Kỹ năng đàm phán lương

Nghệ thuật đàm phán lương cho việc làm nhân viên kinh doanh!

1. Những điều cần lưu ý trước khi đàm phán lương của việc làm nhân viên kinh doanh

Thực tế thì việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng không phải là việc mà bạn ứng viên nào cũng có thể làm được và nó cũng có ảnh hưởng lâu dài đối với quá trình làm việc của mỗi người. Nếu mức lương bạn đưa ra cao so với hạn mức mà công ty đưa ra cho vị trí đó thì đương nhiên bạn cũng sẽ nhận sự từ chối của nhà tuyển dụng. Ngoài niềm đam mê với công việc thì mức lương chính là động lực để mỗi người chúng ta phấn đấu trong công việc. Do vậy để có thể đảm bảo được việc mức thu nhập phù hợp nhất thì các bạn cũng cần phải dành thời gian để tìm hiểu các thông tin thật kỹ trước khi đưa ra mức lương để đàm phán.

1.1. Đánh giá vị trí của việc làm nhân viên kinh doanh

Sau khi nhận được lời mời tham gia buổi phỏng vấn, thì các bạn hãy đánh giá cũng như tìm hiểu thật cẩn thận. Không chỉ về văn hóa công ty, hay mô tả chi tiết công việc mà đôi khi cũng cần phải đánh giá mức thu nhập của vị trí đó. Và cũng có không ít những yếu tố mà các bạn ứng viên cần quan tâm bên cạnh mức lương cơ bản. Đó có thể là mức chiết khấu hoa hồng; chính sách tiền thưởng và tăng lương; chế độ phúc lợi, cụ thể giờ làm việc, cơ hội thăng tiến sự nghiệp ra sao. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hay người chưa có kinh nghiệm đối với việc làm nhân viên kinh doanh, thì cũng có thể không quan tâm nhiều đến những vấn đề này nhưng trên thực tế thì nó chính là các yếu tố thiết thực, và có nhiều ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, chất lượng cuộc sống của bạn.

Tuy nhiên với mỗi vị trí việc làm nhân viên kinh doanh thì sẽ có mức lương đàm phán khác nhau và với mỗi vị trí tuyển dụng tiềm năng, các bạn ứng viên nên theo dõi các thông tin này một cách chi tiết để có thể đối chiếu được ưu điểm, nhược điểm của các vị trí lĩnh vực khác nhau. Như vậy trong quá trình đàm phán lương bạn sẽ trở thành người có lợi thế hơn so với nhà tuyển dụng.

>>> Bạn có muốn biết lương nhân viên kinh doanh trung bình trên thị trường làm việc là bao nhiêu không?, tìm hiểu ngay với công cụ tra cứu lương miễn phí từ Timviec365.vn

1.2. Tìm hiểu chung về mặt bằng lương của việc làm nhân viên kinh doanh

Để có thể tự tin hơn trong quá trình đàm phán lương cho việc làm nhân viên kinh doanh thì ngoài việc đánh giá vị trí ứng tuyển thì các bạn ứng viên cũng nên tìm hiểu thông tin về mức lương chung ở nhiều lĩnh vực khác nhau với những cách tính lương cơ bản. Có thể công ty đang trong gia đoạn khó khăn nên mức lương trả bạn chỉ bằng 70% so với trước đây. Thay vì nói ra mức lương cao cho nhà tuyển dụng thì bạn nên tìm hiểu mặt bằng lương chung tại vị trí ứng tuyển thông qua mọi người xung quanh hoặc trên các trang web tìm việc làm Nghệ An uy tín.

Tìm hiểu về mặt bằng lương của việc làm nhân viên kinh doanh

Tuy nhiên việc tìm hiểu mức lương chung của việc làm nhân viên kinh doanh dành cho các bạn ứng viên đã trở nên quá dễ dàng hơn. Các bạn chỉ cần truy cập Timviec365.vn và sử dụng tính năng “tra cứu lương” hoặc “so sánh lương” là các bạn đã có thể biết được mức lương mặt bằng của vị trí việc làm nhân viên kinh doanh mà bạn đang ứng tuyển. Đồng thời các bạn cũng có thể tìm hiểu được rằng với khả năng cũng như kinh nghiệm làm việc của mình thì sẽ xứng đáng và phù hợp với mức lương nào. Như vậy các bạn ứng viên cũng sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc tìm hiểu về mặt bằng lương nữa và các bạn cũng trở nên không bị “lố” trước nhà tuyển dụng khi đưa ra mức đàm phán.

1.3. Xác định mức lương tối thiểu mà mình muốn nhận

Sau khi các bạn đã tìm hiểu rõ được mức lương mặt bằng của việc làm nhân viên kinh doanh thì có lẽ các bạn cũng sẽ xác định được khoản tối thiểu mà mình có thể chấp nhận đối với vị trí công việc này. Và các bạn cũng có thể kết hợp với mức lương thấp nhất có thể giúp bạn trang trải cuộc sống để đưa ra được mức lương phù hợp nhất mà không làm mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy để chủ động hơn về mức lương thì các bạn ứng viên hãy quyết định về mức lương mà mình muốn, bạn cần gì cho cuộc sống của bạn và ngoài niềm đam mê, yêu thích công việc thì còn điều gì khiến bạn sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn.

1.4. Thực hành đàm phán lương cho việc làm nhân viên kinh doanh

Người ta vẫn thường nói học hành tức là việc học luôn đi đôi với thực hành thì mới có tác dụng. Và thực tế việc thực hành đôi khi còn có tác dụng tốt hơn so với việc chỉ chuẩn bị lý thuyết suông. Để có thể “đầu xuôi đuôi lọt” cho việc đàm phán lương thì các bạn cũng cần phải chuẩn bị trước trong đầu những điều nên nói với những tình huống khác nhau để luyện tập. Như vậy trong quá trình tham gia phỏng vấn có lẽ bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn và việc luyện tập trước cũng giúp bạn xử lý tình huống được nhanh nhạy hơn.

Tuy nhiên các bạn cũng không nên quá máy móc theo “kịch bản” mà bạn đã lên sẵn, các bạn không nên phụ thuộc vào nó quá nhiều mà hãy dựa theo tình huống thực tế được diễn ra trong buổi phỏng vấn để mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình đàm phán lương.

Thực hành đám phán lương của việc làm nhân viên kinh doanh

2. Hướng dẫn cách đàm phán lương win – win với nhà phỏng vấn của việc làm nhân viên kinh doanh

2.1. Chứng minh được năng lực với nhà tuyển dụng

Nếu bạn “hồn nhiên” đưa ra mức lương mong muốn trước khi chứng minh được năng lực và kinh nghiệm của bản thân cho nhà tuyển dụng việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội biết, thì có lẽ bạn sẽ nhanh chóng bị họ cho “ra rìa”. Do vậy, để có buổi đàm phán lương hiệu quả cho việc làm nhân viên kinh doanh thì các bạn nên cho họ thấy được được khả năng hoàn thành công việc với nhà tuyển dụng. Bằng cách đưa ra những dẫn chứng về kinh nghiệm và kỹ năng bạn có cũng như lý do bạn xứng đáng nhận được mức lương đó. Đồng thời cũng cần phải hạn chế nói đến mức lương ở công ty cũ, nếu bắt buộc phải nói thì bạn nên so sánh công việc ở công ty cũ và công việc mới bạn đang ứng tuyển, và nhấn mạnh nhiều hơn vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

2.2. Chọn thời điểm nói về lương đúng lúc

Có không ít bạn đã mắc sai lầm khi được nhà tuyển hỏi về mức lương của việc làm nhân viên kinh doanh ngay từ đầu. Thực tế thì lúc này bạn không trả lời vội và hãy nói khéo 1 chút để chuyển sang chủ đề khác như nhắc đến công việc làm nhân viên kinh doanh bạn phải làm hay chế độ của công ty cho các nhân viên. Sau khi bạn đã biết mình chắc chắn được nhận thì hãy đề xuất mức lương tốt nhất cho mình.

Vì các bạn cần phải tránh nói đến chuyện tiền bạn khi vừa được nhà tuyển dụng hỏi đến, rất có thể thời điểm đó họ chưa thực sự mong muốn nhận bạn làm việc. Do vậy đối với những vấn đề về mức lương thì các bạn cũng cần phải lịch sự, khiêm tốn và sử dụng thông tin về mặt bằng mức lương của vị trí này để có thể đưa ra những lời đàm phán với nhà tuyển dụng dễ dàng thành công hơn. Và đôi khi các bạn cũng nên tránh việc đưa ra con số cụ thể về mức lương, các bạn cũng có thể đưa ra những mức thu nhập dao động, phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh.

>>> Xem thêm: Nhà lãnh đạo trẻ cần gì cho kế hoạch kinh doanh

2.3. Khéo léo khi nhắc đến mức lương việc làm nhân viên kinh doanh

Sau khi timviec24h.vn khảo sát lượng lớn nhà tuyển dụng thì họ cũng thường chỉ ra rằng nhiều ứng viên khi hỏi mức lương việc làm nhân viên kinh doanh thường khá nghiêm nhường, và không mạnh dạn đưa ra mức lương mong muốn đúng như kỳ vọng và họ cũng cảm thấy ứng viên này chưa nắm bắt được mức lương xứng đáng với công sức của họ. Hay nói một cách dễ hiểu thì đa phần các bạn ứng viên là nghĩ làm sao để làm hài lòng nhà tuyển dụng, nên thường nói kiểu như: “Đối với em mức lương bây giờ bao nhiêu không quan trọng, chủ yếu em mong muốn được làm việc trong môi trường năng động và sáng tạo để phát triển kinh nghiệm sẵn có cùng với việc được học hỏi các vị tiền bối đi trước”.

Khéo léo khi đàm phán lương việc làm nhân viên kinh doanh

Chính vì những câu trả lời khi được hỏi về mức lương mong muốn của những bạn ứng viên như vậy nên nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn và cho rằng năng lực của bạn có hạn và chỉ cần có công việc là được. Khi đó bạn sẽ mất đi cơ hội đạt được mức lương mong muốn và phù hợp hơn đối với công sức bạn bỏ qua, ngoài ra cũng có thể bạn sẽ bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Timviec365.vn gợi ý với các bạn cách để đưa ra câu trả lời phù hợp hơn, mà không tạo cảm giác nhàm chán với nhà tuyển dụng, ví dụ như thế này: “Thực sự, nếu được đảm nhận vị trí này quả là một cơ hội tuyệt vời với tôi. Thêm vào đó là những cơ hội được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và lợi ích tài chính cũng là những yếu tố đều quan trọng như nhau. Tôi luôn kỳ vọng sẽ được hưởng mức lương phù hợp với năng lực làm việc thực tế của mình để có thể toàn tâm toàn ý vào công việc cũng như đóng góp vào sự phát triển của công ty. Do vậy, mức lương mong muốn của tôi là …/tháng”.

Đôi khi chỉ là những câu nói thành thật và đầy khiêm tốn của bạn cũng khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bị thu hút và nâng cao được chỉ số cạnh tranh đối với các bạn ứng viên khác.

2.4. Lưu ý đến chế độ phúc lợi

Dựa theo tính chất cũng như đặc thù của việc làm nhân viên kinh doanh thì các chuyên viên đảm nhận các vị trí này đều được hưởng mức hoa hồng, chiết khấu và các chế độ phúc lợi tương đối là tốt. Nếu nhà tuyển dụng muốn trả mức lương thấp hơn mức lương bạn yêu cầu thì bạn nên hỏi xem về chế độ của công ty ra sao như chế độ phụ cấp, đóng bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ,… để có thể biết rõ được những lợi ích đem lại cho bạn khi làm công việc mới.

Bởi đôi khi mức hoa hồng được chiết khấu còn được cao hơn cả mức lương cơ bản, ví dụ như nhân viên kinh doanh đảm nhận các lĩnh vực như: Bất động sản, nội thất, kỹ thuật công nghệ cao, mỹ phẩm,… Chính vì vậy mức lương cơ bản chỉ là một yếu tố, các bạn cũng cần phải biết những khoản thu nhập khác hàng tháng nữa. Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi muốn bạn thực hiện việc đánh giá vị trí ứng tuyển trước khi tham gia đàm phán lương.

2.5. Không ngại đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng

Có không ít bạn ứng viên cảm thấy “e ngại” mỗi khi nhà tuyển dụng hỏi đến mức lương mong muốn của ứng viên. Tuy nhiên nếu khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương không xứng đáng với khả năng làm việc của mình thì các bạn cũng đừng ngần ngại mà hãy dũng cảm nói lên, vì thực tế bạn cũng chẳng mất gì nếu hỏi nhà tuyển dụng về vấn đề có thể nâng thêm mức thu nhập cao hơn không. Đôi khi mức lương mà các nhà tuyển dụng đưa ra cũng có mức lương thấp để “thử” ứng viên, tức là sẽ để cho ứng viên tham gia đàm phán với họ. Đối với những ứng viên sáng giá có thể hiện được tốt khả năng hoàn thành công việc thì có thể sẽ được nhận mức lương cao nhất 10% đến 20% so với các ứng viên khác. Trong trường hợp họ vẫn giữ mức lương ban đầu đã đề ra thì có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Có điểm dừng khi đàm phán lương việc làm nhân viên kinh doanh

2.6. Có điểm dừng khi đàm phán

Với việc gì thì cũng cần phải có điểm dừng, sau khi các bạn đưa ra mức lương đàm phán nhưng nhà tuyển dụng không có động thái hay phản ứng tỏ ra đồng ý thì các bạn cũng không nên thao thao bất tuyệt cứ nói mãi về vấn đề đó.Chính vì vậy trong quá trình đàm phán các bạn cũng nên để ý đến thái độ cũng như cách phản hồi của nhà tuyển dụng để đưa ra được cách ứng xử lại cho phù hợp. Tránh việc làm mất điểm đối với nhà tuyển dụng chỉ vì nói quá nhiều về vấn đề lương thưởng cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mình.

Và nếu bạn là người trong tình huống cần việc hơn là cần lương thì cũng nên suy nghĩ thận trọng với việc thỏa thuận với mức lương mà nhà tuyển dụng, sao cho nó phù hợp với mức lương tối thiểu mà bạn đã xác định được trước khi tham gia phỏng vấn. Trước đó hãy tham gia tìm kiếm cho mình một công việc mà bạn cảm thấy yêu thích nhất trên các trang tin viec lam tai binh dinh hay một số trang việc làm khác hiện nay.

Bởi vậy “trăm trận trăm thắng” chưa hẳn là khó, miễn phí bạn biết mình đang ở đây và điểm dừng là chỗ nào. Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn đàm phán lương cho việc làm nhân viên kinh doanh thành công. Nếu bạn còn gì thắc mắc thì có thể truy cập vào webite: timviec24h.vn để được cung cấp thêm thông tin!

Đăng ngày 14/10/2022, 233 lượt xem