Bí quyết viết CV

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học

1. Mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học có thật sự quan trọng?

Khi nhà tuyển dụng đọc một CV xin việc bất kỳ, thứ thu hút họ nhất trong CV chính là mục tiêu nghề nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp như một định hướng, vạch đích mà ứng viên muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Đây là lộ trình mà ứng viên muốn đạt được sau này.

Mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học có thật sự quan trọng
Mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học có thật sự quan trọng

Mục tiêu nghề nghiệp trong ngành công nghệ sinh học là thước đo để nhà tuyển dụng hiểu được tham vọng và mong muốn của bạn trong sự nghiệp, nó sẽ là động lực thúc đẩy bạn đến đỉnh cao của sự nghiệp.

Mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn biết được mong muốn, đồng thời sẽ lên kế hoạch để trau dồi kiến thức, khiến bản thân thực hiện được các công việc đề ra. Bạn cũng sẽ biết cách sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả, không “đâm đầu” vào những thứ vô bổ.

Mục tiêu nghề trong CV ngành công nghệ sinh học rất quan trọng, tuy vậy không phải ai cũng biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học sao cho ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cũng sẽ nhìn vào mục tiêu nghề nghiệp của bạn để biết được bạn có phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không. Vậy làm thế nào để viết được mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học ấn tượng đây? Cùng tìm hiểu các chiến thuật dưới đây nhé!

2. Chiến thuật viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học

2.1. Giới thiệu bản thân ngay từ mở đầu

“Với 7 năm kinh nghiệm làm nghiên cứu trong ngành công nghệ sinh học, nghiên cứu ra được nhiều đặc điểm của sinh vật học, tôi chính là người nghiên cứu chính trong doanh nghiệp AVC. Tôi có khả năng sáng tạo, nghiên cứu và biết cách làm việc nhóm, cam kết đem đến sự phát triển của công ty trong ngành nghiên cứu công nghệ sinh học.”

Giới thiệu bản thân ngay từ mở đầu
Giới thiệu bản thân ngay từ mở đầu

Qua ví dụ ở trên, bạn để ý đến từ ngữ nào đầu tiên? Có thể thấy những từ ngữ tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng như “7 năm kinh nghiệm”, “người nghiên cứu chính”,… chỉ cần đọc lướt qua, mọi người đều biết đây là người đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghiên cứu công nghệ sinh học. Nhà tuyển dụng khẳng định sẽ bị thu hút và muốn xem thêm các thông tin khác trong CV của bạn.

2.2. “Sale” bản thân trong mục tiêu nghề nghiệp

Nếu ở chiến thuật trên giới thiệu ngành nghề đã làm, vị trí làm việc thì chiến thuật này sẽ nói về việc bạn làm được những gì ở chỗ làm cũ và kết quả ra sao. Nếu bạn sợ CV của bạn trở nên nhàm chán thì đây cũng là một cách hay giúp CV của bạn trở nên khác biệt.

Bạn có thể giới thiệu về ngành nghề bạn đã làm và những thành tích bạn đã đạt được trong công việc đó. Ví dụ như:

“Làm kỹ sư công nghệ sinh học tại công ty XY, giúp công ty tăng 50% lợi nhuận hơn so với năm ngoái nhờ việc tham gia hội thảo cho đại lý và khách hàng, training các bộ phận kinh doanh và marketing về sản phẩm mới,…”

2.3. Viết thành các gạch đầu dòng

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học thành các gạch đầu dòng, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xem xét CV của bạn và sàng lọc ứng viên nhanh hơn. Nhìn CV của bạn cũng gọn gàng hơn rất nhiều.

Viết thành các gạch đầu dòng
Viết thành các gạch đầu dòng

Để gạch đầu dòng trong mục tiêu nghề nghiệp thì bạn cần có 2 ý, ví dụ như ý một nói kinh nghiệm của bạn ở trong lĩnh vực gì và có bao nhiêu năm kinh nghiệm, ý hai nêu thành tích nổi bật nhất của bạn trong công việc. Ví dụ:

- Tôi có 10 năm kinh nghiệm giảng dạy công nghệ sinh học tại trường Đại học LC.

- Từ những kinh nghiệm của mình, tôi đã trở thành một giảng viên giỏi và tôi sẽ giúp đỡ trường B trở thành ngôi trường mà các bạn muốn học ngành công nghệ sinh học theo đuổi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cả 3 chiến thuật để tạo cho mình một mục tiêu nghề nghiệp xuất sắc và thu hút nhà tuyển dụng.

3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học

Ngoài những chiến thuật mà chúng tôi đưa ra ở trên, để thu hút nhà tuyển dụng bạn có thể liệt kê rõ ràng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, cho nhà tuyển dụng thấy rõ tầm nhìn của bạn.

3.1. Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn ngành công nghệ sinh học sẽ là những mục tiêu trong tương lai gần và có liên hệ mật thiết với mục tiêu dài hạn.

Nếu bạn chưa từng viết mục tiêu ngắn hạn và chưa biết viết ra sao, bạn có thể dựa vào phần yêu cầu công việc từ phía nhà tuyển dụng.

Ví dụ: “Tôi tốt nghiệp Đại học AB ngành Công nghệ sinh học, có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong các phân xưởng, tổ chức kiểm nghiệm vi sinh, nguồn nước,... Ngoài ra tôi còn có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng, trong thời gian tới tôi sẽ cố gắng rèn luyện và học hỏi thêm kỹ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ để hỗ trợ tốt hơn trong công việc.”

Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn

3.2. Mục tiêu dài hạn

Qua gợi ý phía trên hẳn bạn đã biết cách viết mục tiêu ngắn hạn rồi đúng không? Phần tiếp theo chính là mục tiêu dài hạn trong CV xin việc. Mục tiêu dài hạn là lộ trình, hướng đi của bạn, để bạn có thể vượt qua đỉnh núi cao, khẳng định được những kỹ năng của bản thân.

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có tầm “nhìn xa trông rộng” thông qua mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn và xem bạn có phù hợp với vị trí mà công ty đang ứng tuyển hay không? Do đó, bạn có thể trình bày mục tiêu dài hạn phù hợp với mục tiêu chung của công ty, đưa ra những điểm mạnh mà bạn giúp ích được công ty trong tương lai.

Bạn hãy trình bày mục tiêu ngắn hạn trước rồi đến mục tiêu dài hạn, làm bàn đạp thúc đẩy mục tiêu dài hạn phát triển.

Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn

Ví dụ:

- Ngắn hạn: Cố gắng học hỏi các kiến thức và kinh nghiệm, lên kế hoạch thực nghiệm, sản xuất cho các sản phẩm.

- Dài hạn: Trở thành một chuyên viên công nghệ sinh học xuất sắc, sử dụng những kiến thức và kỹ năng đã học được của mình đưa công ty ngày càng phát triển.

3.3. Mục tiêu nghề nghiệp 3 đến 5 năm tới

Mục tiêu nghề nghiệp từ 3 đến 5 năm tới có thể là những mục tiêu hơi chung chung vì bạn chưa xác định được rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp trong những năm tới. Bạn có thể dựa vào mục tiêu chung của công ty để viết mục tiêu nghề nghiệp 3 đến 5 năm tới trong ngành công nghệ sinh học.

Mục tiêu nghề nghiệp 3 đến 5 năm tới
Mục tiêu nghề nghiệp 3 đến 5 năm tới

Ví dụ: “Mục tiêu trong 3 đến 5 năm tới của tôi là trở thành một kỹ sư công nghệ sinh học xuất sắc. Sử dụng những chuyên môn và kinh nghiệm của mình nỗ lực cống hiến hết mình cho công ty. Tuy sự cống hiến của tôi là nhỏ bé nhưng hy vọng sẽ hỗ trợ công ty phát triển.”

4. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học, lỗi đầu tiên bạn cần tránh là lỗi chính tả. Sau khi viết xong CV của mình, bạn cần soát lại thật kỹ, từ cách diễn đạt, hành văn đến lỗi chính tả, dấu câu. Có những nhà tuyển dụng chỉ cần nhìn thấy lỗi chính tả trong CV của bạn thì đã tự động bỏ qua nó, điều đó làm bạn mất đi cơ hội với công việc. Vì vậy, bạn cần thể hiện mình là người cẩn thận và chuyên nghiệp.

Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học
Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học

Viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần đưa cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, logic sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Mục tiêu nghề nghiệp bạn cũng không nên đưa ra quá dài dòng, khiến nhà tuyển dụng hoa mắt và không muốn đọc đến CV của bạn. Bạn có thể sử dụng các chiến thuật bên trên để xây dựng cho mình một mục tiêu nghề nghiệp hoàn hảo.

Bạn cũng nên viết mục tiêu nghề nghiệp liên quan đến ngành bạn ứng tuyển, có thể dựa vào yêu cầu công việc để viết thành mục tiêu nghề nghiệp của mình. Mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học của bạn cần thực tế, tránh viết quá ảo tưởng và xa vời tầm với nhé!

Trên đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học cùng một số ví dụ cụ thể để bạn tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Để tạo cho mình những CV thu hút nhà tuyển dụng, hãy truy cập website timviec24h.vn của chúng tôi, bạn sẽ dễ dàng tạo cho mình những CV online miễn phí, đa dạng và độc đáo.

Đăng ngày 14/10/2022, 256 lượt xem