sẽ giúp bạn quản lý được cổ họng tố họng tốt hơn và quan trọng là hãy nén hơi ở cổ họng.

2.1.4. Thở ra từ từ, đồng thời tạo ra tiếng kêu khi hơi thoát ra từ cổ họng

Bằng cách thắt đường thở lại sẽ khiến cho đường hơi chạy qua thanh quản. Kết quả âm thanh sẽ bị đóng trong cổ họng khiến cho âm thanh cảm giác như thể phát ra từ nơi khác. Hã luyện tập theo cách này để cho thành thục. Bạn hãy cứ hít một hơi thật sâu và co cơ bụng lại. Khi nào đau cổ họng thì hãy dừng lại.

2.1.5. Nói chữ A

Luyện tập hít vào và co cơ bụng lại nhiều lần. Sau đó thay vì phát ra âm thanh nhỏ thì bạn hãy thử nói chữ A. Chữ A này cần phải kéo dài và nói ngay sau khi bạn thở ra rồi đẩy hết không khí trong phổi ra. Hãy luyện tập bước này một cách thành thục và âm thanh của bạn sẽ to hơn. Ngừng tập khi thấy cổ họng đau.

Nói chữ A
Nói chữ A

2.1.6. Thay thế chữ A bằng chữ khác

Sau khi thành thục, bạn có thể thay thế chữ A bằng một chữ khác như là chào. Lặp lại việc này thường xuyên thì bạn sẽ có được âm thanh mà mình mong muốn.

2.1.7. Giới hạn thời gian tập

Các lần tập không nên quá 5 phút: Hãy ngừng tập khi thấy cổ họng và thanh quản đau. Vì đây là những bộ phận quan trọng nên hãy chú ý chỉ tập trong khoảng thời gian nhất định.

2.2. Tạo khẩu hình miệng

2.2.1. Kiểm soát cử động của môi

Ba tư thế cơ bản khi cử động môi là tư thế thư giãn, tư thế nụ cười và tư thế mở môi.

Kiểm soát cử động của môi
Kiểm soát cử động của môi

Tạo tư thế môi thư giãn bằng cách tách 2 môi ra, giữ hàm thả lỏng, răng hàm trên và dưới không chạm vào nhau.Tư thế nụ cười là tư thế quen thuộc trong nghệ thuật nói tiếng bụng. Để làm được tư thế này, đầu tiên bạn cần giữ hàm và môi cũng phải tách nhau ra, sau đó nhếch nhẹ 2 bên mép giống cười nhẹ.Tư thế miệng mở được dùng khi người nói muốn thể hiện sự bất ngờ hoặc ngạc nhiên,đôi khi nó dễ khiến người khác thấy lưỡi chúng ta cử động. Há miệng sao cho hàm trên và hàm dưới cách nhau một khoảng vừa phải. Hai mép môi hơi chếch lên, giống tư thế cười nhưng rộng hơn.

2.2.2. Bắt đầu với các âm dễ

Hãy bắt đầu bằng các âm dễ, những âm mà không cần cử động hàm hay cử động ít. Tập nhiều lần trước gương cho đến khi bạn ít cử động mà vẫn cảm thấy thoải mái.

2.2.3. Kỹ năng nhấn trước

Đối với những âm mà bạn cần khép môi trên thì cần phải sử dụng kỹ thuật nhấn trước. Khi sử dụng kỹ thuật này lưỡi sẽ đóng vai trò thay cho môi. Đặt nhẹ đầu lưỡi lên mặt sau của răng, rồi sử dụng một lực nhẹ nhàng giống như khi 2 môi bạn khép lại để tạo ra âm thanh. 

Kỹ năng nhấn trước
Kỹ năng nhấn trước

2.3. Đánh lừa thính giác

2.3.1. Tìm kiếm giọng nói

Dù bạn có thành thục đến mức nào thì khi bạn tạo ra âm thanh bụng người ta vẫn có thể phát hiện ra âm thanh đó phát ra từ bạn. Chính vì thế hãy đánh lạc hướng bằng cách bạn cũng hãy giả vờ tìm kiếm giọng nói phát ra từ đâu. 

2.3.2. Tập trung vào một việc giả định

Say khi kết thúc việc tìm kiếm giọng nói, bạn hãy thử tập trung và một vật giả định nào đó để khiến cho người xem cũng sẽ tập trung theo hướng đó. Họ sẽ phát hiện ra nhưng cũng phải mất một thời gian. 

Tập trung vào một việc giả định
Tập trung vào một việc giả định

2.3.3. Sử dụng diễn xuất phi ngôn

Làm tăng sự nhầm lẫn bằng cách trả lời lại tiếng bụng của mình. Kèm theo đó hãy diễn biểu cảm gương mặt như bất ngờ, vui vẻ,... có thêm biểu cảm sẽ cho việc diễn xuất này được tự nhiên hơn, người xem sẽ thú vị và tò mò hơn.

Trên đây là tất cả về nghệ thuật nói tiếng cơ bụng. Bài viết đã giúp cho bạn biết nói tiếng cơ bụng là gì và cách để luyện tập nói tiếng cơ bụng. Hi vọng nó sẽ có ích với bạn.

Đăng ngày 02/12/2022, 298 lượt xem