Bí quyết viết CV

Top 5 nguyên tắc cơ bản khi viết resume là gì bạn đã biết?

Người đọc bài viết này dù cho ở vị trí nào, là nhà tuyển dụng hay là người tìm việc thì cũng cần phải nắm được các thông tin này vì nó quan trọng với cả đôi bên, phục vụ hiệu  quả cho cả hai trong quá trình ứng tuyển hay nhiệm vụ tuyển dụng. Nếu bạn trong vai trò là người tìm việc, nên thấu hiểu nhà tuyển dụng qua 5 nguyên tắc cơ bản khi viết CV và resume dưới đây. Còn nếu bạn đứng ở vị trí một người làm công tác tuyển dụng, tất nhiên bài viết cũng nắm giữ giá trị ltrwor thành bí quyết giúp bạn làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.

1. Gói gọn nội dung Resume trong “diện tích” của một trang giấy

Đây là nguyên tắc đầu tiên mà bất cứ người ứng viên nào cũng cần phải chú ý. Bởi lẽ, ý thức ngay từ đầu về việc sẽ cần khoảng bao nhiêu cho nội dung Resume thì bạn sẽ xây dựng kế hoạch để có bố cục tốt nhất. Thêm vào đó, bạn đảm bảo được sự ngắn gọn, súc tích cho Resume - điều mà nhà tuyển dụng nào cũng mong chờ sẽ tìm thấy ở các ứng viên tiềm năng muốn bước chân vào công ty họ.

Thông thường, mục tiêu chính mà bản Resume xin việc xuất hiện là nhằm vào cái đích phỏng vấn. Mặc dù mục đích lớn nhất của người tìm việc nào cũng là có được việc làm nhưng trong quá trình đó, ứng viên sẽ sử dụng các công cụ để phục vụ cho riêng từng mục đích khác nhau. 

Nguyên tắc đảm bảo độ dài resume
Nguyên tắc đảm bảo độ dài resume

Điều đó cũng ảnh hưởng trực tiếp với mục đích đọc resume của nhà tuyển dụng. Họ sẽ lướt qua bản resume để có thể tìm kiếm ra được người ứng viên phù hợp nhất bước vào cuộc phỏng vấn sắp tới. 

Chỉ một vài giây thôi, bạn cần phải kịp lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng. Thế nên, với 1 trang Resume sẽ là cách nhanh nhất cho họ liếc nhanh toàn bộ nội dung thông tin liên quan đến bạn mà không cần phải mất thêm thời gian lật giở sang mặt thứ hai. Rất có thể họ sẽ không làm thao tác đó mà loại ngay bản Resume xin việc của bạn với lý do dài dòng.

Trong trường hợp bạn vẫn muốn viết dài hơn trong Resume vì như vậy mới thể hiện được hết giá trị quan trọng mà bạn muốn “khoe” cho nhà tuyển dụng, vậy thì bạn nên làm một phép thử. Hãy cứ viết bản Resume như hình dung và mong muốn của bạn và đưa chúng cho một ai đó đọc trong khoảng thời gian 10 giây nhé. Sau đó, bạn hỏi họ xem họ đã nhận được những thông tin gì qua 10 giây phút ấy. Câu trả lời của họ sẽ giúp bạn biết được có nên viết quá 1 trang giấy cho nội dung Resume hay không.

Resume có độ dài như thế nào hợp lý?
Resume có độ dài như thế nào hợp lý?

Tôi dám chắc, chẳng ai có thể nhớ hết những gì bạn trình bày, thậm chí còn nhớ được rất ít. Bạn càng đưa nội dung dài hơn, vượt ra khỏi khuôn khổ 1 trang giấy thì gần như người đọc cuối cùng cũng không nhớ được gì thông tin của bạn. 

Thế nên, bất cứ ai khi gửi Resume đến cho nhà tuyển dụng thì hãy căn chỉnh nội dung, bố cục, sắp xếp thông tin trong CV và Resume sao cho có độ dài gói gọn chỉ trong 1 trang giấy thôi nhé.

2. Có thể bạn không ngờ với số điểm cộng từ mục Người tham chiếu hay Thư giới thiệu

Nhiều người khi viết Resume thường có thói quen không chú ý trau chuốt cho phần Reference hoặc thậm chí còn không đưa phần này vào và đây cũng là một trong các lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc hay Resume. Khi đó bản Resume của bạn vô hình chung bị thiếu sót đi phần rất quan trọng, thường được nhà tuyển dụng quan tâm nhiều và cũng đánh giá điểm cho ứng viên ở phần này theo diện “đặc biệt”. Gần như số điểm đánh giá của mỗi ứng viên hơn kém nhau chủ yếu do phần này tạo ra. 

Lý do vì sao nhà tuyển dụng lại ưu ái những bản Resume có đầu tư nội dung cho phần Người tham chiếu hay Thư giới thiệu đến như vậy? 

Luôn đưa Reference vào Resume
Luôn đưa Reference vào Resume 

Bạn biết đấy, nếu như bạn đi xin việc lại được một cá nhân, tổ chức uy tín nào đó giới thiệu thì điều đó có lợi cho cả đôi bên: nhà tuyển dụng không cần phải dành nhiều thời gian để chọn lọc ứng viên vì họ có căn cứ uy tín cho quyết định của mình còn ở phương diện bạn, bạn sẽ được tiến nhanh hơn các ứng viên khác một vài bước vì lúc nào những người uy tín cũng có ảnh hưởng nhất định, họ có khả năng tiến cử bạn mà không cần xuất hiện trực tiếp và mang tới cơ hội nhiều hơn cho bạn.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là một Reference phải là sếp cũ của bạn. Họ có thể là một tên tuổi nào đó nổi danh trong lĩnh vực liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nói chung, dù chọn ai làm Reference bạn đều cần phải đảm bảo họ có thể giúp cho hình ảnh của bạn trở nên tốt nhất. 

3. Sở thích cá nhân - nguyên tắc cơ bản khi viết resume dễ bị lãng quên.

Thường xuất hiện ở phần cuối Resume với dạng thông tin ngắn hay là thông tin thêm trong CV, chiếm ít diện tích nhất cho nên nhiều ứng viên đã lầm tưởng rằng, Sở thích trong CV và Resume là một nội dung không mấy quan trọng. Chính vì suy nghĩ đó mà nhiều người đã vô tình làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi gửi tới một nội dung Sở thích quá đỗi tuyềnh toàng.

Vậy bạn có biết sở thích cá nhân cũng cần được xây dựng chiến lược khi viết hay không? 

Sở thích cá nhân trong resume
Sở thích cá nhân trong resume

Hãy nhớ đến mục đích của việc viết Resume, đó là được bước vào vòng phỏng vấn, sự xuất hiện của nội dung phần Sở thích cũng sẽ góp phần giúp cho bạn đạt được mục đích đó một cách hoàn hảo. Nói về sở thích của chính mình không phải chỉ để chứng tỏ bạn là người như thế nào, bạn thích những gì. 

Mỗi một câu từ khi đã được xuất hiện trong Resume, nhất là khi Resume lại được giới hạn chỉ nên gói trọn 1 trang giấy. Vậy thì làm thế nào để trình bày hiệu quả phần này? Có vẻ khó khăn nếu như bạn chưa từng nghĩ đây là phần nội dung quan trọng.

Hãy làm theo cách của Phượng như thế này: Chỉ nên viết vào Resume sở thích bộc lộ rõ tính cách con người của bạn và đặc biệt có liên quan tới công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Thông qua sở thích đó nhà tuyển dụng có thể nhận ra năng lực mà bạn có. 

Viết sở thích cá nhân trong resume như thế nào?
Viết sở thích cá nhân trong resume như thế nào?

Nếu như bạn có rất nhiều sở thích nhưng ngặt nỗi chúng chẳng hề liên quan gì tới công việc đang ứng tuyển thì hãy học cách nói không với những điều không cần thiết đó. Đừng cố ham thể hiện mọi thứ thuộc về bản thân mà đưa vấn đề đi xa hơn những gì nhà tuyển dụng cần. Và chắc chắn họ chẳng có nhu cầu muốn biết bạn thích ăn món gì, thích xem thể loại phim nào, nghe dòng nhạc ra sao,... Họ chỉ cần quan tâm nhưng sở thích hàng ngày của bạn có tác động gì tới công việc, tình hình phát triển của doanh nghiệp họ hay không mà thôi. 

4. Nguyên tắc trình bày thứ học được, không kể lể nhiệm vụ được giao

Nếu để ý bạn sẽ thấy đây là một nguyên tắc cơ bản, nhưng dường trải qua nhiều yếu tố mà người tìm việc vô tình hiểu sai nguyên tắc đó. Đơn giản, bất cứ ai cũng có thể đảm đương một công việc nào đó và đương nhiên nhà tuyển dụng đã biết điều ấy và cũng không đánh giá cao việc bạn có thể làm một hoặc một vài công việc. Thứ họ cần thấy là kết quả bạn tạo ra, bạn làm công việc đó như thế nào?,... 

Phần lớn, nhà tuyển dụng nào cũng sẽ nhìn vào một phần quá khứ của ứng viên để biết được khả năng của họ đang ở đâu. Thế thì chẳng có căn cứ nào để bạn chỉ kể, thậm chí là liệt kê tất cả các nhiệm vụ đã thực hiện và không kèm theo thứ quan trọng hơn là cách thức bạn làm, kết quả bạn tạo được. Như vậy há chẳng phải sẽ là thừa thãi những điều chẳng cần thiết nhưng lại thiếu nghiêm trọng yếu tố quan trọng hay sao? 

Nguyên tắc trình bày kinh nghiệm việc làm trong resume
Nguyên tắc trình bày kinh nghiệm việc làm trong resume

Bạn có thể liệt kê nhiệm vụ mình đã làm nhưng luôn gắn kèm theo đó là kết quả. Kết quả sẽ thay lời bạn khẳng định gián tiếp với nhà tuyển dụng rằng tương lai khi làm việc tại công ty họ, bạn cũng sẽ nỗ lực để tạo ra được kết quả như vậy, thậm chí còn tốt hơn nữa. Đồng thời dựa vào kết quả, nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận ở chiều sâu hơn, cho rằng bạn là một người có tinh thần trách nhiệm cao, bạn làm công việc nào đó vì muốn hướng tới kết quả tốt đẹp chứ không phải chỉ làm cho có để rồi không hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhất.

Thế nhưng, trong thực tế, đôi khi việc ứng viên chia sẻ rằng, trong công việc cũ, người sếp của họ không đặt nặng vấn đề thành tích, họ chỉ đưa ra tiêu chí hoàn thành công việc được giao. Chính vì vậy mà đã hình thành trong nhận thức của một bộ phận ứng viên về việc không quá đề cao thành tích. 

Vậy thì trường hợp này, bạn có thể dành thêm thời gian suy nghĩ và nhìn nhận lại xem bản thân đã tự tạo ra được những thành tích gì dù cho quản lý không đòi hỏi. Có thể bạn còn khá mơ hồ để nhận diện rõ ràng điều đó thì hãy nhờ những người khác, đồng nghiệp cũ hay quản lý cũ chẳng hạn, họ cũng sẽ cho bạn những thông tin mà chính họ cảm nhận được trong cách bạn làm việc. 

5. Đừng tạo ra Resume theo thiết kế của bạn nếu như bạn không phải là nhà thiết kế thực thụ

Nếu bạn sử dụng nhiều loại phông chữ trong CV hoặc trong Resume và đó là ý đồ của bạn. tuy nhiên bạn lại chẳng phải là một người thiết kế chuyên nghiệp vậy thì bạn sẽ rất dễ phá vỡ đi bố cục tiêu chuẩn của Resume. 

Thiết kế resume đơn giản
Thiết kế resume đơn giản

Để tự mình thiết kế CV hay Resume trong phạm vi khả năng của một nhà thiết kế không chuyên thì tốt hơn hết, hãy thực hiện theo tiêu chí: đừng làm quá những sáng tạo về hình thức của mình trong bản Resume, chỉ nên thể hiện khả năng trong tầm có thể. Khi không hiểu rõ công cụ Photoshop - ứng dụng thường được các nhà thiết kế chuyên nghiệp sử dụng thì cũng học cách nói không với nó nhé. 

Như vậy, có thể nói, Resume xin việc sẽ đóng vai trò là một tấm vé đưa cho bạn cơ hội bước chân vào cánh cổng sự nghiệp của bất cứ công ty nào và tham gia vào buổi phỏng vấn. Nếu muốn CV xin việc thành công, giúp bạn đạt được mục đích đó thì nhất định phải nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản khi viết Resume nhé.

Đăng ngày 14/10/2022, 231 lượt xem