Tin tức tổng hợp

Chu Tước là gì? Nó có ý nghĩa thế nào trong đời sống phong thủy

1. Chu tước là gì

Chu tước là một trong bốn linh vật Tứ Tượng trong văn hóa Trung Quốc, và là một trong các khái niệm phong thủy mà nhiều người quan tâm, Tứ tượng ở đây gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và cuối cùng là Huyền Vũ.

Tứ tượng của Trung Quốc
Tứ tượng của Trung Quốc

Chu Tước ngày xưa còn được gọi là chu điểu nghĩa là con chim màu đỏ, là linh vật thiêng liêng với nhiều người, chu Tước đại diện cho hành hỏa, hướng Nam và mùa Hạ.

Chu Tước hay bị nhầm với chim Phượng Hoàng do có ngoại hình tương đồng nhưng chúng thực ra là 2 loài sinh vật khác nhau. Phượng hoàng thường gắn liền với các chi tiết hoàng tộc, là một thân phận cao quý khó ai sánh bằng. Còn Chu Tước là thần thoại trong các bộ môn như thiên văn, tử vi và cả phong thủy trong văn hóa Trung Quốc.

Chu Tước
Chu Tước

2. Ý nghĩa của Chu Tước

2.1. Chu Tước thường được xem xét trong phong thủy nhà cửa

2.1.1. Vị trí tốt

Trong tử vi, phong thủy nhà ở thì Chu Tước được nhiều người lựa chọn làm mẫu lý tưởng, chu tước phải đặt ở những nơi rộng rãi, có khả năng đón ánh mặt trời, tích lũy cho chủ nhà nhiều điều may mắn. Chính vì phải đặt ở nơi rộng rãi, chủ nhà nên tránh các khe hở, lối đi vào của xe cộ hay khu vực có lỗ thông gió đặt trước nhà. Để có một vị trí đặt tốt, chủ nhà tuyệt đối không nên xây cửa đối diện nhà người khác. Nếu khi mở cửa ra mà cửa nhà bạn đối lập với người người khác hoặc chạm mặt bên kia đường thì đây chỉ được gọi là tình thế rút lui mà thôi.

Vị trí đẹp
Vị trí đẹp 

Đây chỉ là tình trạng không thể thay đổi được, còn nếu là ngôi nhà của mình thì các bạn nên cân nhắc kỹ, chọn hướng cửa sao cho phù hợp , vì đời người được mấy lần xây nhà nên việc chọn hướng cửa luôn phải là ưu tiên hàng đầu. Nó như một sự khởi đầu mới đối với gia chủ, giúp gia chủ làm ăn thuận lợi và đặt được nhiều thành công trong năm vừa qua.

Giống với câu nói “một cửa thịnh hai cửa suy”, việc xây nhà đặt cửa ra sao cho hợp với giá chủ cũng là một điều cần hết sức lưu ý.

2.1.2. Vị trí lỗi

Đối với việc xây nhà, phong thủy là điều mà ai cũng tìm hiểu qua nhằm tạo cho mình vượng khí tốt, phát tài phát lộc, ăn lên làm ra. Nếu nhà của bạn đang bị các ngôi nhà hay tòa cao tầng che chắn, rất có thể chu tước đang không được hấp thụ tốt. “Chu Tước phải ngóc đầu lên” là câu nói quá đỗi quen thuộc trong sách cổ. Giống như các dịp lễ tết chúng ta thường chúc nhau những lời nhau ý đẹp với mong muốn một năm tràn đầy ấm no hạnh phúc, còn với Chu Tước nếu bị cho cúi mặt xuống thì rất có thể là “của trước bị cản, nhà bị chướng”, gia chủ sẽ không gặp may mắn nữa đồng thời từ “chướng” đã cho chúng ta thấy được sự không hợp lý trong khâu xem xét phong thủy, nếu cố tình làm có thể dẫn tới các tai nạn từ đâu ập đến, tai ương về xương máu. Nếu phía trước ngôi nhà bạn ở có các cột điện lớn hay tháp, trạm biến áp thì nó sẽ mang những điều không may mắn, làm theo kiểu này rất dễ tiền mất tật mang.

Vị trí không đẹp cho Chu Tước
Vị trí không đẹp cho Chu Tước

2.2. Cách trang trí Chu Tước hợp lý

Yêu cầu đầu tiên là phải thông thoáng: Chu Tước theo dân gian thuộc thẻ Càn, thân thuộc dương nên cần trống hoặc không để âm khí để cân bằng, tạo ra thế vững trãi tốt đẹp cho gia chủ. Thế nên khi đặt con chim đỏ trước nhà cần chuẩn bị một không gian thông thoáng, phù hợp để đón ánh mặt trời, không để các toàn nhà hay núi cao che chắn. Có như thế chủ nhà mới trở thành phượng vu được.

Trang trí Chu Tước
Trang trí Chu Tước

Tránh gò bó: trong khu dân cư hay những khu tập trung đông người Chu Tước sẽ bị gò bó, bởi đặc điểm nổi bật của Chu Tước là đứng trước ánh sáng lấy linh khí. Nếu khoảng cách giữa nhà với môi trường xung quanh quá nhỏ sẽ dẫn đến việc Minh đường xấu, không thể hấp thụ những tài lộc cho chủ nhà. Hay các ngôi nhà bị dự án xung quanh cắt ngang thì rất dễ gặp phải tình trạng không hút được linh khí. Nếu Chu Tước với một tảng đá to chắn ngang giữa đường trước nhà thì đây là điềm xấu, người phụ nữ bên trong gia đình rất dễ mắc phải các bệnh về tim mạch, nếu kèm theo cả cỏ dại thì rất không tốn cho sự nghiệp và tiền bạc của gia chủ.

3. Điểm khác nhau giữa Chu Tước và Phượng Hoàng

Do có ngoại hình đều xuất thần, đều có bộ lông màu đỏ rực rỡ nên nhiều người hay nhầm lẫn giữa Chu Tước và Phượng Hoàng, nhưng chúng là những sinh vật hoàn toàn khác nhau. Phượng Hoàng thường tượng trưng cho hoàng tộc, cho sự vĩnh cửu bền lâu, và tượng trưng cho cả điềm lành, vượng khí tốt đẹp. Chu Tước được người ta coi là linh thú trong thần thoại thiên văn và phong thủy Trung Quốc. Theo truyền thuyết cổ đại Trung Hoa thì Phượng Hoàng được sinh ra trong một chi của Bàn Cổ, còn Chu Tước là ngũ hành, giữa chúng không hề có điểm tương đồng.

Chu Tước khác Phượng Hoàng
Chu Tước khác Phượng Hoàng

4. Các điều không nên làm trong ngày Chu Tước hắc đạo

Dựa vào việc tìm hiểu phong thủy, các ngày được gọi là hắc đạo trong Chu Tước cần tránh những việc gì?

Trong các ngày nảy, ngày Chu Tước Hắc đạo sẽ cản trở những điều may mắn, làm ảnh hưởng không nhỏ tới công danh tài lộc. Nó cũng tạo ra nguồn năng lượng mạnh mẽ, gây ảnh hưởng tới công việc, do có tác động đến tâm lý nên việc mọi người thường có tính nóng vội, chủ quan không cẩn thận mà làm hỏng việc đại sự. Chính điều này dễ gây lên mâu thuẫn, dính vào các vụ kiện tụng không đáng có.

Trong ngày này bạn cần nên tránh làm những việc sau để mọi chuyện trở lên suôn sẻ hơn:

Động thổ, khởi công: đây là 2 việc quan trọng trong đất đai, nó là một tài sản lớn, nhưng việc chọn ngày không tốt rất dễ ảnh hưởng tới công trình, dễ gây tai nạn lao động, xảy ra kiện tụng, cãi vã, mất vật tư, ngoài ra còn gây chất lượng công trình kém, khi đưa vào sử dụng dễ xảy ra các vấn đề về điện nước. Nên khi khởi công các dự án chủ nhà hoặc nhà thầu thường đi “xem ngày” để chọn cho mình một khởi đầu tốt.

Khai trương, Ký hợp đồng: người làm chủ doanh nghiệp rất dễ nóng vội, hấp tấp, có thể gặp nhiều sai lầm không đáng có, làm phật ý khách hàng, lợi nhuận thấp, dễ dính đến pháp luật như thuế, chất lượng sản phẩm có vấn đề.

Tổ chức hôn lễ: nếu tổ chức hôn lễ vào ngày này, hai vợ chồng rất dễ gặp thị phi, khó tránh khỏi việc bất hòa, kinh tế không vững và xấu hơn có thể dẫn tới việc ly dị,…

Nhập học, nhận chức, mua xe, mua nhà: năng lượng tiêu cực của ngày hắc đạo sẽ làm con người đắm chìm vào những tệ nạn, nhẹ thì rượu chè bết bát, học hành thi cử vất vả, nặng có thể dẫn tới đánh nhau, bị kỷ luật và đuổi học. Nếu phải nhậm chức vào ngày này thì công danh cũng có đường trắc trở, dễ mất hòa khí với cấp trên, cấp dưới; trong việc mua bán nhà cửa xe cộ thì rất dễ gặp tai nạn, hỏng hóc hay trộm cắp.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Chu Tước là gì? Những điều cần biết về ngày Chu Tước và cách trang trí nhà cửa để có thể đón được vượng khí tốt lành. Nếu bạn còn câu hỏi gì thắc mắc hãy bình luận xuống phí dưới, timviec24h.vn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Đăng ngày 06/10/2022, 191 lượt xem