Bí quyết viết CV

Mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên quan hệ khách hàng trong CV

1. Sẽ ra sao nếu bạn không viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV?

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là mục tiêu, đích đến trong công việc và sự nghiệp mà mỗi cá nhân tự hoạch định ra cho bản thân mình. Mục tiêu nghề nghiệp bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Đây là một phần được các nhà tuyển dụng đánh giá là không thể thiếu trong CV xin việc.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp trong công việc
Xác định mục tiêu nghề nghiệp trong công việc

Vậy câu hỏi ở đây là: Sẽ ra sao nếu ứng viên không ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc?

Để làm rõ điều này chúng ta sẽ suy xét trên lập trường của nhà tuyển dụng.

Nếu bạn là người lọc CV xin việc và phát hiện ra một chiếc CV không có phần mục tiêu nghề nghiệp bạn sẽ xử lý như thế nào?

Đối với những vị trí nhân viên bình thường hẳn là có thể “châm trước” được, bởi vì đây là những vị trí không có yêu cầu quá khắt khe về chuyên môn cũng như tư duy và tầm nhìn.

Tuy nhiên, nếu vị trí công việc tuyển dụng là nhân viên kỹ thuật hoặc những vị trí thuộc cấp độ quản lý thì mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn. Trong CV xin việc của ứng viên không có mục tiêu nghề nghiệp có thể gợi ra những ấn tượng không tốt đẹp về cá nhân ứng viên đó.

+ Sự thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm

Rõ ràng ứng viên này chưa có sự tiếp xúc nhiều với những cuộc phỏng vấn xin việc và còn thiếu kinh nghiệm làm việc. Một người đã từng phỏng vấn xin việc và trải qua đôi ba lần thất bại sẽ biết cách tự rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện CV xin việc của mình. Việc để thiếu “Mục tiêu nghề nghiệp” là một lỗi nghiêm trọng mà một người có kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ không bao giờ mắc phải.

Đừng bao giờ quên viết mục tiêu nghề nghiệp
Đừng bao giờ quên viết mục tiêu nghề nghiệp

+ Không thực sự mong muốn được làm việc

Nếu một ứng viên quan tâm đến tin tuyển dụng thì họ sẽ tìm hiểu thật kỹ về công việc cũng như đầu tư kỹ lưỡng cho chiếc CV xin việc của mình. Nếu chưa biết cách để hoàn thiện một chiếc CV xin việc thì cá nhân đó có thể tìm kiếm trên mạng hoặc xin lời khuyên của những người đi trước giàu kinh nghiệm.

Việc không ghi “Mục tiêu nghề nghiệp” trong CV là minh chứng rõ nhất cho thái độ hời hợt và không thực sự muốn được đảm nhiệm vị trí công việc của người ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ để mắt đến một người như thế.

2. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên quan hệ khách hàng trong CV

Để hoàn thiện chiếc CV xin việc Chuyên viên quan hệ khách hàng thì bạn cần phải ghi đầy đủ các đề mục trong CV, bao gồm cả “Mục tiêu nghề nghiệp”. Vậy làm thế nào để ghi mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên quan hệ khách hàng gây được ấn tượng mạnh đối với nhà tuyển dụng?

2.1. Công thức để có thể viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn nhất

Trước tiên chúng tôi muốn giới thiệu một công thức rất hiệu quả mà ứng viên nên áp dụng trong quá trình viết về mục tiêu nghề nghiệp của mình trong CV xin việc.

- Việc đầu tiên bạn cần làm là đọc kỹ bản tin tuyển dụng, nhất là phần mô tả công việc và yêu cầu cho vị trí mà bạn ứng tuyển.

Nên đọc kỹ thông tin tuyển dụng
Nên đọc kỹ thông tin tuyển dụng

Đồng ý rằng bạn có những hiểu biết nhất định về công việc đó, nhưng nếu không phải là người trong nghề thì sẽ không biết được cụ thể công việc đó cần làm những gì. Bởi vậy hãy nghiên cứu kỹ mô tả công việc và thử đặt bản thân vào lập trường của nhà tuyển dụng để đoán biết họ cần những gì ở một ứng viên cho vị trí công việc đó. Đôi khi nhà tuyển dụng chỉ có nhu cầu tuyển thêm nhân viên để có thêm người xử lý khối lượng công việc quá nhiều. Đôi khi họ lại muốn tìm kiếm những người có thể đảm nhiệm tốt một công việc nào đó và giúp công ty vượt qua khó khăn…

Bạn hãy đọc kỹ mô tả công việc và ghi chú lại những từ khóa quan trọng trong phần mô tả công việc đó. Bên cạnh đó bạn cũng cần làm tương tự như vậy đối với phần thông tin về yêu cầu đối với ứng viên.

- Sau khi đã ghi chú xong những từ khóa quan trọng trong phần mô tả công việc và yêu cầu đối với ứng viên bạn sẽ chuyển sang bước tiếp theo. Ở bước này bạn hãy liệt kê ra những kỹ năng, năng lực, chuyên môn của mình và đối chiếu với những gì bạn đã ghi chú lại ở bước thứ nhất.

Mục tiêu công việc phải đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng
Mục tiêu công việc phải đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng

Hãy luôn ghi nhớ rằng nhiệm vụ quan trọng của phần “Mục tiêu nghề nghiệp” đó là PR bản thân và thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn. Muốn vậy bạn cần phải chứng minh được bạn sở hữu những gì nhà tuyển dụng mong chờ ở một ứng viên tiềm năng.

Bạn hãy đối chiếu những kỹ năng, năng lực và chuyên môn của bản thân với nội dung và yêu cầu công việc để từ đó loại bỏ những thông tin không liên quan và chỉ giữ lại những thông tin thực sự cần thiết. Hãy trung thực trong khâu này bởi những gì bạn đang làm sẽ quyết định kết quả sau cùng đấy.

- Cuối cùng là bắt tay vào viết mục tiêu nghề nghiệp

Lúc này bạn đã có đầy đủ những cơ sở thông tin để hoàn thành tốt phần mục tiêu nghề nghiệp. Hãy viết mục tiêu nghề nghiệp của bạn theo 2 ý là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Khi viết đừng sử dụng quá nhiều đại từ nhân xưng (tôi, em). Hãy viết ngắn gọn, súc tích và đủ ý. Bạn có thể sử dụng những gạch đầu dòng để những gì bạn viết ra trông khoa học và dễ nắm bắt hơn.

Viết nội dung ngắn gọn, súc tích và đủ ý
Viết nội dung ngắn gọn, súc tích và đủ ý

Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến việc cân bằng giữa những gì bạn có và những gì nhà tuyển dụng muốn thấy. Suy cho cùng họ cũng chỉ đánh giá xem mục tiêu nghề nghiệp của bạn có phù hợp với kỳ vọng và hướng phát triển của doanh nghiệp hay không, và rằng bạn có thể đóng góp cho doanh nghiệp ở mức độ thế nào.

2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên quan hệ khách hàng

2.2.1. Mục tiêu ngắn hạn

Trong phần này bạn sẽ đề cập đến những mục tiêu trong tương lai gần, cụ thể là trong vòng từ 3 tháng đến khoảng 3 năm tới. Lưu ý rằng bạn cần viết ngắn gọn và đề cập đến mục tiêu ngắn hạn sao cho có liên quan đến công ty và công việc Chuyên viên quan hệ khách hàng.

Chẳng hạn:

“Mục tiêu ngắn hạn:

- Trở thành nhân viên của công ty, trong 2 tháng đầu tiên sẽ làm quen với cách thức làm việc và tạo được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và nhân viên công ty.

- Tiếp tục phát triển kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng, áp dụng vào trong công việc để hoàn thành KPI, hướng tới vượt mức KPI và trở thành nhân viên xuất sắc được ghi nhận”.

2.2.2. Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn dựa trên mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn dựa trên mục tiêu ngắn hạn

Đối với công việc Chuyên viên viên quan hệ khách hàng hay bất cứ một công việc nào khác, mục tiêu dài hạn luôn luôn được xây dựng dựa trên cơ sở bạn mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn cũng phải phù hợp với năng lực và chuyên môn của bản thân và bám sát tình hình thực tế.

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường mà đặt mục tiêu dài hạn sau 3 năm là chức vụ Trưởng phòng quan hệ khách hành thì quả thật đó là một mục tiêu quá là phi thực tế.

Bên cạnh đó mục tiêu dài hạn cũng thể hiện khả năng tư duy và tầm nhìn xa của bạn. Bằng việc hiểu rõ công việc, tình hình hoạt động của công ty và định hướng phát triển của công ty, bạn sẽ có thể hoạch định ra mục tiêu dài hạn cho bản thân một cách hợp lý nhất.

Ví dụ:

- Áp dụng kinh nghiệm làm việc 8 năm ở vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng để xử lý tốt các nhiệm vụ và đưa ra những sáng kiến tăng cao hiệu quả công việc.

- Trở thành nhân viên xuất sắc thường niên và được cất nhắc lên vị trí Trưởng phòng quan hệ khách hàng trong vòng 5 năm tới.”

2.2.3. Sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên viết những gì?

Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì điều bạn cần nhất là học hỏi và hoàn thiện các kỹ năng của bản thân. Mặc dù những nhà tuyển dụng khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường cũng sẽ không kỳ vọng quá nhiều vào khả năng đột phá trong công việc của những ứng viên này. Tuy nhiên hãy cho họ thấy rằng bạn có những lợi thế của một người trẻ và những tiềm năng riêng của bản thân.

Trong CV xin việc của sinh viên mới ra trường thì phần “Mục tiêu nghề nghiệp” sẽ thiên về tính chất tham khảo nhiều hơn đối với nhà tuyển dụng. Vì vậy đừng quá căng thẳng và hãy viết một cách ngắn gọn và chỉn chu nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên quan hệ khách hàng có vai trò quan trọng trong CV xin việc và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà tuyển dụng. Hãy nghiên cứu thật kỹ yêu cầu và nội dung công việc để hoàn thiện phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV của mình nhé.

Đăng ngày 14/10/2022, 221 lượt xem