Tâm sự Nghề nghiệp

Chán việc muốn nghỉ? Bạn nên làm gì khi muốn nghỉ việc ở công ty?

1. Biểu hiện của việc chán nản với công việc

Sự lựa chọn nghề nghiệp là việc dẫn đến thành công của bạn không chỉ trong công việc mà nó còn giúp bạn thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên bạn đang cảm thấy chán nản và quá mệt mỏi với những công việc đang làm của mình, Bạn bắt đầu có dấu hiệu sau để thấy được rằng bạn đang chán nản với công việc và bạn nên nghỉ việc ngay.

những lý do chán việc muốn nghỉ
Nguyên nhân khiến bạn chán việc và muốn nghỉ việc

+ Bạn bắt đầu mất hết đam mê với công việc. Bạn đã từng đam mê với công việc của mình nhưng gần đây bạn bắt đầu không cảm nhận được đam mê với công việc và sự nhiệt huyết với công việc của mình. Bạn đến chỗ làm và làm việc hết trách nhiệm và về nhà trong mệt mỏi bởi hết đam mê với công việc. Bạn không con vui thích với việc được làm nó hàng ngày và bạn làm nó giờ đây giống như thực hiện hết trách nhiệm của mình là xong. Đây là biểu hiện của việc bạn đang chán công việc và nên quyết định nghỉ việc để tìm một công việc mới cho bạn. Thế nhưng có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới?

+ Bạn làm việc ở đây một thời gian quá lâu và thấy được rằng mình không có cơ hội để phát triển cả về chuyển môn nghề nghiệp và việc phát triển trong cơ hội thăng tiến của bản thân tại công ty. Bạn bắt đầu không còn động lực để đi làm và thấy chán nản với công việc vì không có cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc của mình. Mục tiêu  nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới không thể thành hiện thực, bạn muốn tìm môi trường mới để phát triển hơn.

+ Sau một thời gian gắn bó với công ty bạn bắt đầu phát hiện ra rằng mục tiêu trong công việc và sự nghiệp của mình không hợp với công ty và bạn không có cơ hội để phát triển và thực hiện được các mục tiêu mình đề ra hoặc ngược lại. Mục tiêu phát triển của công ty quá lớn khiến bạn không theo kịp được tiến độ thực hiện mục tiêu đó, làm bạn thấy chán với công việc và có ý định muốn nghỉ việc và tìm kiếm một công việc tốt hơn và một doanh nghiệp phù hợp với mình hơn.

+ Trong công việc bạn bắt đầu tỏ ra chán nản và không thiết tha với công việc đó. Luôn trong tình trạng căng thẳng và mệt mỏi khi làm việc tại doanh nghiệp đó và bắt đầu có dấu hiệu của việc không hoàn thành công việc được giao của mình. Hoặc hoàn thành công việc theo cách cho có và xong. 

+ Bạn thường xuyên mất ngủ hay đau đầu và sức khỏe giảm sút do áp lực công việc đè nặng lên bạn, Đến chỗ làm bạn luôn cáu gắt và nhăn nhó với công việc đây là một trong những biểu hiện bạn đang bị stress trong công việc rất nặng nề. Bạn không có cách để thư giãn và giải tỏa nó, làm cho công việc của bạn không hiệu quả và chất lượng sức khỏe giảm sút. Bạn nên suy nghĩ đến việc thay đổi môi trường làm việc của mình.

+ Mức lương của doanh nghiệp trả cho bạn không sức đáng hoặc chưa thoả đáng với sức lao động bạn bỏ ra khiến bạn trở lên chán nản và có ý nghỉ muốn nghỉ việc để tìm một môi trường làm việc tốt hơn. Áp lực về chi tiêu trong cuộc sống khiến bạn đau đầu, tuy nhiên tiền lương của bạn lại không đáp ứng đủ nên bạn trở lên lo lắng và muốn nghỉ việc tại doanh nghiệp để tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn, mức lương cao hơn. Bạn luôn suy nghĩ có nên nhảy việc vì lương hay không?

+ Làm việc một thời gian, bạn đam mê với công việc quá mức hoặc khối lượng công việc bạn nhân được lớn hơn thời gian bạn có khiến cho thời gian dành cho bản thân và gia đình không còn. Các mối quan hệ xã hội trở lên nhỏ lại, bạn nhận ra mình đã thay đổi và dành quá nhiều thời gian cho công việc, bạn muốn có thời gian cho gia đình và bản thân mình nữa đây cũng là một trong những lý do bạn chán việc muốn nghỉ

+ Sau khi vào làm ở công ty bạn nhận ra rằng sếp là một người quá khắt khe, bảo thủ, hay làm những con người coi trọng bằng cấp và sự nịnh bợ. Không đối xử công bằng giữa các nhân viên với nhau, không có sự minh bạch trong lương thưởng khiến bạn khó chịu. Hoặc tính cách của sếp với bạn hoàn toàn trái ngược nhau khiến cho việc bạn không thoải mái khi làm việc và hiệu quả công việc không cao. Bạn chán nản và muốn nghỉ để tìm một công việc mới tốt hơn, môi trường làm việc phù hợp hơn.

+ Công ty không đầu tư vào việc phát triển nhân viên. Không có các khoản thưởng hay các chính sách đãi ngộ tốt cho nhân viên. Đây cũng là một trong các lý do khiến bạn chán nản và muốn nghỉ việc.

+ Khi làm việc tại công ty một thời gian, bạn bắt đầu nhận thấy tương lai phát triển của mình tại đây rất mù mịt, Cơ hội thăng tiến không có, cơ hội cạnh tranh cũng không, mọi thì rất bình bình trôi hàng ngày. Khiến cho cuộc sống tẻ nhạt và tương lai không được rộng mở. Bạn luôn làm việc để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn vậy khi làm việc ở công ty bạn lại không thấy được tương lai của mình trong sự gắn bó và phát triển lâu dài ở đây. Đây là lý do để bạn nên suy nghĩ đến việc nghỉ việc tại đây.

+ Bạn bị bóc lột sức lao động so với mực lương và thời gian theo thỏa thuận ban đầu. Ngoài việc làm trên công ty bạn còn phải làm ngoài giờ và mang việc về nhà để đảm bảo tiến độ mà công ty mong muốn. Bạn bị vắt kiệt sức lực cho công việc đang làm khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi với công việc khiến chán việc muốn nghỉ

+ Bạn cảm nhận và nhận thấy nguy cơ mình sẽ mất việc tại đây khiến bạn chán nản và luôn lo lắng không biết lúc nào mình sẽ bị mất việc. Lời khuyên cho bạn trong trường hợp nhận thấy mình có nguy cơ mất việc thì nên xin nghỉ việc để tìm kiếm một công việc mới phù hợp hơn với bạn

+ Mối quan hệ của bạn với các đồng nghiệp trong công ty khiến bạn đau đầu và chán nản, bạn không thích môi trường làm việc đó và luôn suy nghĩ nghỉ việc. Vậy bạn nên nghỉ việc để tìm kiếm những cơ hội việc làm mới nhất.

Trong công việc cũng có những khó khăn và áp lực riêng việc bạn chọn sai nghề cũng là một trong các nguyên nhân khiến bạn chán nản trong công việc, và thay đổi công việc của mình thường xuyên. KHông có sự gắn bó lâu dài với nó.

2. Làm thế nào để lấy lại tinh thần làm việc tại công ty?

Khi bạn chán nản với công việc và có ý định muốn nghỉ việc. Lời khuyên cho bạn là không nên nghỉ việc luôn và hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi xin nghỉ việc, cũng như có những biện pháp để lấy lại hứng thú trong công việc rồi mới nghĩ đến chuyện nghỉ việc. Một số gợi ý cho bạn về cách lấy lại hứng thú trong công việc trước khi nghĩ đến việc bỏ cuộc:

chán việc muốn nghỉ? bạn đã sản sàng nghỉ việc chưa
Bạn đã chan việc những vẫn phân vân giữa việc ra đi và ở lại công ty

+ Nghĩ đến lý do mình bắt đầu: Lý do lúc đầu bạn bắt đầu với công việc là gì, bạn lựa chọn nó là từ đâu và vì sao lại lựa chọn nó. Khi bạn có dấu hiệu chán nản với công việc hãy nghĩ về lý do bạn bắt đầu để có lại động lực làm việc và có được hứng thú làm việc như khi mới bắt đầu nó. Có thể ví việc này giống như “yêu lại từ đầu” với công việc mình đã làm thời gian qua để luôn cảm thấy đây là công việc thú vị và tạo hứng thú khi làm việc. Lấy lại đam mê trong công việc mà bạn đã đánh mất. Mục tiêu ngắn hạn khi bạn đề ra cho công việc này là gì, bạn đã thực hiện tới đâu.

+ Bạn đã chán nản với công việc nhưng đừng vội nghỉ việc ngay. Hãy ở lại thêm một thời gian ngắn để bạn suy nghĩ thật kỹ về việc nên nghỉ việc tại đó không. Và với quyết định nghỉ việc ở đó có ảnh hướng đến cuộc sống của bạn không. Nếu có ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều thì hãy suy nghĩ thật kỹ về việc bạn có nên xin nghỉ việc không nha. Đừng để tình trạng nghỉ việc xong thất nghiệp và ảnh hưởng đến tài chính của bản thân, gia đình bạn nha

+ Hãy suy xét thật kỹ trước khi có ý định bỏ việc dù bạn đã chán nản với công việc nha. Hãy tính đến khả năng sau: Đủ kinh tế để trang trải khi bỏ việc, và việc bạn quyết định nghị việc của bạn là đã suy nghĩ đúng đắn. Hãy hỏi ý kiến của người thân, bạn bè của bạn để chắc rằng quyết định nghỉ việc của bạn là không vội vàng và quyết định đó là đúng đắn. Khi nào nên nghỉ việc và biết được bao nhiêu là đủ trang trải kinh phí của bạn. Hãy đọc thêm bài viết này để có thêm quyết định đúng đắn.

+ Hãy tính đến tương lai và kế hoạch của bạn sẽ có bị ảnh hưởng gì không nếu sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch hoặc dự định tương lai của bạn nha. Hãy nghĩ đến các dự định tương lai để việc nghỉ việc của bạn không ảnh hưởng nếu có ảnh hưởng thì hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định nghỉ việc nha.

Khi bạn đang bế tắc và không biết có nên nghỉ việc không thì bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định quá vội vàng.

3. Mẹo đưa ra các lý do nghỉ việc không làm mất lòng cấp trên

Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng việc chấm dứt làm việc với công ty là bạn đã hết duyên nợ với công ty đó. Đó là một suy nghĩ rất sai lầm về việc hành xử của bạn. Nếu bạn là một người thông minh và biết cách ứng xử thì bạn có thể sử dụng cách giao tiếp và khéo léo xin nghỉ việc mà vẫn giữ được quan hệ với sếp một cách tốt đẹp. Một số mẹo cho bạn về lý do xin nghỉ việc không làm mất mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và công ty.

+ Lấy lý do khách quan: việc chuyển nhà, kết hôn, sinh con,.. ảnh hưởng đến quá trình và hoạt động trong công việc của bạn, Bạn muốn xin nghỉ để chăm lo cho gia đình và con cái. Đây là một trong những lý do hay để bạn có thể xin nghỉ việc mà vẫn không làm mất đi quan hệ tốt với sếp, đừng bao giờ nói đến lý do nghỉ việc của bạn là do bạn đã chán với công việc này, hoặc không bằng lòng với các đồng nghiệp trong cơ quan. Đây là lý do ít được chấp nhận khi bạn chán việc muốn nghỉ.

chán việc muốn nghỉ bạn nên lấy lý do như thế nào?
Chán nản với công việc, không có động lực làm việc, muốn nghỉ việc

+ Lấy lý do chủ quan về bản thân không muốn việc của mình ảnh hưởng đến công việc chung của doanh nghiệp nên xin nghỉ để mọi việc công ty được thực hiện đúng tiến độ và hoạt động của doanh nghiệp là tốt nhất. Hãy trình bày thẳng thắn lý do cá nhân ra sao để có thể xin phép nghỉ việc mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai bên

+ Lấy lý do là mục tiêu nghề nghiệp thay đổi. Bạn có thể đưa ra mục tiêu của mình mong muốn trong công việc thay đổi và không phù hợp với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp, do không không muốn ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nên xin nghỉ đến công việc được tốt nhất. 

Trên đây là một số lý do bạn có thể lựa chọn để xin nghỉ việc vì chán nản với công việc hiện tại bạn đang làm và muốn xin nghỉ việc. Bạn cũng đừng quên lời chúc chia tay sếp hay mẫu thư chia tay đồng nghiệp.

Qua những chia sẻ về câu chuyện chán việc muốn nghỉ với những dấu hiệu và biểu hiện trên bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi có ý định nghỉ việc và nên nghỉ việc nếu bạn cảm thấy quyết định đó là đúng đắn và không ảnh hưởng đến cuộc sống và tài chính của bạn.

Đăng ngày 06/10/2022, 276 lượt xem