Tin tức tổng hợp

Loại hình công ty là gì? Phân biệt các loại hình công ty phổ biến

1. Loại hình công ty là gì?

Loại hình công ty là hình thức kinh doanh của một công ty do cá nhân, pháp nhân, tổ chức lựa chọn. Loại hình công ty có đặc điểm dựa trên nguồn lực, mục tiêu kinh doanh, quy mô doanh nghiệp và kế hoạch xây dựng hệ thống vận hành công ty. Doanh nghiệp cần suy nghĩ kỹ và lựa chọn loại hình công ty phù hợp với khả năng của mình.

Loại hình công ty là gì
Loại hình công ty là gì

2. Phân biệt các loại hình công ty phổ biến

Các loại hình công ty đều được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nhà nước. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng và tuân theo quy định đặt ra như ở dưới đây:

2.1. Công ty tư nhân

Công ty tư nhân được thành lập bởi duy nhất một cá nhân nào đó. Người này sẽ làm chủ doanh nghiệp, tự điều hành, quản lý và tự chịu trách nhiệm với mọi hoạt động công ty bằng chính tài sản của mình. Vậy nên mức độ rủi ro đối với một công ty tư nhân là rất cao nếu có tình huống xấu xảy ra chỉ có duy nhất một người xoay xở, chịu đựng tất cả. Hơn nữa, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một công ty tư nhân duy nhất theo pháp luật quy định.

2.2. Công ty nhà nước

Công ty nhà nước là công ty do nhà nước quản lý và góp vốn điều lệ 100% hoặc góp một phần trong đó. Doanh nghiệp nhà nước có đẩy đủ tư cách pháp nhân theo pháp luật quy định và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Qua thời kỳ bao cấp thì hiện nay, các công ty nhà nước đã được cấp quyền tự lo, tự chi trả cho doanh nghiệp của mình, không còn chịu sự quản lý khắt khe từ nhà nước nhưng vẫn được hưởng các đặc quyền đối với một công ty nhà nước. Họ sẽ tự chịu trách nhiệm từ sản xuất đến buôn bán và hưởng lợi nhuận như mức vốn đã góp vào như hợp đồng đã ký.

Việc chuyển đổi giữa các loại hình công ty
Việc chuyển đổi giữa các loại hình công ty

2.3. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là công ty có vốn mà mọi người đầu tư được chia thành nhiều phần bằng nhau. Những người góp vốn và sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông. Các cá nhân hoặc tổ chức đều có thể trở thành cổ đông doanh nghiệp. Số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn nhưng tối thiểu là 3 người trở lên mới có thể thành lập công ty cổ phần. Tập đoàn Vingroup là một ví dụ điển hình về công ty cổ phần.

Các cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về số nợ hoặc các vấn đề tài sản liên quan khác nhưng nằm trong phạm vi số vốn đã góp của mình. Họ cũng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ một số trường hợp được quy định trong pháp luật. Và những ai có nhiều cổ phần nhất sẽ là thành viên hội đồng quản trị của công ty.

Công ty cổ phần sẽ có tư cách là một pháp nhân nếu được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, đây còn là công ty có khả năng huy động vốn nhanh và hiệu quả bởi công ty cổ phần được phép phát hành các loại chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu.

2.4. Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là mô hình công ty phổ biến hiện nay mà các thành viên là các cá nhân hoặc tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm giới hạn trong một phạm vi. Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu nhưng được phát hành trái phiếu riêng lẻ. Đây được coi là pháp nhân kể từ khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH được chia làm hai loại chính là: Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

2.4.1. Về công ty TNHH 1 thành viên

Đối với công ty TNHH 1 thành viên, công ty sẽ do chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm các hoạt động diễn ra trong phạm vi vốn điều lệ mà không phải toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Công ty sẽ chỉ do một thành viên duy nhất có nghĩa vụ với các vấn đề tài chính của công ty.

Mô tả loại hình công ty TNHH 1 thành viên
Mô tả loại hình công ty TNHH 1 thành viên

2.4.2. Về công ty TNHH 2 hoặc nhiều thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ có số lượng khoảng 2-50 thành viên chịu trách nhiệm các khoản nợ, tài sản thuộc phạm vi số vốn mình bỏ ra trừ các thành viên không góp, chưa góp đủ hoặc chuyển nhượng cho người khác theo quy định nhà nước. Thường thì người ta sẽ chọn công ty cổ phần thay vì công ty TNHH 2 thành viên trở nên vì có thể gọi vốn bằng phát hành cổ phiếu.

2.5. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty hợp tác kinh doanh bởi hai hoặc nhiều doanh nghiệp, sở hữu chung một công ty và hoạt động kinh doanh dưới cùng một cái tên. Vì vậy công ty hợp danh có ít nhất hai chủ sở hữu. Bên cạnh đó, công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn. 

Các thành viên này sẽ tự chịu trách nhiệm với phần vốn điều lệ của mình về các khoản nợ và tài sản liên quan của công ty hợp danh. Công ty hợp danh cũng được coi là một pháp nhân nếu có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp. Công ty hợp danh sẽ không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. 

2.6. Công ty theo hợp tác xã

Công ty theo hợp tác xã sẽ có vài nét khác với các loại hình trên. Hợp tác xã sẽ do các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu kinh doanh, cùng nhau góp vốn xây dựng doanh nghiệp nhằm thu về lợi nhuận. Hợp tác xã với mục tiêu chung là thúc đẩy hoạt động kinh doanh và chia lợi nhuận cho các cá nhân góp vốn.

Kinh doanh theo kiểu hợp tác xã
Kinh doanh theo kiểu hợp tác xã

Khi tham gia hợp tác xã yêu cầu bạn đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi. Dù là cán bộ, công chức, công dân bình thường cũng chỉ tham gia với vai trò như nhau là xã viên và không nắm quyền được quản lý. Hình thức tham gia hợp tác xã có thể là góp vốn hoặc góp sức vào kinh doanh.

2.7. Công ty liên doanh

Công ty liên doanh cũng là một loại hình công ty phổ biến nhưng người ta thường nhầm lẫn liên doanh và hợp danh là một. Hợp danh là các chủ sở hữu cùng kinh doanh một công ty, một thương hiệu sau một thời gian thấy hòa hợp với nhau. Công ty liên doanh sẽ là những thỏa thuận, ký kết khi hai công ty khác nhau liên kết làm ăn và lấy tên là tên ghép hai doanh nghiệp. 

Ví dụ Suntory Pepsico là công ty liên doanh về nước giải khát giữa công ty Pepsico Việt Nam và Suntory của Nhật Bản. Các công ty thường liên doanh với công ty nước ngoài để được hỗ trợ về mặt pháp luật, học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn, đồng thời mở rộng danh tiếng thương hiệu. Công ty liên doanh giữa hai nước khác nhau sẽ áp dụng những điều khoản riêng dựa trên pháp luật ban hành của cả hai quốc gia.

Hình ảnh công ty liên doanh Suntory Pepsico Việt Nam
Hình ảnh công ty liên doanh Suntory Pepsico Việt Nam

3. Trách nhiệm của các loại hình công ty

3.1. Trách nhiệm hữu hạn

Công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn là công ty có các nhà đầu tư, chủ sở hữu, thành viên chỉ cần chịu trách nhiệm đối với tài sản công ty, những gì họ đã đóng góp trong đó. Họ không có trách nhiệm phải dùng tài sản cá nhân để bù lỗ hoặc chi trả cho các khoản vay, khoản chi tiêu của công ty. Khi công ty gặp rủi ro, họ cũng sẽ không phải chịu toàn bộ rủi ro đó và không bao gồm nghĩa vụ trả nợ nếu phá sản.

Các loại hình công ty có trách nhiệm hữu hạn là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh. Đây đều là những công ty phổ biến vì người lãnh đạo sẽ bớt được nỗi lo rủi ro về tài sản cá nhân của mình.

3.2. Trách nhiệm vô hạn

Một công ty có trách nhiệm vô hạn có nghĩa là chủ sở hữu hoặc chủ doanh nghiệp được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhưng cũng sẽ tự gánh toàn bộ thiệt hại cũng như những khoản nợ bằng chính khối tài sản cá nhân người đó. Như vậy, nếu chẳng may công ty phá sản họ cũng sẽ trắng tay vì phải bồi thường, bù đắp cho công ty.

Các công ty có trách nhiệm vô hạn điển hình là công ty hợp danh và công ty tư nhân. Hai loại hình này mọi người chọn thường là vì kinh doanh nhỏ, không đủ vốn đầu tư hoặc ngành nghề đặc thù.

Trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn?
Trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn?

Tóm lại, có rất nhiều loại hình công ty cho bạn lựa chọn. Thế nhưng loại hình nào mới là phù hợp nhất còn tùy vào khả năng tư duy kinh doanh cũng như kế hoạch làm ăn của bạn. Hy vọng với chút kiến thức này, timviec24h.vn giúp bạn tìm hiểu được loại hình công ty là gì để bạn có thể có những bước đi khởi nghiệp đầu tiên thuận lợi nhất nhé.

Đăng ngày 13/12/2022, 258 lượt xem