Bí quyết viết CV

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận chuyển giao nhận

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì và có quan trọng không

Đã khi nào bạn được hỏi về mục tiêu trong công việc của mình chưa? Và khi đó bạn sẽ trả lời như thế nào?

Chắc hẳn khi làm việc ai cũng có mục tiêu nghề nghiệp của riêng mình. Vậy cụ thể mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng
Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng

Có thể coi mục tiêu làm việc như một cái đích mà mỗi người hướng tới trong quá trình làm việc. Đó có thể là những mục tiêu nhỏ hơn trước mắt để phục vụ cho những mục tiêu lâu dài lớn hơn.

Vậy “mục tiêu nghề nghiệp” trong CV là gì?

“Mục tiêu nghề nghiệp” là một đề mục quan trọng trong một chiếc CV, và thường được chia thành 2 phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn là những gì bạn đặt ra khi mới bước chân vào nghề hoặc khi mới bắt đầu  làm việc tại một công ty. Đây là những mục tiêu bạn tự đặt ra và cho bản thân một cái hạn định không quá dài để hoàn thành những mục tiêu ấy. Chẳng hạn bạn có thể đặt ra những mục tiêu cho bản thân trong vòng 3 năm tới sau khi vào công ty.

Mục tiêu dài hạn là cái đích xa hơn nữa mà bạn muốn đạt được trong công việc, và có thể được thực hiện trong hạn định 5 năm hoặc nhiều hơn nữa.

Như vậy, mục tiêu nghề nghiệp có quan trọng không?

Đáp án hiển nhiên là rất quan trọng, trong cả sự nghiệp của bạn cũng như trong chiếc CV và cuộc phỏng vấn của bạn.

- Đầu tiên, mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn xác định được mong muốn của bản thân và bản thân mình hiện tại còn đang thiếu những gì. Có một mục tiêu có nghĩa là bạn đã bắt đầu sắp xếp kế hoạch cho tương lai của mình và điều đó thực sự rất quan trọng đối với bạn, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp là động lực để làm việc
Mục tiêu nghề nghiệp là động lực để làm việc

Việc đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp cũng có nghĩa là bạn có động lực để tiếp tục làm việc và phấn đấu. Bạn sẽ không bị xao nhãng hoặc bị những thứ cám dỗ khác ảnh hưởng. Bạn cũng biết cách tận dụng hết thời gian của mình và sử dụng nó một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, có một mục tiêu để hướng đến cũng rèn luyện cho bạn tinh thần trách nhiệm cả với bản thân lẫn trong công việc.

- Trong một chiếc CV xin việc mục tiêu nghề nghiệp cũng có một vai trò rất quan trọng. Đây vừa là công cụ để bạn thể hiện bản thân, đôi khi cũng là một mấu chốt để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn thay cho những người khác. Trên thực tế, dựa vào mục tiêu công việc nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có phải ứng viên phù hợp với công ty hay không, bạn có gắn bó lâu dài và cống hiến cho công ty được hay không.

2. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận chuyển giao nhận và những lưu ý cần biết

Mục tiêu nghề nghiệp rất cần thiết trong CV xin việc
Mục tiêu nghề nghiệp rất cần thiết trong CV xin việc

Như đã đề cập ở phần trên, trong CV xin việc bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp thành hai phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mỗi phần lại có cách viết riêng và những lưu ý riêng.

2.1. Đối với mục tiêu ngắn hạn

Trước khi đặt bút viết hãy xác định rõ một lần nữa: mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu bạn tự đề ra cho bản thân mình trong khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như trong 6 tháng tới hoặc 1 năm tới.

Một ví dụ cho mục tiêu ngắn hạn như sau:

“Tôi muốn bản thân nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc của công ty trong vòng 3 tháng tới. Cần phải hiểu rõ những quy tắc và thích nghi với môi trường làm việc tôi mới có thể hoàn thành tốt công việc. Tôi cũng đặt mục tiêu cho bản thân phải hoàn thành 100% KPI công ty đề ra.”

Mục tiêu nghề nghiệp cần phát sát với thực tế
Mục tiêu nghề nghiệp cần phát sát với thực tế

Lưu ý là hãy viết một cách ngắn gọn và đủ ý, không nên tham lam viết quá dài và lan man. Bên cạnh đó cũng nên đặt cho mình những mục tiêu thực tế, đừng hướng đến những gì quá xa vời.

Có một tip nhỏ giúp bạn có thể ghi tốt phần mục tiêu ngắn hạn đó là dựa vào nội dung của phần yêu cầu công việc trong tin tuyển dụng. Hãy đặt ra những mục tiêu bám sát theo yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng để cho họ thấy rằng bạn thực sự phù hợp với công việc này.

Ví dụ:

“Sau khi trúng tuyển, tôi tự đặt cho mình mục tiêu trong 2 tháng đầu là làm quen với quy cách làm việc của công ty và đảm bảo hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Sau đó tôi cũng sẽ dành thời gian để học tập và bổ sung thêm những kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình vận chuyển và giao nhận.”

Có một lỗi bạn không bao giờ được mắc phải đó là viết rằng bản thân bạn chưa từng có kinh nghiệm làm việc giao hàng nên biết gì về những  kỹ năng cần thiết cho công việc. Nếu viết như vậy thì 100% nhà tuyển dụng sẽ loại ngay hồ sơ của bạn. Kể cả khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì cũng nên lồng ghép khéo léo vào đó quyết tâm học hỏi và hoàn thành tốt công việc để nhà tuyển dụng thấy được.

Hãy cho thấy quyết tâm hoàn thành tốt công việc của bạn
Hãy cho thấy quyết tâm hoàn thành tốt công việc của bạn

Chẳng hạn như sau:

“Là một sinh viên mới ra trường và bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này, tôi luôn đặt mục tiêu cho bản thân phải nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, nắm rõ những quy định của công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Trong vòng 6 tháng tới tôi muốn phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao, để trở thành một nhân viên xuất sắc.”

2.2. Đối với mục tiêu dài hạn

Nếu như mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu đơn giản và có thể dễ dàng đạt được, thì mục tiêu dài hạn lại là một cái đích cao hơn và xa hơn mà bạn tự đặt ra cho bản thân mình. Thông qua mục tiêu dài hạn nhà tuyển dụng cũng đánh giá được thái độ tận tâm của bạn với công việc, động lực cũng như tiềm năng phát triển của bạn trong tương lai.

Ví dụ:

“Là một người có kinh nghiệm 3 năm làm công việc vận chuyển và giao nhận, tôi tự tin mình có thể hoàn thành ở mức tốt và vượt chỉ tiêu được giao. Trong vòng 5 năm tới tôi hy vọng với sự nỗ lực và cố gắng của mình tôi sẽ có thể được cất nhắc lên vị trí điều hành hoặc trưởng bộ phận và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty.”

Hãy đặt mục tiêu hướng tới một vị trí cao hơn
Hãy đặt mục tiêu hướng tới một vị trí cao hơn

Lưu ý rằng mục tiêu dài hạn của bạn phải tương ứng với mục tiêu ngắn hạn và phù hợp với mục tiêu chung và định hướng phát triển của công ty.

Ví dụ;

Mục tiêu ngắn hạn:

+ Hòa nhập với môi trường làm việc và nắm vững các quy tắc về vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong vòng 2 tháng tới

+ Hoàn thiện kỹ năng xử lý tốt các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc

Khi đó bạn nên ghi mục tiêu dài hạn như sau:

+ Đảm bảo hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao, trở thành một nhân viên xuất sắc

+ Hướng tới những vị trí cao hơn như điều hành hoặc trưởng bộ phận để có thể phát huy hết khả năng của bản thân và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty.

Mục tiêu dài hạn được đề ra trên cơ sở hoàn thành mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn được đề ra trên cơ sở hoàn thành mục tiêu ngắn hạn

Có một cách viết mục tiêu dài hạn gây được ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng đó là hãy đi từ mục tiêu bao quát nhất đến những mục tiêu bước đệm nhỏ hơn. Trước tiên hãy nêu ra mục tiêu bao quát của bạn, lưu ý rằng mục tiêu này phải thực tế và tránh những diễn đạt chung chung. Sau đó hãy đề cập đến những mục tiêu nhỏ hơn để từng bước đạt được mục tiêu lớn ấy, nên thêm vào yếu tố thời gian để mục tiêu của bạn càng mang tính thực tế và chi tiết hơn.

Ví dụ:

“Mục tiêu dài hạn của tôi là trong vòng 5 năm tới có thể được đề đạt lên chức vụ trưởng bộ phận. Để đạt được điều đó tôi sẽ luôn cố gắng giữ vững thành tích là một nhân viên xuất sắc, học hỏi và trau dồi thật nhiều những kiến thức về điều hành và quản lý.”

Trên đây là những chia sẻ về tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp đối với cá nhân người nhân viên vận chuyển và giao nhận cũng như đối với một chiếc CV ứng tuyển công việc này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn và tìm được một công việc phù hợp.

Đăng ngày 14/10/2022, 239 lượt xem