Các vấn đề về lương

Tính lương công chức thế nào cho chuẩn? Cùng cập nhật ngay hôm nay nhé

1. Tìm hiểu chi tiết cách tính lương công chức mới nhất

Như đã đề cập đến trong phần lời dẫn, cán bộ, công chức, viên chức hiện đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập hay các cơ quan Nhà nước sẽ được tính lương và trả lương theo đúng các quy định của Nhà nước. Khác với nhân viên làm việc trong các cơ sở ngoài Nhà nước, mức lương và cách tính lương dành cho cán bộ, công chức và viên chức sẽ không thể tự ý thay đổi và không hề dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và sử dụng lao động.

Cách tính lương công chức mới cập nhật
Cách tính lương công chức mới cập nhật

Theo đó, cách tính lương công chức đã được quy định rõ ràng trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP do chính phủ ban hành, trong đó có đưa ra công thức chung đó là mức lương của công chức sẽ được tính bằng cách lấy mức lương cơ sở nhân với hệ số lương.

Thực tế, có rất nhiều cơ quan Nhà nước hiện cũng đang sử dụng các ứng dụng tính lương để có thể tự động tính toán chính xác mức lương hàng tháng cho công chức.

1.1. Cách tính lương áp dụng cho công chức loại C

Công chức loại C là bao gồm những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn chỉ nằm ở bậc sơ cấp. Trong đó, công chức loại C lại được chia thành 3 nhóm nhỏ hơn là C1, C2 và C3. Với mỗi nhóm nhỏ hơn này sẽ có hệ số lương khác nhau nên mức lương nhận được cũng sẽ có sự khác nhau.

Kể từ ngày 01/07/2019 Nhà nước đã ban hành quy định mức lương cơ sở đối với công chức là 1.490.000 đồng/ tháng.

Tính lương công chức theo loại C
Tính lương công chức theo loại C

Mức lương của công chức loại C cũng được tính bằng cách lấy mức lương cơ sở nhân với hệ số lương.

Cụ thể hệ số lương của mỗi nhóm C1, C2 và C3 có sự khác nhau như sau:

- Nhóm C1 (bao gồm thủ quỹ, nhân viên hải quan, nhân viên kiểm ngân, kiểm lâm sơ cấp, bảo vệ, nhân viên tuần tra…)

Nhóm C1 bậc thấp nhất sẽ có hệ số lương là 1,65 và mức hệ số lương này sẽ tăng dần theo cấp bậc tăng dần, cao nhất là bậc 12 với hệ số lương là 3,63.

Như vậy ở bậc 1 thì mức lương dành cho công chức nhóm C1 sẽ là 1,65 x 1.490.000 = 2.458.500 đồng/ tháng.

- Nhóm C2 (bao gồm nhân viên thuế và thủ quỹ)

Nhóm C2 tại bậc 1 có hệ số lương là 1,5 và tăng dần lên đến bậc cao nhất là bậc 12 với hệ số lương là 3,48.

Lương công chức có nhiều cấp bậc
Lương công chức có nhiều cấp bậc

- Nhóm C3 (kế toán viên sơ cấp)

Nhóm này có hệ số lương thấp nhất, với hệ số lương ở bậc 1 là 1,35 và bậc cao nhất chỉ lên đến 3,33 mà thôi.

Có một điều bạn cần biết thêm đó là hệ số lương của công chức thuộc các nhóm loại C đã bao gồm cả trường hợp điều kiện lao động cao hơn mức bình thường. Hệ số lương đối với công chức loại này không chịu ảnh hưởng bởi thời gian làm việc trong ngành tối thiểu.

1.2. Cách tính lương áp dụng cho công chức loại B

Những công chức có trình độ chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng đều được xếp vào công chức loại B.

Nhóm công chức này có trình độ đào tạo chuyên môn cao hơn nhóm công chức loại C và đảm nhiệm những công việc yêu cầu chuyên môn cao hơn, vì vậy cũng sẽ được hưởng hệ số lương cao hơn so với công chức loại C.

Tính lương công chức theo loại B
Tính lương công chức theo loại B

Cụ thể, ở bậc thấp nhất hệ số lương áp dụng đối với công chức loại B là 1,86 và ở bậc cao nhất hệ số lương là 4,06.

1.3. Cách tính lương áp dụng cho công chức loại A

Nhóm công chức loại A đã được gọi là những chuyên viên. Đây là những người được bổ nhiệm vào danh ngạch những chuyên viên cao cấp hoặc các chức vụ tương đương. Nhóm công chức loại A cũng được chia nhỏ ra thành các nhóm nhỏ hơn bao gồm A0, A1, A2, A3.

1.3.1. Cách tính lương nhóm A0

Nhóm A0 (nhóm này bao gồm các công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở mức cao đẳng) sẽ tính như sau:

Công chức loại A0 có hệ số lương ngay từ bậc 1 đã được đánh giá là không hề thấp với hệ số cụ thể là 2,1 và nếu gắn bó với nghề thì mức hệ số lương tăng đến bậc cao nhất sẽ lên tới 4,89, đồng nghĩa với được mức lương nhận được mỗi tháng nếu tính theo công thức chung sẽ là 7.286.100 đồng. Đây là một mức thu nhập khá ổn với công chức loại này, tuy nhiên đòi hỏi bạn phải gắn bó với công việc đủ lâu.

Công chức loại A có cách tính lương riêng
Công chức loại A có cách tính lương riêng

1.3.2. Cách tính lương nhóm A1

Công chức thuộc nhóm này có mức thu nhập cao hơn một chút cho với công chức thuộc nhóm A0. Cụ thể, ở bậc 1 công chức thuộc nhóm A1 được hưởng hệ số lương là 2,34 tương đương với mức lương 3.486.600 đồng/ tháng và ở bậc 12 thì hệ số lương là 4,98 tương đương với mức lương 7.420.200 đồng/ tháng.

1.3.3. Cách tính lương nhóm A2

Công chức thuộc nhóm này được liệt kê vào ngạch chuyên viên chính, có hệ số lương thấp nhất là 4,4 và cao nhất là 6,78 tương đương với mức lương được nhận mỗi tháng thấp nhất và cao nhất lần lượt là 6.556.000 đồng và 10.102.200 đồng. Đây là mức thu nhập rất ổn, chưa kể thêm các khoản phụ cấp hàng tháng nữa.

1.3.4. Cách tính lương nhóm A3

Công chức nhóm A3 chính là những công chức thuộc ngạch chuyên viên cao cấp. Đây là nhóm công chức có trình độ chuyên môn cao nhất và dĩ nhiên là cũng đảm nhiệm những công việc có độ khó cao nhất. Do vậy mức lương hàng tháng của những công chức thuộc nhóm này chính là mơ ước của những công chức thuộc các nhóm khác.

Mức lương hàng tháng của công chức A3 rất cao
Mức lương hàng tháng của công chức A3 rất cao

Với mức hệ số lương thấp nhất đã lên đến 6,2 tương đương với 9.238.000 đồng mỗi tháng và mức hệ số lương bậc 12 lên đến 8,00 tương đương với 11.920.000 đồng mỗi tháng. Nếu tính thêm cả các khoản phụ cấp nữa thì thu nhập của công chức loại A3 mỗi tháng là không hề thấp.

Như vậy có thể thấy, suy nghĩ của rất nhiều người lao động cho rằng làm việc trong môi trường Nhà nước đều có mức lương thấp là không hoàn toàn đúng. Đối với công chức thuộc nhóm D, nhóm C và nhóm B thì mức lương mỗi tháng có thể không thực sự “lý tưởng”, tuy nhiên mức lương dành cho công chức nhóm A đã được đánh giá là khá ổn rồi.

2. Các khoản phụ cấp dành cho cán bộ công viên chức

Hàng tháng, bên cạnh tiền lương thì cán bộ công chức còn được nhận thêm cả tiền phụ cấp. Theo quy định của Nhà nước thì có tổng cộng là 7 loại phụ cấp mà một công chức có thể nhận được mỗi tháng, bao gồm:

- Phụ cấp kiêm nhiệm

- Phụ cấp thâm niên vượt khung

Cán bộ công chức có nhiều phụ cấp
Cán bộ công chức có nhiều phụ cấp

- Phụ cấp khu vực

- Phụ cấp trách nhiệm công việc

- Phụ cấp lưu động

- Phụ cấp theo nghề

- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Cũng theo quy định mới nhất của Nhà nước về việc tính lương công chức, cách tính mức phụ cấp của cán bộ công chức được thực hiện theo công thức sau đây:

- Trường hợp phụ cấp được tính theo mức lương cơ sở

Phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

- Trường hợp phụ cấp được tính theo hệ số % mức lương hiện hưởng cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có

Phụ cấp = (Mức lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có) x Tỷ lệ % Mức lương hiện hưởng

- Trường hợp các khoản phụ cấp khác được quy định bằng số tiền cụ thể thì mỗi tháng công chức sẽ được nhận đúng số tiền phụ cấp đó theo quy định.

- Ngoài ra, công thức tính số tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có:

Mức tiền hệ số chênh lệch bảo lưu = Mức lương cơ sở x Hệ số hoạt động phí

Các công thức tính mức phụ cấp vừa được đề cập đến trên đây được áp dụng cho tất cả các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và cả người lao động thuộc vào nhóm các đối tượng được quy định tại các Khoản 1, 2, ,3, 4, 7 tại Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BNV do Bộ nội vụ ban hành năm 2019.

Trên đây là tổng hợp quy định về hệ số lương và cách tính lương công chức áp dụng cho các công chức thuộc tất cả các ngạch hiện hành. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy định liên quan đến mức lương của công chức cũng như những mức phụ cấp dành cho các đối tượng công chức. Bạn cần nắm rõ những quy định này để đảm bảo được quyền lợi mà bản thân xứng đáng được hưởng nhé!

Đăng ngày 14/10/2022, 257 lượt xem