Quản trị sản xuất

Chu kỳ sản xuất là gì? Tất cả những thông tin bạn cần biết về chu kỳ sản xuất

1. Tất tất tần thông tin về chu kỳ sản xuất

1.1. Chu kỳ sản xuất là gì?

Chu kỳ sản xuất (Production cycle) là tất cả những hoạt động liên quan trong quá trình sản xuất và việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành thành phẩm. Mỗi một chu kỳ sẽ có một thành phần riêng biệt có liên quan đến việc thiết kế sản phẩm, hàng hóa, kết hợp với hoạt động sản xuất và lịch trình sản xuất, bao gồm cả chu trình phản hồi kế toán chi phí.

Chu kỳ sản xuất là gì
Chu kỳ sản xuất là gì

Trong mỗi lĩnh vực trong quá trình sản xuất, mỗi bộ phận sẽ quản lý một lĩnh vực riêng biệt, gồm có các bộ phận như: Bộ phận kỹ thuật, bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý nguyên vật liệu và bộ phận kế toán.

Doanh nghiệp có thể tính chu kỳ sản xuất theo từng bộ phận, chi tiết của sản phẩm hay một sản phẩm hoàn chỉnh và được tính theo thời gian lịch, gồm cả thời gian nghỉ theo chế độ và thời gian trong sản xuất.

Chu kỳ sản xuất gồm có các nội dung như sau: Thời gian vận chuyển hàng hóa, thời gian thực hiện và hoàn thành các công việc trong quá trình công nghệ, thời gian kiểm tra kỹ thuật, thời gian mà nơi làm việc hay kho trung gian có các sản phẩm dở dang bị dừng lại hoặc trong cả những ca không có sản xuất. Bên cạnh đó, chu kỳ trong sản xuất còn tính theo thời gian của các quá trình thực hiện tự nhiên. Và khi đó, ta có công thức tính chu kỳ sản xuất như sau:

Tck = Σtvc+ Σtgd + Σtkt + Σttn + Σtcn

Công thức tính chu kỳ sản xuất
Công thức tính chu kỳ sản xuất

Diễn giải công thức như sau: Tck là thời gian của chu kỳ trong quá trình sản xuất, tính theo đơn vị ngày đêm hoặc theo giờ; tvc là thời gian vận chuyển hàng hóa, sản phẩm; tgd là thời gian mà doanh nghiệp sử dụng để dừng lại hay gián đoạn thời gian làm việc tại kho trung gian hay nơi làm việc; tkt là thời gian kiểm tra quá trình sản xuất; ttn là thời gian của quá trình tự nhiên; tcn là thời gian mà quá trình công nghệ thực hiện.

1.2. Ý nghĩa của chu kỳ sản xuất là gì?

Chu kỳ trong sản xuất là một chỉ tiêu cần xác định và được xem là khá quan trong. Nhờ chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp có cơ sở để dự tính các đơn hàng đồng thời có thể lập thêm kế hoạch cho tiến độ.

Các chu kỳ rong sản xuất còn biểu hiện được trình độ tổ chức sản xuất và trình độ về kỹ thuật. Các máy móc, thiết bị và diện tích sản xuất sử dụng càng hiệu quả thì chu kỳ sản xuất sẽ càng ngắn.

Chu kỳ trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng
Chu kỳ trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng

Ngoài ra, chu kỳ này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như nhu cầu vốn lưu động bên trong khâu sản xuất. Thị trường hiện nay càng xuất hiện nhiều biến động hơn, do đó chu kỳ sản xuất càng ngắn thì khả năng của hệ thống sản xuất càng được nâng cao phù hợp với các thay đổi của thị trường.

1.3. Chu kỳ sản xuất gồm có các giai đoạn nào?

Dưới đây là những hoạt động trong chu kỳ sản xuất, gồm có 5 giai đoạn.

1.3.1. Thiết kế sản phẩm

Trong giai đoạn đầu tiên này, bộ phận kỹ thuật trong doanh nghiệp thực hiện một quy trình lặp đi lặp lại để có thể phát triển được các thiết kế của sản phẩm. Khi thực hiện quá trình này, bộ phận kế toán cần yêu cầu đầu vào liên quan đến chi phí của các sản phẩm có thành phần được đề xuất, và các tính năng của sản phẩm cần được bộ phận tiếp thị tư vấn phù hợp.

Còn các nhóm kỹ thuật công nghiệp thực hiện việc cung cấp những thông tin đầu vào về những sản phẩm mới, các sản phẩm này có thể được thiết kế để phù hợp chi phí, sản xuất dễ dàng hơn. Các nhân viên kỹ thuật cũng thực hiện kết hợp tỷ suất lợi nhuận và giá bán mục tiêu trong hoạt động thiết kế, trong quy trình chi phí về mục tiêu để các sản phẩm mới có thể thiết kế phù hợp và thu về lợi nhuận cao.

Giai đoạn thiết kế sản phẩm
Giai đoạn thiết kế sản phẩm

1.3.2. Tạo lập và xây dựng bảng kê nguyên vật liệu

Sau khi giai đoạn thiết kế sản phẩm đã hoàn thiện, các nhân viên kỹ thuật cần tạo nên một bản hóa đơn về nguyên vật liệu, trong bảng này các thành phần trong sản phẩm cần được phân loại rõ ràng. Quá trình này kết hợp với nhóm kỹ thuật công nghiệp để phát triển nên một định tuyến lao động qua một số lần chạy sản xuất. Các số lượng lao động ước tính để thực hiện tại các xưởng sản xuất cũng cần hợp lý để hoàn thành sản phẩm nhanh chóng.

1.3.3. Phát triển dự báo bán hàng

Bộ phận bán hàng sẽ tạo ra dự báo bán hàng để quá trình phát triển kế hoạch sản xuất có đầu vào, các số lượng đơn vị sản phẩm cần phải được nêu rõ và quá trình bắt đầu mỗi lô sản phẩm. Nhờ vào các lịch trình này, hệ thống sẽ đưa ra những yêu cầu về mua hàng hóa cho bên mua hàng để các nguyên liệu luôn được cung cấp.

Phát triển dự báo bán hàng
Phát triển dự báo bán hàng

1.3.4. Sản xuất hàng hóa

Trong giai đoạn 4, nhân viên thực hiện quản lý cho nguyên vật liệu trong sản xuất cần ra lệnh công việc theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất vào bộ phận sản xuất. Các nhân viên lao động cũng cần được lên lịch sản xuất lao động dựa theo định tuyến lao động cho mỗi sản phẩm trong cửa hàng. Khi hàng hóa được hoàn thành có thể được lưu trữ trong kho như hàng hóa thành phẩm hay được vận chuyển trực tiếp cho khách hàng.

1.3.5. Tóm tắt lại chi phí

Ở giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ, kế toán thực hiện lập bảng tổng hợp các chi phí trong từng nhóm sản xuất theo các lô hoàn thành, cung cấp cho cả giám đốc sản xuất và giám đốc kỹ thuật. Giai đoạn này cực kỳ cần thiết để biết doanh nghiệp tìm ra sự khác biệt so với mong muốn và thay đổi thiết kế hay thực hiện thay đổi hướng dẫn công việc trên các sàn cửa hàng. Đồng thời, bảng tổng hợp này có thể kết hợp với các chi phí dựa theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giúp các sản phẩm được phân bổ chi phí tốt hơn.

Tóm tắt lại chi phí
Tóm tắt lại chi phí

2. Làm thế nào để rút ngắn chu kỳ sản xuất đơn giản?

Trong một doanh nghiệp, chu kỳ sản xuất sẽ chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chia hai yếu tố đó thành 2 nhóm chính là: Nhóm các yếu tố thuộc về một số trình độ tổ chức sản xuất và nhóm yếu tố thuộc về kỹ thuật sản xuất.

Vì vậy, chúng ta sẽ rút ngắn chu kỳ trong sản xuất bằng việc đi theo hai hướng cơ bản. Phương hướng đầu tiên doanh nghiệp có thể thực hiện là cần cải tiến về kỹ thuật và hoàn thiện các phương pháp về công nghệ. Các quá trình tự nhiên nên được thay thế bằng quá trình nhân tạo để thời gian sản xuất ngắn hơn.

Cách thứ hai, doanh nghiệp nên nâng cao trình độ tổ chức trong sản xuất như nâng cao các trình độ hợp tác hóa, chuyên môn hóa, hoặc có thể áp dụng một số biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị để các giai đoạn do sự cố bị loại bỏ, tránh việc ảnh hưởng đến thời gian sản xuất và tăng cường chất lượng kiểm soát sản xuất và lập tiến độ hoàn thành.

Cách thức rút ngắn chu kỳ trong quá trình sản xuất
Cách thức rút ngắn chu kỳ trong quá trình sản xuất

Ngoài ra, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý sản phẩm có tên là phần mềm quản lý sản xuất 365 để chu kỳ và quá trình sản xuất được rút ngắn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tính toán được các chi phí hợp lý, rút ngắn được thời gian sản xuất, quản lý quá trình sản xuất dễ dàng và nâng cao lợi nhuận.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những thông tin cần thiết về chu kỳ sản xuất. Các chu kỳ này là cơ sở để doanh nghiệp có thể lập được các kế hoạch tiến độ và thực hiện các đơn hàng nhanh chóng. Các chu kỳ trong sản xuất càng ngắn, chứng tỏ máy móc thiết bị và nguồn lực sản xuất hoạt động có hiệu quả, vì vậy doanh nghiệp nên tìm kiếm các phương thức để rút ngắn các chu kỳ bằng cách thực hiện những biện pháp trên.

Đăng ngày 02/12/2022, 198 lượt xem