Tin tức tổng hợp

Bật mí những thông tin hữu ích của khái niệm chế độ thủ trưởng

1. Khám phá khái niệm chế độ thủ trưởng

1.1. Chế độ thủ trưởng là gì?

Chế độ thủ trưởng là chế độ lãnh đạo làm việc, người thủ trưởng cũng là một công chức nhà nước. Khi người đứng đầu cơ quan hoặc tổ chức đó nắm trong tay toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi phương diện trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do chính mình quản lý.

Khám phá khái niệm chế độ thủ trưởng
Khám phá khái niệm chế độ thủ trưởng

Thuật ngữ chế độ thủ trưởng được áp dụng rất nhiều trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn những các bộ, các cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Những chức vụ như Bộ trưởng, giám đốc cơ sở, …. được coi là thủ trưởng của những cơ quan đó, họ có quyền tự quyết và quyết những những vấn đề liên quan đến việc hoạt động của cơ quan, tổ chức, đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp trên về những quyết định mà bản thân mình đưa ra.

1.2. Những chế độ thủ trưởng được nhà nước quy định hiện nay

1.2.1. Bộ trưởng, thủ trưởng của các cơ quan ngang bộ

Những người nắm giữ chức vụ này là thành viên của Chính phủ nắm giữ chức vụ đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo chỉ đạo những công tác của bộ, của các cơ quan ngang bộ. Cùng với đó, họ cũng là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về các ngành hoặc lĩnh vực được cấp trên phân công. Ngoài ra còn tổ chức thi hành, tham gia theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, đến lĩnh vực đang phụ trách trên phạm vi toàn quốc.

Những chế độ thủ trưởng được nhà nước quy định hiện nay
 Những chế độ thủ trưởng được nhà nước quy định hiện nay

Các bộ và cơ quan ngang bộ của Việt Nam hiện nay gồm có:

Bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Văn hóa thể thao du lịch, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ.

Các cơ quan ngang bộ: Ủy ban dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.

Những người đứng đầu các cơ quan trên sẽ là: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng thanh tra Chính phủ và chủ nhiệm văn phòng Chính phủ.

1.2.2. Thủ trưởng của đơn vị

Họ là những người công chức đang thực hiện công tác tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Những cơ quan này thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang bộ hoặc các công chức đang thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc bộ, những cơ quan ngang bộ nắm vị trí lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân.

2. Người nắm giữ chức vụ thủ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

2.1. Thủ trưởng với tư cách là một thành viên của Chính phủ

Với tư cách là một thành viên của Chính phủ, thủ trưởng có nhiệm vụ tham gia giải quyết các vấn đề, các công việc chung của Chính phủ. Tham gia, quyết định và chịu trách nhiệm liên đới liên quan đến các vấn đề thuộc thẩm quyền Chính phủ.

Cùng với đó, tạo đề xuất với Chính phủ, với Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương, chính sách, văn bản cơ chế pháp luật thuộc thẩm quyền và nhiệm vụ công việc của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ khi cần. Đồng thời, tham gia làm việc một cách chủ động với Thủ tướng và Phó thủ tướng về những công việc của Chính phủ và các công việc, dự án liên quan được giao phó trách nhiệm. Là thành viên của Chính phủ, thủ trưởng phải chịu trách nhiệm về những nội dung và tiến độ trình liên quan đến các đề án, dự án, và các văn bản pháp luật liên quan đến bộ, cơ quan mà mình lãnh đạo.

Người nắm giữ chức vụ thủ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Người nắm giữ chức vụ thủ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Tham dự và biểu quyết tại những phiên họp của Chính phủ.

Hoàn thiện, triển khai các công việc theo ngành và lĩnh vực được Chính phủ giao nhiệm vụ và ủy quyền phân công. Tham gia, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thi hành pháp luật, thực hiện kế hoạch chiến lược theo chương trình và quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ban ngành, lĩnh vực được phân công giao phó.

2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của thủ trưởng khi là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ.

Những nhiệm vụ và quyền hạn của thủ trưởng với tư cách này đã được Nhà nước quy định vô cùng rõ ràng tại điều 34, Luật tổ chức Chính phủ 2015.

Có thể khái quát qua những nhiệm vụ và quyền hạn đó như sau:

Người là thủ trưởng của bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ công tác của bộ, cơ quan ngang bộ. Có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phải tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án hay những nhiệm vụ quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và giao phó.

Người nắm giữ chức vụ thủ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Người nắm giữ chức vụ thủ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Cùng với đó, thủ trưởng có quyền đưa ra những quyết định theo thẩm quyền hoặc qua quá trình trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình đang đứng đầu. Thủ trưởng được đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các vị trí từ Thứ trưởng/ Phó Thủ trưởng của các cơ quan ngang bộ.

Đồng thời, có quyền ban hành những văn bản pháp luật dựa theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc trình Chính phủ, thủ tướng các chính sách phát triển mới với các ngành, các lĩnh vực được phân công.

3. Trách nhiệm của thủ trưởng

Theo điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 đã quy định rất rõ trách nhiệm của thủ trưởng của các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ và thủ trưởng đơn vị.

Người nắm giữ chức vụ thủ trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, trước Chính phủ và quốc hội về ngành, lĩnh vực mà bản thân mình được phân công giao phó trách nhiệm về kết quả làm việc, hiệu quả hoạt động của những cơ quan đó.

Trách nhiệm của thủ trưởng
Trách nhiệm của thủ trưởng

Thực hiện những quyết định và báo cáo quá trình thực hiện các quyết định của mình trong nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Có trách nhiệm cùng Chính phủ và các thành viên khác trong Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về quá trình hoạt động của Chính phủ.

Đảm nhận vai trò, nhiệm vụ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc Hội và Ủy ban thường vụ quốc hội.

Cùng với đó thực hiện báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm mà bản thân quản lý.

Đối với cương vị là một người thủ trưởng đơn vị,  người lãnh đạo phải trực tiếp chịu trách nhiệm với các lãnh đạo Bộ, các cơ quan ngang bộ và pháp luật trong việc thực hiện phạm vi nghiên cứu và thực hiện quyền hạn được giao phó.

Hy vọng, qua bài viết này, timviec24h.vn có thể cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và giải đáp được cho bạn thắc mắc liên quan đến câu hỏi Chế độ thủ trưởng là gì? Mong rằng, những thông tin này có thể hỗ trợ trong quá trình học tập, làm việc hay thu thập thêm kiến thức cho bản thân mình.

Đăng ngày 02/12/2022, 214 lượt xem