Tin tức tổng hợp

Bị loạn thị là gì? Liệu đây có phải là căn bệnh khó chữa hiện nay?

1. Tìm hiểu việc bị loạn thị

1.1. Khái niệm của việc bị loạn thị

Loạn thị là một dạng tật về mắt có liên quan đến khúc xạ.  Người bị bệnh này sẽ bị khả năng tiếp nhận ánh sáng và hình ảnh sẽ kém hơn so với người có mắt bình thường, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào độ loạn.

Khái niệm của việc bị loạn thị
Khái niệm của việc bị loạn thị

Hầu hết, những người mắc phải bệnh loạn thị thường là do bẩm sinh hoặc di truyền. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp xảy ra đối với người loạn thị xuất phát từ thói quen sinh hoạt và cách chăm sóc mắt của họ không hợp lý. Đối với những người bình thường, hình ảnh hay vật nào đó sẽ được hội tụ một điểm trên võng mạc và nhanh chóng gửi đến não bộ để xử lý thông tin. Còn đối với những người mắc chứng loạn thị, chính vì những sự dị dạng của giác mạc khiến độ cong tự nhiên của mất gây ra tình trạng hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc. Những hình ảnh nhận được về mắt có thể nằm trước hoặc sau võng mạc.

Thông thường những người loạn thị sẽ có cảm giác bị mờ, gây khó khăn trong việc quan sát. Đặc biệt những người loạn thị sẽ có những triệu chứng nhức đầu, mỏi mắt, chảy nước mắt đột ngột.  

1.2. Những người có khả năng bị loạn thị cao

Những người có khả năng bị loạn thị và có nguy cơ mắc bệnh loạn thị là những người có những biểu hiện như sau về cuộc sống sau này:

- Ảnh hưởng di truyền từ người thế hệ trên trong gia đình về tật loạn thị ở mắt, nhất là do cha hoặc mẹ thì việc ảnh hưởng sẽ càng rõ rệt hơn.

- Những người làm việc trong cường độ ánh sáng quá kém hoặc chói

Những người làm việc trong cường độ ánh sáng quá kém
Những người làm việc trong cường độ ánh sáng quá kém 

- Tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử trong khoảng thời gian dài

- Mắt làm việc quá sức, thiếu thời gian nghỉ ngơi cho mắt

- Những người thức khuya, không ngủ đủ giấc

- Chế độ ăn uống thiếu các vitamin bổ sung sức khỏe cho mắt, và các chất Selen và  Kẽm, chất xơ và nguyên tố đa vi lượng 

- Không bảo vệ mắt khi đi trời nắng, thường xuyên bị nắng chiếu vào

- Tiếp xúc thường xuyên với các chất như khói bụi, khói than, bức xạ hay hóa chất

- Không cung cấp đủ nước, khiến mắt bị khô, thiếu độ ẩm dành cho mắt

- Thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác

- Người có những khẩu phần ăn quá cay hay ăn cay thường xuyên

- Tư thế ngồi không đúng hoặc khoảng cách giữa người và bàn làm việc quá gần

- Trường hợp đã từng phẫu thuật mắt hoặc bị sẹo, có những chấn thương ảnh hưởng tới mắt

- Không thường xuyên vệ sinh mắt, bị viêm hoặc bị tắc tuyến lệ

- Đeo kính không chuẩn 

- Thường xuyên viết không đúng chuẩn khi trên xe bus, oto, tàu hỏa, máy bay,...

- Không ăn cá hoặc ít ăn cá

- Những người đã cao tuổi dễ mắc các bệnh loạn thị về mắt

- Lựa chọn sinh hoạt tĩnh,ít vận động

- Mắc các bệnh lý về mắt như giác mạc hình chóp, mắt hột, viêm giác mạc,..

2. Cách chẩn đoán và điều trị tật loạn thị của mắt

Nếu bạn có những triệu chứng sau đây đối với mắt thì bạn nên đến những cơ sở y tế gần nhất mà mình có thể tin tưởng để có thể kiểm tra cũng như đưa ra cách giải quyết về chữa mắt của mình. Các triệu chứng đó là: thấy hình ảnh nhòe đi và méo mó so với bình thường cho dù vật thể đó có nằm ở các vị trí gần hay xa. khó nhìn trong không gian tối, thường bị đau mắt, nhỏ mắt, nheo mắt, thường có những biểu hiện đau đầu khi tập trung nhìn vào thứ gì đó

2.1. Một số bài kiểm tra đo lường mắt 

2.1.1. Kiểm tra thị lực

Việc đầu tiên để có thể kiểm tra thị lực những người khám mắt là yêu cầu đọc các chữ cái trên bảng từ một khoảng cách nhất định. Thị lực đạt 20/20 biểu thị mắt vẫn bình thường. Nếu chỉ số thị lực 20/40 thì người có thị lực bình thường có thể nhìn rõ chữ cái ở khoảng cách 40 feet, trong khi người thực hiện kiểm tra được nhìn rõ trong khoảng cách 6 feet. 

Bảng kiểm tra thị lực
Bảng kiểm tra thị lực

Thị lực không đạt theo kết quả 20/20 biểu thì lời khuyên cho bạn là mắt cần phải sử dụng các loại kính mắt, kính áp tròng tùy theo sự  phù hợp hoặc mắt đang gặp một số bệnh.

2.1.2. Kiểm tra khúc xạ

Người kiểm tra sẽ được hướng dẫn đọc biểu đồ thông qua các thấu kính của máy khúc xạ quang chuyên dụng ở nơi kiểm tra mắt. Chỉ số khúc xạ ở kết quả kiểm tra sẽ giúp xác định người kiểm tra mắc phải tật gì của mắt. Bên cạnh đó, cách kiểm tra này cũng có thể xác định tật loạn thị mắt phải có những ảnh hưởng liên quan đến một số vấn đề khác của mắt như thoái hoá điểm vàng, tắc mạch máu võng mạc,… hay không. 

2.1.3. Kiểm tra độ cong của giác mạc

Người  khám sẽ được kiểm tra độ cong giác mạc bằng máy đo góc hiện đại tiên tiến. Bài kiểm tra này cũng sẽ giúp xác định những tật loạn thị có liên quan đến các bệnh giác mạc hình chóp hay không.

Kiểm tra độ cong của giác mạc
Kiểm tra độ cong của giác mạc

2.1.4. Kiểm tra tập trung của ánh sáng

Người khám sẽ được được chiếu ánh sáng vào mắt để kiểm tra những thay đổi của tia sáng khi đi từ giác mạc đến võng mạc. Bài kiểm tra này giúp xác định tình trạng loạn thị dành cho mắt để đưa ra những phương pháp điều trị và những điều chỉnh thấu kính sao cho phù hợp.

2.2. Cách điều trị tật loạn thị

2.2.1. Đeo kính loạn thị hoặc kính áp tròng

Sử dụng kính là phương pháp phổ thông nhất để hạn chế ảnh hưởng tới mắt của người loạn thị. Thấu kính loạn thị cũng được thiết kế hình cầu để giúp tia sáng hội tụ lại một điểm, và giúp điều chỉnh tầm nhìn xa gần nếu người bị loạn thị có mắc các tật cận thị hoặc viễn thị kèm theo. 

2.2.2. Sử dụng kính Ortho - K (Orthokeratology)

Đây là một loại kính áp tròng có cấu tạo dạng cứng dành cho người bị loạn thị nặng. Với chức năng điều chỉnh và định hình giác mạc trong thời gian chờ phẫu thuật, điều này sẽ ít nhiều giúp ích đến với những người loạn thị giải quyết những vấn đề của mình. Kính Ortho - K chỉ cần đeo vào ban đêm, và không nên bỏ khỏi mắt quá lâu để tránh những trường hợp giác mạc về hình dạng lỗi.

Sử dụng kính Ortho
Sử dụng kính Ortho

2.2.3. Phẫu thuật giác mạc

Phương pháp tiểu phẫu định hình giác mạc chỉ được thực hiện với những người đã trên 18 tuổi, giúp giác mạc của người đó trở về hình dạng bình thường và không cần phải đeo kính. Trong trường hợp người mắc tật loạn thị bị các bệnh như tiểu đường, bị một số bệnh miễn dịch như bệnh viêm khớp dạng thấp, HIV,… , người bị đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp hoặc có tầm nhìn không ổn định trong vòng 1 năm thì không đủ điều kiện để làm phẫu thuật. Người đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc biệt dược và phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng không được thực hiện phẫu thuật giác mạc. 

Phẫu thuật giác mạc
Phẫu thuật giác mạc

3. Phòng ngừa tật loạn thị

Để có thể điều trị dứt điểm hay tránh các tật loạn thị, chúng ta cần phải chú ý đến những phương pháp sau để có thể để có một đôi mắt khỏe mạnh tránh những vấn đề không chỉ riêng bệnh loạn thị mà còn các bệnh khác liên quan tới mắt:

- Tăng cường bệnh bảo vệ mắt, tránh bị những tia sáng bên ngoài, khói bụi bay vào mắt

- Làm việc có điều độ, dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt một cách hợp lý. Khi làm việc cần phải giữ khoảng cách mắt dành của mình so với các màn hình bên ngoài

- Thường xuyên thăm khám để kiểm tra sức khỏe và tình trạng của mắt

- Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, các thực phẩm giàu Lutein, Zeaxanthin, kẽm, axit béo Omega - 3,… sẽ giúp tăng sức đề kháng, củng cố cấu trúc giác mạc và điểm vàng.

- Có chế độ sinh hoạt hợp lý, chăm sóc mắt kỹ lưỡng, không đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong điều kiện thiếu ánh sáng, sử dụng quá lâu. 

- Thực hiện các bài thể dục thường xuyên, giảm thời gian hoạt động tĩnh, rèn luyện sức khoẻ của mắt.

Thực hiện các bài thể dục thường xuyên
Thực hiện các bài thể dục thường xuyên

Như vậy qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ được phần nào về khái niệm và một số phương pháp kiểm tra đo lường cũng như cách điều trị bệnh loạn thị. Bạn hãy bảo vệ mắt của mình thật tốt vì đôi mắt được coi như là cửa sổ tâm hồn của mỗi người để tránh những vấn đề liên quan tới mắt.

Đăng ngày 19/12/2022, 166 lượt xem