Bí quyết viết CV

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông hiệu quả

1. Những công việc trong ngành truyền thông

Ngành truyền thông là một ngành có đặc thù công việc tương đối cao, thường xuyên tiếp xúc và làm việc với khách hàng. Bước đầu tiên trong việc viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông đó là bạn cần chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Ngành nghề đó vừa cần phải phù hợp với chuyên ngành học cũng như sở thích của bạn để có thể giúp bạn tiến xa trong tương lai. Dưới đây là một số ngành nghề cho bạn tham khảo khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông:

Những công việc trong ngành truyền thông
Những công việc trong ngành truyền thông

- Công việc truyền thông nội bộ: Đây là công việc liên quan nhiều hơn đến việc truyền thông trong công ty. Công việc này bao gồm lên ý tưởng, kế hoạch hoạt động nội bộ cũng như tổ chức các phong trào hoạt động xây dựng văn hóa công ty.

- Công việc phát triển quan hệ công chúng: Công việc này sẽ giúp bạn kết nối công ty đến với khách hàng, tạo hình ảnh, thương hiệu của công ty trong mắt khách hàng. Vai trò chính của nhân viên phát triển quan hệ công chúng bao gồm: tổ chức các sự kiện, chương trình PR; soạn thông cáo, phát biểu, bài viết và sắp xếp phỏng vấn, ghi hình cho các sự kiện; Tổ chức các chương trình tài trợ để tăng nhận thức thương hiệu của công chúng.

- Công việc PR media: Vai trò của công việc này chính là kết nối với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện như truyền hình, báo chí hay mạng xã hội. Công việc của nhân viên PR media bao gồm: Viết và biên tập các nội dung liên quan đến thương hiệu, sản phẩm; Thiết lập, duy trì mối quan hệ của công ty với các cơ quan truyền thông; Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động PR trên nền tảng truyền thông đa phương tiện.

Công việc PR media
Công việc PR media

- Công việc tổ chức sự kiện: Đây là công việc phụ trách chính những sự kiện của công ty, đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ và mục tiêu đã đề ra. Công việc tổ chức sự kiện bao gồm: Khảo sát mặt bằng, quản lý nhân sự trong sự kiện như MC, vũ công, nghệ sĩ biểu diễn, PG; Giám sát, quản lý chất lượng và tiến độ các hạng mục tổ chức sự kiện; Lập phương án xử lý tình huống xảy ra trong sự kiện.

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông

Sau khi đã xác định một nghề nghiệp mà bạn muốn tham gia làm việc trong tương lai, hãy vạch ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn thật chi tiết để đảm bảo kế hoạch làm việc của bạn. Việc trình bày được mục tiêu của bạn sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một ứng viên có mục tiêu là người sẽ nỗ lực để hoàn thành mục tiêu ấy, mục tiêu càng chi tiết thì công việc được thực hiện càng rõ ràng và đúng tiến độ.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông

Bên cạnh việc viết mục tiêu ngắn hạn, bạn cũng có thể viết một mục tiêu dài hạn thể hiện mong muốn phấn đấu của mình trong tương lai. Mục tiêu dài hạn của bạn sẽ là vị trí hay thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai xa hơn tại công ty. Mục tiêu dài hạn sẽ thể hiện nỗ lực và khát khao mà bạn muốn cống hiến cho công ty cũng như cho công việc của mình. 

Thêm vào đó, bạn cũng có thể lựa chọn để nói về một số kinh nghiệm làm việc cũng như điểm mạnh của bản thân để nhà tuyển dụng có thể xác định rõ hơn khả năng của bạn. Đối với hầu hết những sinh viên mới ra trường thì sẽ không có quá nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kể một số công việc trong quá khứ cũng như kinh nghiệm thực tập của bản thân để làm mình nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Và cũng hãy thể hiện những điểm mạnh của mình như tinh thần học hỏi, mong muốn được trải nghiệm, tính cẩn thận, tỉ mỉ, am hiểu về ngành truyền thông,...

3. Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông

Dưới đây là một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông theo từng công việc để bạn có thể dễ dàng hình dung những gì cần có trong phần mục tiêu nghề nghiệp của mình. Những mẫu mục tiêu nghề nghiệp này chỉ mang tính chất tham khảo và bạn nên điều chỉnh hoặc thay đổi nó theo những gì bạn có và khả năng của bạn.

Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông
Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông

3.1. Mục tiêu nghề nghiệp truyền thông nội bộ

- Với mong muốn được cống hiến trong lĩnh vực truyền thông nội bộ của công ty, tôi hy vọng sẽ sớm làm quen với công việc trong thời gian sớm nhất.

- Từ những kiến thức đã học được khi còn trên ghế nhà trường về truyền thông doanh nghiệp, tôi hy vọng sẽ có thể được tham gia vào lĩnh vực truyền thông nội bộ của công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp truyền thông nội bộ
Mục tiêu nghề nghiệp truyền thông nội bộ

- Bằng những kiến thức và kinh nghiệm học được trong quá trình làm việc tại công ty, tôi hy vọng sẽ trở thành một chuyên viên truyền thông nội bộ xuất sắc trong thời gian 5 năm làm việc.

3.2. Công việc quan hệ công chúng:

- Với những kiến thức và kinh nghiệm có được trong 3 tháng thực tập PR, tôi hy vọng sẽ được tham gia vào công ty để được trải nghiệm thêm công việc này.

- Mong muốn được mang đến những hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm thương hiệu rỗng rãi trên thị trường, tôi hy vọng sẽ được cống hiến khả năng của mình cho công ty.

- Tôi mong muốn được làm việc và cống hiến trong lĩnh vực quan hệ công chúng với hy vọng tích lũy thêm kiến thức và thằng tiến trong tương lai.

3.3. Công việc PR media

- Với những kiến thức có được về truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng trong 4 năm đại học, tôi mong muốn có cơ hội để áp dụng những điều đó vào thực tiễn tại công ty.

- Với khát khao được học hỏi và thể hiện bản thân, tôi muốn thử sức mình với công việc PR media để mang lại những sản phẩm truyền thông đa phương tiện xuất sắc nhất.

Công việc PR media
Công việc PR media

3.4. Công việc tổ chức sự kiện

- Mong muốn mang lại những sự kiện tốt nhất và ứng với yêu cầu đã đề ra, tôi hy vọng sẽ được giúp sức cho công ty với công việc tổ chức sự kiện.

- Với ước mơ được tổ chức những sự kiện lớn, những hoạt động tầm cỡ quốc tế, tôi mong muốn được tích lũy thêm những kiến thức và trải nghiệm tại công ty để thực hiện ước mơ của mình.

- Với kinh nghiệm đã từng tổ chức các sự kiện của khoa và trường đại học cùng với những kiến thức đã tích lũy khi còn trên ghế nhà trường, tôi mong muốn được tham gia vào công việc tổ chức sự kiện tại công ty để làm giàu thêm trải nghiệm cho bản thân và tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Trên đây là những hướng dẫn cũng như một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông theo từng ngành nghề dành cho các bạn sinh viên mới ra trường. Chúng tôi mong những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong tương lai. Chúc các bạn tìm được những công việc phù hợp nhất với bản thân mình!

Đăng ngày 14/10/2022, 337 lượt xem