Tâm sự Nghề nghiệp

Tự mãn là gì? Căn bệnh tự mãn giết chết sự nghiệp của bạn như thế nào?

1. Tự mãn là gì?

Tự mãn là một người tự lấy làm thỏa mãn về những gì mình đã làm được và những gì mình đã đạt được mà cho rằng không cần phải cố gắng, nỗ lực thêm nữa. 

Nhìn vào định nghĩa trên ta có thể dễ dàng nhận ra rằng đây là một đức tính không mấy gì tốt đẹp và mang lại dấu hiệu tích cực cho những người sở hữu tính cách đó.

Bởi trong cuộc sống hiện tại hay trong sách vở chúng ta luôn được học rằng để thành công không thể không có sự cố gắng. Tuy nhiên, với những con người có đức tính tự mãn thì lại không có được đức tính đó.

tự mãn là gì - tác hại căn bệnh tự mãn

Hay chúng ta có thể lấy một vị dụ sau: trong một công ty, người lãnh đạo luôn cảm thấy tự tin với khả năng của mình, ông ta luôn cho rằng ông ta đúng và không nghe theo bất kỳ ý kiến hay lời khuyên nào của nhân viên. Cũng chính vì vậy mà người lãnh đạo đó không nhận thấy mặt yếu kém của mình để thay đổi, để cố gắng hơn trong công việc. Điều đó khiến cho công ty ngày càng suy sụp, nhân viên trở nên chán nản.

Chỉ với ví dụ nhỏ trên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được hậu quả của tính cách tự mãn mang lại cho người sở hữu nó.

2. Dấu hiệu nhận biết ra người tự mãn

2.1. Luôn cho rằng mình đúng

Bản chất không thể thay đổi được ở người tự mãn chính là luôn coi những gì mình quyết định, hành động hay cả những lời nói đều đúng. Họ bảo thủ và không nhìn nhận được những điều mà họ làm sai. Thực tế thì một trong những điều kiêng kị trong “đạo đức” của con người là việc tự tin thái quá hoặc tự mãn vì nó không khác là mấy so với hình thức mù quáng, lừa gạt bản thân, không chịu nhìn nhận khách quan về lẽ phải, bỏ ngoài tai sự thật hay những lời khuyên của người xung quanh. Nếu là một người tự mãn “có thừa” thì họ cũng không ngần ngại mà tự “thêu rệt” bản thân để không làm hở ra bất cứ khuyết điểm nào của bản thân và luôn đòi hỏi việc mọi người xung quanh sẽ làm hoặc nghe theo những gì mà họ nói.

luôn cho mình đúng - tác hại căn bệnh tự mãn

2.2. Cho rằng mình chính là trung tâm của vũ trụ

Thực tế thì sự tự mãn không chỉ dừng lại ở việc luôn cho mình đúng mà họ còn tự coi mình là những người có vai trò quan trọng đối với người khác. Tức là họ sẽ luôn được mọi người xung quanh quan tâm, luôn là chủ đề được mọi người nhắc đến dù trong công việc hay cuộc sống hằng ngày. Và những người tự mãn mỗi khi làm ra được một điều gì đó thành công dù nhỏ hay lớn thì họ cũng thường sẽ “phóng đại” điều đó trở thành một công lao tầm cỡ, mà nhiều người truyền miệng đó là chứng bệnh “công thần” của các vị thời xưa.

Thực tế trong cuộc sống hằng ngày hay công việc thì chúng ta cũng không quá khó để bắt gặp được người tự mãn, có thể bạn chưa nhận biết được hoặc bạn chưa thấy rõ được những hành động tự mãn của họ. Một ví dụ điển hình để bạn dễ dàng nhìn thấy sự tự mãn của một người là mỗi khi ở trước đám đông họ luôn cố đóng vai trò là một nhà quản lý, nhà lãnh đạo điều hành mọi người và đòi hỏi mọi người sẽ thực hiện theo sự dẫn dắt này theo họ.

Việc mọi người “dăm dắp” nghe, làm theo những gì họ đưa ra như là một điều hiển nhiên mà không cần biết đến trong số đó có ai muốn thực hiện theo hay không. Họ không biết đặt mình vào địa vị của người khác, họ không lắng nghe lời khuyên của bất kỳ ai, vì họ tự nhận biết mình là người tài giỏi, không cần đến sự góp ý của ai đó.Và đương nhiên họ cũng sẽ không công nhận dù những lời khuyên, ý kiến đó dù nó thực sự hiệu quả hay không. Và tác hại to lớn sắp ập tới với những người tự mãn chính là trở thành những người tư lợi, ích kỷ, luôn lấy mình  đi so đo với người khác, ghen tị với người hơn mình.

2.3. Luôn xem thường những người khác

Thêm một dấu hiệu để nhận biết được về người tự mãn nữa, đó chính là luông cho rằng mình giỏi, hoàn hảo hơn người nên ngoài bản thân mình ra thì họ thường sẽ không đề cao những người xung quanh mình. Họ sẽ sử dụng những lối suy nghĩ bảo thủ, cố chấp và độc đoán của bản thân để nhìn nhận vấn đề và đôi khi tỏ ra những thái độ không tốt đối với những người có khả năng thấp kém hơn mình. Trong Phật giáo cũng đã có nói đến “Ngã mạn” và “Tà mạn” nhằm phản ánh đức tính không tốt này của con người.

xem thường người khác - tác hại căn bệnh tự mãn

Tuy nhiên, nếu thực sự họ là những người tài giỏi hơn những người khác thì còn có thể thuyết phục được chúng ta phần nào. Nhưng thực tế thì chưa hẳn là vậy, họ nâng mình lên “tầm cao” khác so với thực tế bằng cách “dìm”mọi người xung quanh xuống, với mục đích không lành mạnh là làm đòn bẩy cho bản thân của mình.

3. Tác hại của căn bệnh tự mãn

Tự mãn là một căn bệnh mà ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần bài trừ. Đối với chuyện công việc, căn bệnh này như liều thuốc làm suy giảm dần dần "sức khỏe" của doanh nghiệp hay cá nhân người lao động. Nói đúng hơn, tự mãn là biểu hiện của sự chủ quan và ảo tưởng về chính bản thân mình. Đôi khi nó khiến ta không nhìn ra được những khuyết điểm của bản thân mình và dần tụt hậu lúc nào chẳng hay.

Vậy tự mãn đem tới những hậu quả nghiêm trọng nào. Tìm hiểu rõ vấn đề thì chắc chắn bạn sẽ tránh xa căn bệnh này để biết cách làm hồ sơ ứng viên tìm việc bản thân sáng giá mà không mắc lỗi tự mãn. Có vậy, công việc của bạn mới thực sự phát triển và tìm ra những điểm mà bản thân cần hoàn thiện.

3.1. Căn bệnh tự mãn gây trì trệ công việc

Bạn sẽ luôn sống với ảo tưởng rằng, công việc làm thêm của mình đã hoàn thành tốt, không còn sai sót nào hết nữa. Dần rồi, tư tưởng đó khiến họ thường hay trì  hoãn công việc, đợi đến khi gần thời hạn mới hoàn thành. Đương nhiên với sự tự tin khẳng định như vậy, bạn vẫn có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn nhưng kết quả tốt hay không bạn sẽ chẳng để ý vì đã mặc định bản thân mình luôn luôn làm tốt. 

 

trì trệ công việc - tác hại căn bệnh tự mãn

3.2. Tự mãn - căn bệnh có thể làm cho sự nghiệp của bạn tiến lùi

Bạn luôn luôn thỏa mãn với những gì mình làm được, cho nên sẽ không nhìn thấy thiếu sót, điểm yếu tồn tại. Bạn nghĩ sao nếu như có quá nhiều lỗ hỏng dồn đọng lại như vậy trong con đường sự nghiệp của mình. Nếu chưa gây ảnh hưởng thì bạn cũng sẽ dậm chân tại chỗ mà không cố gắng nữa. Đó là biểu hiện ngủ quên trên chiến thắng. 

Có thể ngay từ ban đầu bạn có được chiến thắng trong tay nhưng đó là chiến thắng của sự tự tin. Danh giới giữa sự tự tin và tự mãn là vô cùng mỏng manh. Chiến thắng rồi, bạn say mê và tự hào thái quá với thành quả của mình, ngủ quên trong những hào quang đó mà không biết ánh sáng ấy vụt tắt lúc nào. Bạn nên hiểu rằng, cuộc đời là một cuộc chạy đua không cân sức, sức chạy của bạn càng phải mạnh mẽ hơn nếu như đã rẽ lối tới khúc cua của con đường sự nghiệp. Hãy giữ cho mình bền sức, đừng ngưng lại, đừng tự kiêu, cũng đừng làm mất sức. Đây mới là bí quyết giúp bạn chiến thắng tất cả mọi gian nan trên con đường sự nghiệp của bản thân. 

3.3. Tự mãn có nguy cơ lớn gây mất mối quan hệ với đồng nghiệp

Đương nhiên lúc nào bạn cũng cho rằng mình hơn người khác, không có ai xứng tầm với bạn. Vì thế, hoặc là bạn xa lánh họ hoặc điều ngược lại, họ sẽ xa lánh bạn. Vì sao vậy? Bạn luôn tỏ ra khinh thường những nguời không có năng lực bằng mình. Bạn tự cho bản thân quyền ở trên đồng nghiệp. Trong khi đó, có nhiều người lại không ưa bạn ngay cả khi bạn thực sự có năng lực. Bởi chữ tài mà thiếu đi chữ tâm cũng là 1 điểm chết lớn trong những mối quan nhệ nghề nghiệp của chúng ta.

mất mối quan hệ đồng nghiệp - tác hại căn bệnh tự mãn

Như vậy, dù bạn có năng lực đi chăng nữa thì hãy cố gắng đừng để cho năng lực ấy bị đánh bại bởi sự tự mãn. Hãy biết cân bằng mọi thứ trong công việc, thắng không kiêu, bại không nản. Có như thế, công việc của bạn mới vững bền!

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể dễ dàng nhận ra  mình có đang sở hữu tính cách không mấy tốt đẹp này hay không. Đồng thời qua đây bạn đã biết được những tác hại mà tính cách tự mãn này mang lại. Từ đây, các bạn sẽ nhận ra được sự cần thiết trong việc loại bỏ tính cách này ra khỏi bản thân.

>>> Xem thêm: Chuyển nghề muộn, nên hay không

Đăng ngày 06/10/2022, 220 lượt xem