1. Tìm hiểu về quản lý vòng đời sản phẩm
1.1. Quản lý vòng đời của sản phẩm là gì?
Quản lý vòng đời sản phẩm, hay Product Life Management – PLM, là quá trình quản lý một loại sản phẩm từ khi bắt đầu vòng đời, tức là giai đoạn thông qua thiết kế và sản xuất, đến giai đoạn đưa ra thị trường, bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và cuối cùng là loại bỏ sản phẩm cùng với các thành phần liên quan.

Ngày nay, các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm quản lý sản phẩm để tự động hóa một phần hoặc toàn bộ công tác quản lý vòng đời của sản phẩm, chẳng hạn như phần mềm quản lý sản xuất 365.
Các phần mềm PLM giúp các doanh nghiệp sản xuất phát triển những sản phẩm mới và đưa chúng ra thị trường. Phần mềm PLM giúp ng quản lý doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và chia sẻ dữ liệu dọc theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ thiết kế ban đầu đến sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và vận hành cũng như công tác bảo trì.
1.2. Tìm hiểu các giai đoạn vòng đời của một sản phẩm
Trước khi chúng ta tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về PLM, chúng ta cần phải hiểu các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của sản phẩm. Một vòng đời sản phẩm điển hình bao gồm bốn giai đoạn: ý tưởng, thiết kế, sản xuất và phân phối
Giai đoạn Ý tưởng là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời sản phẩm. Bắt đầu với ý tưởng cho một sản phẩm mới từ việc nghiên cứu và hình thành ý tưởng.
Tiếp theo là giai đoạn Thiết kế, trong đó các mô hình và nguyên mẫu được tạo ra. Giai đoạn này kết thúc với việc thử nghiệm thiết kế cuối cùng để xem liệu nó đã sẵn sàng để đưa ra thị trường hay chưa.

Thiết kế cuối cùng sau khi đã được phê duyệt sẽ bước vào giai đoạn Sản xuất. Giai đoạn này bao gồm nhiều công việc phức tạp như tìm nguồn cung ứng vật liệu, giá cả, xây dựng tiến độ sản xuất…
Tiếp theo là giai đoạn cuối cùng, bao gồm phân phối và bảo trì sản phẩm. Giai đoạn này liên quan đến việc lưu kho, phân phối và ghi nhận phản hồi từ các nhà bán lẻ, nhà phân phối cũng như khách hàng.
2. Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm – Phần mềm PLM
2.1. Tầm quan trọng của phần mềm PLM
Như đã thảo luận ở trên, mỗi giai đoạn trong vòng đời sản phẩm liên quan đến nhiều quy trình và con người và được vận hành dựa trên giai đoạn trước. Vì vòng đời sản phẩm chứa nhiều quy trình phức tạp được kết nối với nhau, nên cần thiết phải sử dụng một hệ thống trung tâm được tiêu chuẩn hóa để điều phối việc quản lý vòng đời sản phẩm một cách hiệu quả.
Một phần mềm PLM sẽ giúp quản lý một cách hiệu quả tất cả các yếu tố cấu thành một sản phẩm và chứa đựng tất cả các tính năng cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiệm vụ khác nhau liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm. Phần mềm PLM cho phép các nhân viên trong các nhóm làm việc cộng tác với nhau dễ dàng hơn, điều này cũng tương tự đối với nhà cung cấp và mỗi khách hàng khác nhau.
Ngoài ra, thị trường biến động từng giờ, từng ngày và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mới là thường xuyên hơn, cùng với đó là tỷ lệ cạnh tranh đang gia tăng nhanh chóng. Hệ thống PLM giúp tự động hóa một số quy trình, từ đó có thể mang lại cho các doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ.

2.2. Lợi ích của phần mềm PLM
Trong thời đại mà sự tồn tại và thành công của mỗi doanh nghiệp đều dựa trên sự đổi mới, phần mềm PLM – hay phần mềm quản lý vòng đời của sản phẩm – đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp sản xuất và phát triển những thế hệ sản phẩm tiếp theo với chi phí thấp hơn và thời gian đưa ra thị trường nhanh hơn.
Phần mềm PLM được thiết kế để quản lý thông tin sản phẩm phức tạp và quy trình làm việc để tạo điều kiện cho sự cộng tác ở nhiều cấp độ. Phần mềm PLM giúp kết nối các quy trình, con người và dữ liệu trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Đôi khi phần mềm PLM cũng có thể được hiểu là một chiến lược kinh doanh. Nhìn chung, việc sử dụng phần mềm PLM có một số lợi ích sau đây.
2.2.1. Đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn
Chia sẻ dữ liệu là điều kiện bắt buộc để tạo ra thành công cho một sản phẩm mới. Phần mềm PLM có thể được tích hợp vào các ứng dụng di động, công cụ thiết kế và hệ thống ERP giúp cho việc chia sẻ thông tin trở nên đơn giản và hiệu quả hơn xét về khía cạnh thời gian. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tăng tốc vòng đời của sản phẩm và giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.

2.2.2. Giảm thiểu tối đa chi phí phát triển sản phẩm
Việc tăng tốc vòng đời sản phẩm trực tiếp cắt giảm chi phí phát triển liên quan đến sản phẩm. Sản phẩm sẽ được sản xuất nhanh hơn, tăng chất lượng, sản lượng sản phẩm và loại bỏ công việc tái chế.
Bên cạnh đó, việc tăng tốc vòng đời sản phẩm cũng góp phần giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu. Sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường trong thời gian ngắn hơn và giảm chi phí phát triển, vì vậy sẽ góp phần tăng trưởng doanh thu về cơ bản cho doanh nghiệp.
2.2.3. Góp phần xây dựng chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp
Phần mềm PLM cung cấp một kho lưu trữ trung tâm trong đó có chứa tất cả dữ liệu về các sản phẩm. Quyền truy cập có thể được quản trị viên cấp cho đúng người vào đúng thời điểm. Điều này giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược và sáng suốt hơn dựa trên các dự án trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai.
2.2.4. Ngăn ngừa những tắc nghẽn trong quy trình sản xuất
Phần mềm PLM giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự chậm trễ và tắc nghẽn bằng cách cung cấp các công cụ để thiết kế và xác định quy trình sản xuất. Quy trình làm việc, nhiệm vụ và các mốc quan trọng có thể được vạch ra để loại bỏ các “nút thắt cổ chai” có thể làm chậm quy trình sản xuất đi một cách đáng kể.

Nhìn chung, phần mềm PLM có nhiều lợi ích, trong đó điều quan trọng nhất là tính sẵn có và khả năng chia sẻ thông tin từ một nền tảng tập trung duy nhất. Điều này cho phép hợp nhất các quy trình và giúp cho việc theo dõi tiến trình sản xuất được liền mạch, cùng với đó là những lợi ích rất đáng chú ý đã được liệt kê ở trên.
2.3. Hệ thống PLM hoạt động như thế nào?
Hệ thống PLM cung cấp cho các nhà thiết kế và kỹ sư quyền truy cập vào những dữ liệu quan trọng mà họ cần. Hệ thống hợp lý hóa việc quản lý dự án bằng cách liên kết dữ liệu CAD với hóa đơn nguyên vật liệu và các nguồn dữ liệu trong doanh nghiệp khác, chẳng hạn như tích hợp với hệ thống ERP, và quản lý dữ liệu sản phẩm này qua tất cả các giai đoạn của vòng đời phát triển sản phẩm.
PLM giúp các nhà thiết kế và kỹ sư có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về các nguồn thông tin bên ngoài, chẳng hạn như phản hồi của khách hàng và nhà phân tích về các sản phẩm hiện tại và các hạn chế của quy trình sản xuất.

Trên đây là những thông tin về quy trình quản lý vòng đời sản phẩm cũng như lợi ích mà phần mềm PLM mang lại cho mỗi doanh nghiệp. PLM chủ yếu giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí phải chi cho việc phát triển sản phẩm và rút gọn quá trình tiếp thị dành cho việc phát triển sản phẩm mới. Việc quản lý vòng đời sản phẩm cần được các doanh nghiệp sản xuất quan tâm nhiều hơn nữa.