Kỹ năng phỏng vấn

Làm lung lay nhà tuyển dụng tại buổi phỏng vấn quản lý cửa hàng

Mỗi một vị trí việc làm sẽ có đặc thù nghề nghiệp riêng, bởi thế màu sắc của buổi phỏng vấn của mỗi vị trí cũng sẽ khác nhau. Với vị trí quản lý cửa hàng, bạn sẽ có những kinh nghiệm riêng biệt với vị trí nhân viên bán hàng. Vậy nên nếu như trước đây đã từng chăm chỉ tìm tòi kinh nghiệm phỏng vấn việc làm nhân viên bán hàng, bạn không nên áp dụng chúng cho mục tiêu buổi phỏng vấn việc làm quản lý. Những lưu ý dưới đây sẽ trở thành kim chỉ nam định hướng cho bạn biết bạn nên chuẩn bị gì và làm những gì trong buổi phỏng vấn quản lý cửa hàng.

1. Một màn chào hỏi ấn tượng giúp ứng viên trở nên tiềm năng ngay từ cái nhìn đầu tiên

"Em chào anh/chị, Tôi chào bạn, Chào bạn,…" là những câu đầu tiên giúp các ứng viên mở lời với nhà tuyển dụng. Bạn có nghĩ những câu chào này quá đỗi thông thường? Nên dùng "tôi" trong xưng hô hay phải cung kính xưng "em"? Tất cả những điều tưởng chừng như đơn giản này vẫn nên được chú ý tới nếu như bạn đang xin việc tại vị trí quản lý của một cửa hàng. Nó sẽ tạo nên phong thái của bạn ngay từ những phút giây đầu tiên.

Bí quyết ứng tuyển thành công vị trí quản lý cửa hàng trong buổi phỏng vấn
Bí quyết ứng tuyển thành công vị trí quản lý cửa hàng trong buổi phỏng vấn

Không giống như vị trí nhân viên, cần phải thể hiện rõ thái độ bậc dưới và thực sự niềm nở, hồ hởi với nhà tuyển dụng thì mới mong lọt qua vòng phỏng vấn này, với vị trí quản lý, hơn tất cả những đòi hỏi về sự hồ hởi, nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn đến phong thái, khí chất mà ứng viên tạo ra ngay từ những điệu bộ, cử chỉ và lời nói đầu tiên, vì qua đó, nhà tuyển dụng mới có thể xác định được ứng viên có tố chất hay quản lý hay không.

Tất nhiên sự thể hiện ở phía bạn – một ứng viên đang xin việc, đang cần chứng tỏ sự phù hợp của bản thân với vị trí tuyển dụng vẫn phải nằm trong một phạm vi khuôn khổ nhất định. Đừng vì quá muốn thể hiện mình mà từ trong lời nói đầu tiên bạn đã tạo ra một cảm giác không mấy thiện cảm, tỏ rõ thái độ hách dịch, sự kênh kiệu với những câu chào ngắn ngủn, cộc lốc như Chào!", "Rất vui được gặp bạn",…

Lấy lòng nhà tuyển dụng với buổi phỏng vấn quản lý cửa hàng hiệu quả
Lấy lòng nhà tuyển dụng với buổi phỏng vấn quản lý cửa hàng hiệu quả

Suy cho cùng điều đó không khiến bạn thể hiện được sự đĩnh đạc của nhà quản lý vì đó vốn không phải là phong thái của nhà quản lý. Thay vào đó, hãy sử dụng những câu chào hỏi quen thuộc, thông thường như đã nêu ở trên nhưng kèm theo điệu bộ, cử chỉ thể hiện rõ mình đã trưởng thành, không quá khúm núm, khép nép. Rất nhiều ứng viên xin việc cho vị trí nhân viên bán hàng đã thể hiện rõ tác phong này, ở vị trí quản lý, tuyệt nhiên bạn không thể có phong thái đó, bằng không nhà tuyển dụng cũng vẫn sẽ đánh giá bạn không có tố chất.

Ngoài chào hỏi bằng sự hòa nhã, tươi tắn và lịch sự thì bạn hãy tận dụng những cử chỉ nhỏ để ngầm thông báo về tác phong quản lý có trong bạn, khẳng định rằng bạn là một người có tố chất. Hãy chú ý từ cử chỉ bắt tay đảm bảo sự lịch sự và đúng nguyên tắc giao tiếp thể hiện bạn là người có hiểu biết về nghệ thuật giao tiếp, ứng xử cho đến tư thế ngồi, cách để tay lên đùi hay để tay trên bàn, tay để theo dáng như thế nào cũng đủ để nhà tuyển dụng ngầm đánh giá bạn là một người có tố chất quản lý cửa hàng hay không.

Làm gì để tự tin trong buổi phỏng vấn quản lý cửa hàng?
Làm gì để tự tin trong buổi phỏng vấn quản lý cửa hàng?

Vậy nên ở màn khởi đầu, trong từ 3 đến 5 phút đầu tiên, bạn cần tập trung phải thể hiện thật tốt phong thái, tác phong của mình thông qua các cử chỉ, điệu bộ nhỏ nhất. Vì ở những phút đầu tiên, nhà tuyển dụng luôn dành sự quan sát bạn nhiều nhất. Hãy luôn bình tĩnh để thực hiện tất cả những gì vừa được lưu ý ở nội dung trên.

2. Luôn tự tin đối diện với mọi câu hỏi tuyển dụng quản lý cửa hàng hóc búa

Không chỉ đơn thuần là những câu hỏi dễ như giới thiệu đôi chút về bản thân hay lý do vì sao nghỉ việc ở công ty cũ, nhà tuyển dụng đặc biệt xoáy sâu vào các câu hỏi chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí quản lý vì đây là một vị trí quan trọng, cần tuyển dụng kỹ càng, không thể chỉ sử dụng các câu hỏi tuyển dụng đại trà. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, ứng viên quản lý cửa hàng sẽ phải luôn "căng não" để đáp ứng được mọi pha "hỏi xoáy" của nhà tuyển dụng.

Cách trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn việc làm quản lý cửa hàng
Cách trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn việc làm quản lý cửa hàng

Bạn đừng "đáp xoay", hãy thật bình tĩnh mà nêu ra câu trả lời. Những câu trả lời hay là câu trả lời thực tâm, xuất phát ra từ đáy lòng bạn, là quan điểm rõ ràng của bạn về vấn đề đó chứ không phải là một câu trả lời học thuộc lòng dễ dẫn đến nội dung hời hợt.

Qua những câu hỏi được đặt ra, nhà tuyển dụng muốn tìm thấy sự bản lĩnh của ứng viên. Bản lĩnh là giá trị cốt lõi bên trong tư cách của một nhà quản lý. Nếu bạn tự tin đưa ra tất cả những gì mình suy nghĩ cho câu trả lời thì đồng thời bản lĩnh cũng sẽ được hình thành, dễ dàng cho nhà tuyển dụng cảm nhận thấy.

Chinh phục nhà tuyển dụng khi tham gia buổi phỏng vấn quản lý cửa hàng
Chinh phục nhà tuyển dụng khi tham gia buổi phỏng vấn quản lý cửa hàngNhãn

Ngoài ra, trong bộ câu hỏi dành cho quản lý cửa hàng thường sẽ xuất hiện những dạng câu hỏi lựa chọn, câu hỏi nêu quan điểm cá nhân về các vấn đề trái chiều liên quan đến ngành. Vẫn là mục đích muốn thấy sự bản lĩnh của ứng viên như thế nào, vậy nên dù khó nhưng đây lại chính là cơ hội tốt để bạn chứng tỏ bản lĩnh của một nhà quản lý có trong mình rất hiệu quả. Hãy ăn ngay nói thẳng, dám đưa ra quan điểm hoặc ý tưởng cá nhân và khảng khái khẳng định tính phù hợp của chúng như thế nào.

3. Phát huy cao độ tinh thần biết lắng nghe

Trong những tố chất của một nhà lãnh đạo có đòi hỏi về sự lắng nghe. Trong buổi phỏng vấn, bạn đừng vì quá mong muốn thể hiện mình mà nói hết phần của nhà tuyển dụng, hãy để nhà tuyển dụng nói nhiều hơn và chủ động trong cuộc hội thoại. đặc biệt tuyệt đối không được tranh lời khi nhà tuyển dụng đang nói vì đó là hành vi khiếm nhã, không tôn trọng người đối diện. Nói quá nhiều hay tranh lời người khác, không hề lắng nghe hoặc không kiên nhẫn để lắng nghe chính là những điều tối kỵ trong nguyên tắc quản lý. Nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng nói không với những ứng viên như vậy.

Lắng nghe – bí quyết khi tham gia phỏng vấn ứng tuyển quản lý cửa hàng
Lắng nghe – bí quyết khi tham gia phỏng vấn ứng tuyển quản lý cửa hàng

Có rất nhiều điều cần lưu ý khi tham gia vào buổi phỏng vấn quản lý cửa hàng, nhưng với ba lưu ý trên, bạn có thể tạo ra một ấn tượng mạnh với những cảm xúc tích cực trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra các yếu tố như trang phục, diện mạo cũng vẫn đảm bảo nguyên tắc lịch sự, trang nhã, sự giao tiếp khéo léo, đúng chừng mục, không khoa trương, không nói dối và càng không được ấp úng. Khi làm tốt được những điều như thế, ứng viên hoàn toàn có thể thuận lợi trở thành một ứng viên viên tiềm năng, sáng giá cho vị trí quản lý cửa hàng.

Đăng ngày 07/10/2022, 215 lượt xem